img

Tìm Hiểu Dịch Vụ Và Bảng Giá Trám Răng Tại Tân Bình

Sản phẩm của Nha Khoa 3T, đã thông được qua quy trình sản xuất và kiểm duyệt nội dung.

Cập nhật y khoa lần cuối: ngày 20/10/2024

Nội dung bài viết được thực hiện bởi Bác sĩ Phan Xuân Sơn – Chuyên khoa Răng Hàm Mặt, ĐH Y Dược TP.HCM, 10 năm kinh nghiệm. Thành viên Hội Răng Hàm Mặt Việt Nam 

Trám răng là điều trị rất phổ biến nhưng theo tôi thấy thì không phải Nha Khoa nào cũng thực hiện tốt. Hãy cùng tôi khám phá về dịch vụ và bảng giá trám răng tại Quận Tân Bình, TP.HCM, dựa trên hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc tại Nha Khoa 3T và sinh sống tại khu vực này.

I. Trám răng là gì?

Trám răng (hay còn gọi là hàn răng) là một phương pháp điều trị nha khoa giúp phục hồi hình dạng, chức năng và thẩm mỹ của răng bị tổn thương do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Khi nào cần trám răng? 

Trám răng thường được chỉ định trong các trường hợp sau: 

Sâu răng: Vấn đề rất phổ biến hiện nay

Mòn men răng: Trám răng giúp bảo vệ và phục hồi men răng bị mòn, giảm ê buốt răng. 

Răng nứt, mẻ: Trám răng giúp khôi phục hình dạng ban đầu và ngăn chặn các tổn thương thêm. 

Răng thưa: Trong một số trường hợp, trám răng thẩm mỹ có thể được sử dụng để làm đầy khoảng trống giữa các răng. 

Trám Răng tại Tân Bình Ở Đâu ?
Trám Răng tại Tân Bình

II. Các Loại Vật Liệu Trám Răng Được Sử Dụng Tại Tân Bình.

Có rất nhiều loại vật liệu trám răng hiện nay mà bạn có thể chọn lựa, tôi sẽ điểm qua một số loại thường dùng tại các Nha Khoa Quận Tân Bình như sau:

1. Amalgam (Trám Bạc): Đây là loại vật liệu đã sử dụng rất lâu trong nghành nha khoa, tuy nhiên, ngày nay ít còn sử dụng. Do đó, nếu bạn muốn trám răng Amalgam, bạn cần phải hỏi trước phòng khám có thực hiện không nhé.

  • Ưu điểm: 
    • Giá rẻ nhất.
    • Bền chắc, chịu được lực nhai lớn.
    • Dễ thao tác, trám nhanh.
  • Nhược điểm:
    • Màu sắc xám bạc, không thẩm mỹ.
    • Có thể dẫn đến nứt vỡ răng sau nhiều năm.
    • Gây ra một số lo ngại về an toàn do chứa thủy ngân.
  • Trường hợp sử dụng phù hợp:
    • Trám răng hàm chịu lực nhai lớn.
    • Trám răng cho trẻ em.
    • Khách hàng có nhu cầu tiết kiệm chi phí.

2. Composite (Trám Nhựa): Ngược lại với Amalgam, đây là loại vật liệu được sử dụng rất phổ biến hiện nay, đến mức nha sĩ sẽ mặc định sử dụng vật liệu này khi trám răng mà không cần hỏi ý kiến của bạn.

  • Ưu điểm:
    • Màu sắc tự nhiên, gần giống như màu răng thật.
    • Khả năng bám dính tốt vào men răng.
    • Có thể trám các lỗ sâu nhỏ.
    • Tạo hình thẩm mỹ tốt hơn.
  • Nhược điểm:
    • Giá thành cao hơn amalgam.
    • Ít bền chắc hơn amalgam, dễ mòn, sứt mẻ.
    • Kỹ thuật trám phức tạp hơn.
  • Trường hợp sử dụng phù hợp:
    • Trám răng cửa, răng nanh, kể cả răng hàm.
    • Trám các lỗ sâu nhỏ.
    • Khách hàng có nhu cầu thẩm mỹ cao.

3. Vật Liệu Trám Sứ (Inlay/Onlay): Đây là loại vật liệu cao cấp. Miếng trám được chế tác bên ngoài, sau đó dán lên răng của bạn nên còn được gọi là trám răng gián tiếp.

  • Ưu điểm:
    • Bền chắc cao, tuổi thọ lâu dài.
    • Tính thẩm mỹ cao, màu sắc tự nhiên.
    • Chống mòn tốt.
    • Ít bị đổi màu theo thời gian.
  • Nhược điểm:
    • Giá thành cao nhất.
    • Cần thực hiện mài răng nhiều hơn.
    • Quy trình trám phức tạp hơn, cần nhiều lần đến nha khoa.
  • Trường hợp sử dụng phù hợp:
    • Trám răng chịu lực nhai lớn.
    • Trám răng bị sứt mẻ, vỡ lớn.
    • Khách hàng có nhu cầu thẩm mỹ cao và mong muốn độ bền lâu dài.

4. Vật Liệu Trám GIC (Glass Ionomer Cement): Nổi tiếng với khả năng chống sâu răng.

  • Ưu điểm:
    • Thích hợp cho trẻ em vì có khả năng giải phóng florua giúp bảo vệ răng.
    • Giá thành rẻ hơn composite.
    • Dễ thao tác, trám nhanh.
  • Nhược điểm:
    • Độ bền thấp hơn composite và amalgam.
    • Dễ bị mòn, đổi màu theo thời gian.
    • Khả năng chịu lực nhai thấp.
  • Trường hợp sử dụng phù hợp:
    • Trám răng cho trẻ em.
    • Trám cổ răng bị mòn.
    • Trám răng tạm thời.

Lưu ý:

  • Lựa chọn loại vật liệu trám răng phù hợp phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: vị trí răng cần trám, mức độ sâu của răng, khả năng tài chính, nhu cầu thẩm mỹ, v.v.
  • Nên tham khảo ý kiến nha sĩ để được tư vấn cụ thể về loại vật liệu trám phù hợp với tình trạng răng miệng của bạn.
Các loại vật liệu trám răng
Các loại vật liệu trám răng hiện nay

III. Quy trình trám răng tại quận Tân Bình như thế nào?

Vì có nhiều loại vật liệu trám răng khác nhau nên mỗi loại sẽ có quy trình thực hiện riêng. Như tôi đã đề cập, sâu răng là một vấn đề rất phổ biến và hiện nay, vật liệu trám thẩm mỹ Composite đang được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới, bao gồm cả tại quận Tân Bình. Do đó, tôi sẽ giải thích quy trình trám răng sâu bằng Composite.

Quy trình trám răng sâu chuẩn mà tôi đã học từ thời sinh viên tại Đại Học Y Dược TP. HCM cách đây 10 năm vẫn đang được áp dụng phổ biến hiện nay như sau:

1. Khám tổng quát tình trạng răng:

Trước khi trám, tôi sẽ đánh giá tình trạng sâu răng, mức độ nghiêm trọng của tổn thương, ảnh hưởng tuỷ răng hay chưa, nướu hoặc các răng xung quanh có vấn đề gì không. Tôi cũng sẽ chụp X-Quang để quan sát kỹ hơn nếu cần.

2. Khoan sạch sâu răng:

Tiếp theo, tôi thường sẽ sử dụng một mũi khoan siêu tốc để loại bỏ sâu răng, phần men răng bị mềm, tổn thương do sâu hoặc không vững chắc để có thể trám răng. Có thể sử dụng những dụng cụ nhỏ để làm sạch nếu lỗ sâu to sát tủy thay vì khoan vào bạn sẽ bị ê.

3. Thăm dò và Kiểm tra:

Sau đó, nha sĩ sẽ kiểm tra xem nền răng sâu răng đã được làm sạch triệt để chưa, chụp phim X-quang kiểm tra tủy răng…trước khi đặt vật liệu trám vào.

4. Chuẩn bị bể mặt:

Bơm một dung dịch màu xanh có vị chua (axit) vào lỗ sâu. Mục đích là tạo nhám bề mặt răng đồng loại bỏ vi khuẩn và các mảnh vụn còn sót lại trong khoang. Bạn chú ý không được nuốt dung dịch màu xanh này vì có tính axit có thể gây hại cho dạ dày của bạn.

5. Bôi keo dán:

Để vật liệu trám răng có thể bám được vào men răng, tôi sẽ cô lập và làm khô răng, bôi một lớp keo lên răng và chiếu đèn Laser làm đông cứng keo dán.

6. Trám răng lấy đầy:

Sau khi keo dán khô, vật liệu trám sẽ được đưa vào răng, tạo hình miếng trám và chiếu ánh sáng để làm đông cứng vật liệu (đối với miếng trám Composite, còn trám GIC hoặc Amalgam thì không cần chiếu đèn, vật liếu trám sẽ tự đông cứng sau ít phút).

7. Mài chỉnh khớp cắn và đánh bóng miếng trám: Có thể bạn sẽ bị cộm, miếng trám kê cao khi cắn xuống. Tôi sẽ mài chỉnh miếng trám và đánh bóng, hoàn tất miếng trám răng sâu.

Quy trình trám răng sâu lỗ to như thế nào?

IV. Những điều cần lưu ý trong quá trình trám răng tại tân bình:

Trước khi trám răng:

  • Chọn nha khoa uy tín: Tham khảo ý kiến bạn bè, người thân hoặc tìm kiếm trên mạng để chọn nha khoa có đội ngũ nha sĩ giàu kinh nghiệm và trang thiết bị hiện đại.
  • Khám răng tổng quát: Nha sĩ sẽ kiểm tra tình trạng răng miệng của bạn để xác định vị trí cần trám và loại vật liệu trám phù hợp.
  • Thông báo cho nha sĩ về tình trạng sức khỏe: Nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, chẳng hạn như dị ứng thuốc hoặc bệnh tim mạch, hãy thông báo cho nha sĩ để họ có thể đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Trong khi trám răng:

  • Bạn không nên quá lo lắng và căng thẳng vì như vậy có thể gây ảnh hưởng cho thao tác của Nha sĩ. Theo kinh nghiệm của tôi, nếu bệnh nhân quá căng thăng thì tôi sẽ dừng điều trị và hẹn lại lần sau, khi bệnh nhân đã sẵn sàng.

  • Trám răng thường không đau nhưng nếu bị đau, hãy thông báo cho Nha sĩ biết để có những điều chỉnh phù hợp, không nên cố gắng chịu đau.
  • Hãy kiểm tra khớp nhai không bị cấm cợm, cao kê khó chịu. Nếu có, hãy thông báo cho Nha sĩ để điều chỉnh. Chỉ khi nhai thoải mái thì miếng trám mới bền lâu và ổn định được.

Sau khi trám răng:

  • Tránh ăn nhai thức ăn cứng hoặc dai trong vòng 24 giờ.
  • Sử dụng bàn chải đánh răng mềm và kem đánh răng có chứa fluoride để vệ sinh răng miệng.
  • Đi khám răng định kỳ để kiểm tra tình trạng răng miệng và đảm bảo miếng trám được bền lâu. Tôi thấy nhiều bệnh nhân bỏ qua bước này, khiến cho miếng trám bị hỏng mà không hề hay biết.

Dưới đây là một số lưu ý cụ thể khác:

  • Chế độ ăn uống: Hạn chế ăn thức ăn và đồ uống có màu sẫm như cà phê, trà, nước ngọt, v.v. vì có thể làm đổi màu miếng trám. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết rằng ăn đường là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất gây sâu răng. Họ khuyến nghị nên giảm lượng đường tiêu thụ xuống dưới 10% tổng lượng calo nạp mỗi ngày. (Nguồn tham khảo: Moynihan P. (2016). Sugars and dental caries: evidence for setting a recommended threshold for intake.
    http://advances.nutrition.org/content/7/1/149.full
  • Vệ sinh răng miệng: Chải răng hai lần mỗi ngày và sử dụng chỉ nha khoa ít nhất một lần mỗi ngày để loại bỏ thức ăn thừa và mảng bám trên răng.
  • Khám răng định kỳ: Đi khám răng định kỳ 6 tháng một lần để nha sĩ kiểm tra tình trạng răng miệng và đảm bảo miếng trám được bền lâu.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào về quá trình điều trị trám răng, hãy hỏi nha sĩ để được tư vấn cụ thể.

Ý kiến chuyên gia

” Để đảm bảo hiệu quả trám răng tốt, bạn nên chọn những cơ sở nha khoa đã được cấp phép hoạt động bởi cơ quan y tế. Lựa chọn nha khoa có đội ngũ bác sĩ có bằng cấp chuyên môn, giàu kinh nghiệm, đặc biệt trong các dịch vụ trám răng. Trước khi tiến hành trám răng, hãy hỏi rõ về chi phí dịch vụ cũng như các khoản phí phát sinh (nếu có). Tuy nhiên, đừng chỉ chọn nha khoa dựa trên giá rẻ. Giá cả thường đi đôi với chất lượng, và việc trám răng không tốt có thể gây ra các vấn đề lâu dài cho sức khỏe răng miệng.”

V. Câu hỏi thường gặp (FAQ) khi trám răng tại quận Tân Bình:

1. Trám răng có đau không?

Quy trình trám răng thường được thực hiện rất nhẹ nhàng, không cần chích thuốc tê tại chỗ nên hầu như không gây đau. Tuy nhiên, bạn có thể cảm thấy hơi ê buốt sau khi trám.

Theo một nghiên cứu năm 2017, có khoảng từ 10 đến 30% người sợ đau khi làm răng. Lo lắng có thể khiến việc điều trị bị trì hoãn và điều này có thể làm cho vấn đề răng miệng trở nên tồi tệ hơn. (nguồn tham khảo: Facco E, et al. (2017). The odyssey of dental anxiety: From prehistory to the present. A narrative review. DOI:
https://dx.doi.org/10.3389%2Ffpsyg.2017.01155
)

2. Trám răng có lấy tuỷ không?

Tôi thấy nhiều người thường hay bị nhầm lẫn 2 loại điều trị này. Trám răng không phải lúc nào cũng cần lấy tuỷ. Việc trám răng có lấy tủy hay không phụ thuộc vào mức độ sâu của răng bị sâu.

Trường hợp không cần lấy tủy:

  • Sâu răng chỉ mới ở lớp men răng hoặc ngà răng nông.
  • Răng không có triệu chứng đau nhức.

Trường hợp cần lấy tủy:

  • Sâu răng đã ăn sâu vào tủy răng.
  • Răng có triệu chứng đau nhức, ê buốt.

3. Có thể trám nhiều răng cùng lúc không?

Có thể trám nhiều răng cùng lúc, nhưng số lượng răng trám trong một lần sẽ phụ thuộc vào một số yếu tố:

  • Mức độ sâu của răng: Nếu răng chỉ bị sâu nhẹ, nha sĩ có thể trám nhiều răng cùng lúc.
  • Tình trạng sức khỏe răng miệng: Nếu bạn có các vấn đề sức khỏe răng miệng khác như bệnh nha chu, nha sĩ có thể chỉ trám một hoặc hai răng mỗi lần để tránh làm tổn thương thêm nướu.
  • Thời gian điều trị: Việc trám nhiều răng cùng lúc sẽ mất nhiều thời gian hơn so với trám từng răng một.
  • Khả năng chịu đựng của bạn: Việc trám nhiều răng cùng lúc có thể gây khó chịu cho một số người. Do đó, nha sĩ sẽ hỏi ý kiến của bạn trước khi quyết định trám nhiều răng cùng lúc.
Thường thì tôi chỉ trám tối đa từ 3-4 răng/1 lần, trám nhiều hơn khiến cho nha sĩ có thể bị mệt mỏi dẫn đến kết quả không được tốt, bệnh nhân cũng cảm thấy mỏi vì há miệng quá lâu.

VI. Một số hình ảnh Bác sĩ phan xuân sơn thực hiện trám răng tại Tân Bình.

VII. Chi phí trám răng tại Tân Bình

Đây là vấn đề tôi thấy nhiều người rất quan tâm. Tuy nhiên, tôi luôn khuyên bệnh nhân hãy quan tâm đến chất lượng điều trị hơn là giá cả. Răng cũng là một bộ phận của cơ thể, không nên đánh đổi khi lựa chọn trám răng giá rẻ.

Giá trám răng có thể thay đổi tùy thuộc vào phòng khám nha khoa và loại vật liệu trám mà bạn lựa chọn. Tại quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh, mức giá trám răng thường dao động từ khoảng sau:

DỊCH VỤ

CHI PHÍ

Trám răng trẻ em:

  • GIC

  • Composite Flow

1 răng:

  • 100.000

  • 200.000

Trám răng người lớn

(Sâu, mẻ, mòn cổ...)

  • Denfil Hàn Quốc

  • 3M ESPE Mỹ

1 răng:


  • 200.000

  • 300.000

Trám răng thưa thẩm mỹ

  • Denfil Hàn Quốc

  • 3M ESPE Mỹ

1 Khe:

  • 500.000

  • 700.000

VIII. Về Chúng Tôi

Chúng tôi tự hào là địa chỉ nha khoa uy tín tại TPHCM, được người dân tại quận Tân Bình và Tân Phú đánh giá tốt và lựa chọn để trám răng thẩm mỹ.

Nha khoa 3T được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, dụng cụ và vật liệu trám răng an toàn, đạt tiêu chuẩn FDA Hoa Kỳ để sử dụng trên bệnh nhân.

Vị trí dễ tìm, thuận tiện đi lại, là địa chỉ Nha Khoa gần với 3 quận Tân Bình, Tân Phú Và Bình Tân.

NHA KHOA 3T là một trong những trung tâm nha khoa thẫm mỹ uy tín, được Toplist đánh giá nằm trong top 10 phòng khám nha khoa uy tín về dịch vụ trám răng thẩm mỹ.

Tọa lạc tại trung tâm TP.HCM, Nha khoa 3T là một trong những địa chỉ sở hữu vị trí địa lý thuận lợi, là trung tâm chăm sóc và thẩm mỹ răng miệng công nghệ cao được nhiều Khách hàng ưu ái lựa chọn.

Nha khoa 3T

Hotline: 0913121713

Email: nhakhoa3t@gmail.com – Zalo/Viber: 0973399163

Địa chỉ: Số 6 Nguyễn Cửu Đàm P.Tân Sơn Nhì Q.Tân Phú

Thời gian làm việc: Thứ 2- thứ 7 , 8-20h, CN nghỉ

Fanpage:

  • https://www.facebook.com/nhakhoa.tanphu.3t
  • https://www.facebook.com/bacsiphanxuanson/

Giấy phép hoạt động

Nha Khoa 3T được Sở Y Tế TP.HCM thẩm định và cấp giấy phép hoạt động số 07688/HCM-GPHĐ. Quý khách sẽ được thực hiện các dịch vụ theo đúng những danh mục kỹ thuật mà Sở Y Tế cho phép. Những danh mục khác sẽ được thực hiện tại bệnh viện.

Giấy Phép Hoạt Động

Phụ trách chuyên môn:

Bác sĩ Phan Xuân Sơn

– Chuyên khoa Răng Hàm Mặt, tốt nghiệp ĐH Y Dược TP.HCM

– Hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nhổ răng khôn.

– Hoàn tất chứng chỉ chỉnh nha niềng răng nâng cạo ĐH Y Dược Huế.

– Hoàn tất chứng chỉ cấy cấp Implant nâng cao Bv. Răng Hàm Mặt Trung Ương TP.HCM.

– Hoàn tất chứng chỉ cấp cứu trong Răng Hàm Mặt do Viện 115 cấp.

Đã giúp thực hiện hơn 1000 ca nhổ răng khôn trong hơn 10 năm hành nghề.