img

Nhổ Răng Hàm (Răng Cấm) Mà Không Trồng Lại Có Sao Không?

Hàm răng đầy đủ của người trưởng thành gồm 28 chiếc răng, không kể răng khôn. Đôi khi vì một lí do nào đó chẳng hạn như chấn thương, té ngã hoặc răng sâu to lâu ngày dẫn đến phải nhổ răng hàm hay còn gọi là răng cấm, răng có chức năng ăn nhai chính.

Nhiều người vẫn nghĩ mất một răng hàm thì không ảnh hưởng gì nhiều đến cung hàm. Tuy nhiên mỗi chiếc răng đều có vai trò và chức năng riêng, liên kết và ảnh hưởng lẫn nhau. Vì vậy thực tế hậu quả mất răng hàm, răng cấm lâu ngày ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe răng miệng và sức khỏe của cơ thể.

Vậy, Nhổ Răng Hàm (Răng Cấm) Mà Không Trồng Lại Có Sao Không?

Nhổ Răng Hàm (Răng Cấm) Mà Không Trồng Lại Có Sao Không?

Các nguyên nhân phải nhổ răng hàm, răng cấm:

Có nhiều lý do khác khiến bạn cần phải nhổ răng hàm – răng cấm – ngay cả khi còn trẻ:

Sâu răng quá nặng không được điều trị, chỉ còn lại gốc răng yếu ớt không thể phục hồi được.

-Nhiễm trùng răng có nguy cơ phá hỏng xương hàm

-Răng bị viêm nha chu, lung lay khiến việc ăn nhai trở năng khó khắn.

Nhổ răng được thực hiện với sự trợ giúp của thủ thuật gây tê tại chỗ và không gây đau đớn.

Nhổ Răng Hàm (Răng Cấm) Mà Không Trồng Lại Có Sao Không?

Mất răng lâu ngày làm xô lệch những răng xung quanh

Ngoại trừ răng số 8. Bất kì răng nào trong khung hàm khi bị mất đều dẫn đến sự xê dịch của những răng khác. Răng của chúng ta đứng sát nhau, các dây chằng cũng liên kết với nhau, vì thế khi một răng bị mất đi mà chưa thay thế được răng bên cạnh sẽ có di chuyển về phía răng bị mất để lấp đầy chỗ trống. Sự xê dịch này khiến những răng xung quanh dần bị nghiêng, thưa ra gây sâu răng, tụt nướu.

Nhổ Răng Hàm (Răng Cấm) Mà Không Trồng Lại Có Sao Không?

Sai lệch khớp cắn

Khi răng bị mất những răng xung quanh di chuyển làm răng bị thưa, răng hàm đối di chuyển theo. Khi này khớp cắn chuẩn đã bị thay đổi. Nếu để lâu sẽ có thể gây đau do khớp cắn bị tổn thương

Sâu răng, tụt nướu: các răng còn lại di chuyển dẫn đến tình trạng thưa răng, các kẽ răng to hơn gây nhồi nhét thức ăn, khó làm sạch lâu ngày dẫn đến sâu kẽ răng, viêm  tủy nếu không theo dõi và điều trị kịp thời. Tụt nướu khiến cổ răng bị lộ ra ngoài, gây ê buốt khó chịu cho bệnh nhân

Ăn nhai khó khăn: khi mất răng thường bệnh nhân khó ăn nhai, thường sẽ chỉ ăn ở một vùng răng lành còn lại dẫn đến quá tải lực nhai 1 bên hàm. Chính vì thế gây sự chênh lệch về sức nhai. Bên quá tải lực nhai lâu ngày sẽ bị ảnh hưởng và hư hỏng, giảm tuổi thọ răng thật.

Nhổ Răng Hàm (Răng Cấm) Mà Không Trồng Lại Có Sao Không?

Lung lay răng, mất thêm răng: răng bên cạnh di chuyển nhiều khiến tụt nướu, những dây chằng nha chu không còn giữ cho răng cứng chắc được nữa. Khi đó răng lung lay tùy cấp độ nhẹ hay nặng. Lung lay nhiều sẽ không giữ được răng.

Tiêu xương: khi răng không còn,  lớp xương bám xung quanh răng cũ dần dần sẽ thoái hóa và tiêu đi. Về thẩm mĩ có thể gây mặt bị lép vị trí đó. Về lâu dài khi muốn trồng lại răng mới sẽ khó khăn hơn

Sức khỏe bị giảm sút: răng là bộ máy nhai nghiền thức ăn, khi răng không đầy đủ, việc ăn nhai bị ảnh hưởng, bạn không nhai kĩ thức ăn đẫn đến dạ dày chịu áp lực làm việc nhiều hơn, lượng dinh dưỡng nạp vào không đầy đủ khiến sức khỏe cơ thể sụt giảm

Lệch mặt: Bên nhai nhiều dễ bị ảnh hưởng đến cơ mặt, cơ hàm. Bên nhai ít dễ bị đóng vôi răng, sâu răng. Nếu tình trạng nhai một bên kéo dài, bệnh nhân có thể bị lệch cơ mặt. Ảnh hưởng đến thẩm mĩ khuôn mặt.

Nhổ Răng Hàm (Răng Cấm) Mà Không Trồng Lại Có Sao Không?

Vậy, cần phải làm gì sau khi nhổ răng hàm – răng cấm?

Dù nguyên nhân là gì thì việc trồng lại những chiếc răng đã mất là vô cùng cần thiết và cấp bách.

-Phương pháp trồng răng sứ hiện nay đang rất phổ biến, giúp phục hình răng đã mất trong khoẳng thời gian ngắn và chi phí hợp lí. Trồng răng sứ có rất nhiều loại với những mức giá từ bình dân đến cao cấp, phù hợp với điều kiện của mỗi người. Thời gian hoàn thành không quá lâu, chỉ với 2-3 lần hẹn trong tuần là bạn đã hoàn thành xong việc trồng răng.

Xem Video quy trình làm cầu răng sứ trồng lại răng mất.

-Ngoài ra, cấy ghép Implant cũng là giải pháp tối ưu cho việc trồng lại răng đã mất. Đây là một kĩ thuật hiện đại nhất hiện nay, không ảnh hưởng những răng xung quanh, ăn nhai hoàn toàn như răng thật

Bạn nên sắp xếp đến nha khoa để bác sĩ  kiểm tra và đưa ra những hướng giải quyết phù hợp với từng tình trạng mỗi bệnh nhân. Tránh để quá lâu, khi răng bị xô lệch nhiều, việc điều trị sẽ khó khăn và tốn kém hơn nhiều.

Nhổ Răng Hàm (Răng Cấm) Mà Không Trồng Lại Có Sao Không?

Trồng Răng Bắt Cầu Sứ

Các biện pháp giúp bảo vệ giúp răng hàm có thể tồn tại suốt đời:

Để có sức khỏe răng miệng tốt, tránh bị mất răng hàm,  bạn cần chăm sóc kĩ hàng ngày bằng những việc đơn giản như:

+ đánh răng đúng cách bằng bàn chải lông mềm, súc miệng bằng nước muối ấm.

+ Cạo vôi răng định kì tránh để viêm nha chu nặng khiến răng bị lung lay.

+ Phát hiện và xử lí sâu răng sớm.

+ Khi răng đã bị sâu to ảnh hưởng đến tủy. Nên kiên nhẫn điều trị tủy. Vì giữ lại răng được là tốt nhất. Nhổ răng chỉ là biện pháp cuối cùng khi điều trị không khả quan.

NHA KHOA 3T – địa chỉ trồng răng giả tốt và chính hãng tại TPHCM

(Tận Tâm-Tiên Tiến-Tin Tưởng)

Hotline: 0913121713

Địa chỉ: Số 6 Nguyễn Cửu Đàm P.Tân Sơn Nhì Q.Tân Phú

Thời gian làm việc: Thứ 2 đến thứ 7: 8h00 – 20h00