MỤC LỤC
Bài viết được thực hiện bởi Bác sĩ Phan Xuân Sơn, Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. HCM, hơn 10 năm kinh nghiệm, chuyên sâu về tiểu phẫu răng khôn. Phụ trách chuyên môn tại Nha Khoa 3T – Quận Tân Phú.
Tiểu phẫu răng khôn là một thủ thuật nha khoa nhằm loại bỏ những chiếc răng khôn mọc ngầm, mọc lệch hoặc có nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Cùng Nha Khoa 3T tìm hiểu về tiểu phẫu răng khôn thông qua bài viết dưới đây.
I,. Răng Khôn Là Gì?
Định nghĩa răng khôn:
- Răng khôn (còn gọi là răng số 8) là chiếc răng hàm lớn cuối cùng trên mỗi cung hàm. Không phải ai cũng có đầy đủ răng khôn, và chúng thường mọc trong độ tuổi từ 17 đến 25.
- Khi răng khôn mọc lệch, bị kẹt trong xương hàm (răng khôn mọc ngầm), hoặc gây ra các vấn đề như đau, nhiễm trùng, hay làm tổn hại răng kế bên, việc nhổ bỏ răng khôn thường là giải pháp cần thiết.
- Tuy nhiên, nếu răng khôn mọc thẳng, khỏe mạnh, và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng, thì có thể giữ lại.
II. Nguyên nhân cần nhổ răng khôn mọc lệch:
Răng mọc lệch gây tổn thương cho mô mềm và không thể kéo lại đúng chỗ được do thiếu chỗ hay có nguy cơ ảnh hưởng đến răng bên cạnh, gây biến chứng. Cụ thể:
- Răng khôn mọc ngầm: Răng khôn bị xương hàm hoặc nướu bao phủ một phần hoặc toàn bộ. Tình trạng này có thể do xương hàm thiếu không gian hoặc răng mọc ở một góc độ bất thường.
- Biến chứng do răng khôn mọc ngầm:
- Đau nhức dai dẳng hoặc dữ dội
- Nhiễm trùng nướu hoặc vùng xương xung quanh
- Tổn thương đến răng bên cạnh
- Hình thành nang (túi chứa dịch) xung quanh răng khôn
- Ảnh hưởng đến quá trình niềng răng khi có chỉ định
Nếu răng khôn hàm trên mọc lệch ra phía ngoài, không thể mọc được do thiếu chỗ hay có nguy cơ ảnh hưởng đến răng bên cạnh, việc nhổ răng khôn là cần thiết để phòng ngừa các biến chứng kể trên.
Phân biệt nhổ răng khôn thông thường và tiểu phẫu răng khôn:
Nhổ răng khôn thông thường thường được áp dụng cho những trường hợp răng khôn mọc thuận lợi, ít tác động đến mô xung quanh. Bác sĩ sẽ sử dụng dụng cụ nha khoa thông thường để rạch nướu, bẩy và nhổ răng ra khỏi cung hàm. Phương pháp này tương đối đơn giản, nhanh chóng và ít xâm lấn hơn.
Tiểu phẫu răng khôn được áp dụng cho những trường hợp răng khôn mọc ngầm, mọc lệch hoặc có nguy cơ ảnh hưởng đến mô xung quanh. Bác sĩ sẽ sử dụng dụng cụ nha khoa chuyên dụng, có thể bao gồm máy khoan, máy cắt xương để rạch nướu, loại bỏ xương nếu cần thiết và sau đó nhổ răng khôn ra khỏi cung hàm. Phương pháp này phức tạp hơn, tốn thời gian thực hiện lâu hơn và có mức độ xâm lấn cao hơn.
III. Phân Loại Răng Khôn Mọc Lệch
Phân loại mức độ mọc lệch theo Pell-Gregory và Winter
1. Tương quan với cành đứng xương hàm dưới
- Loại I: Răng khôn có đủ không gian để mọc hoàn toàn nếu hướng mọc thích hợp. Loại răng khôn này thường dễ nhổ và ít nguy cơ biến chứng sau phẫu thuật.
- Loại II: Khoảng cách giữa răng cối lớn thứ hai và cành đứng quá nhỏ, không đủ cho răng khôn mọc hoàn toàn. Loại răng khôn này thường khó nhổ hơn và có nguy cơ biến chứng cao hơn, chẳng hạn như tổn thương thần kinh hoặc gãy xương hàm.
- Loại III: Phần lớn hoặc toàn bộ răng khôn nằm bên trong cành đứng. Loại răng khôn này rất khó nhổ và có nguy cơ biến chứng cao nhất, bao gồm tổn thương thần kinh, gãy xương hàm và chảy máu.
2. Độ sâu so với mặt nhai răng cối lớn thứ hai
- A: Điểm cao nhất của răng khôn nằm ngang hoặc cao hơn mặt nhai răng cối lớn thứ hai. Loại răng khôn này dễ tiếp cận và dễ nhổ hơn.
- B: Điểm cao nhất của răng khôn nằm giữa mặt nhai và cổ răng cối lớn thứ hai. Loại răng khôn này thường khó nhổ hơn do thiếu không gian tiếp cận.
- C: Điểm cao nhất của răng khôn nằm thấp hơn cổ răng cối lớn thứ hai. Loại răng khôn này rất khó nhổ và có nguy cơ biến chứng cao hơn, chẳng hạn như tổn thương dây thần kinh hoặc gãy xương hàm.
3. Trục răng khôn so với trục răng cối lớn thứ hai và cung hàm
Có 7 vị thế lệch của trục răng khôn:
- Thẳng: Trục răng khôn song song với trục răng cối lớn thứ hai.
- Lệch gần: Trục răng khôn nghiêng về phía mặt trong của răng cối lớn thứ hai.
- Lệch xa: Trục răng khôn nghiêng về phía mặt ngoài của răng cối lớn thứ hai.
- Lệch ngoài: Trục răng khôn nghiêng ra phía ngoài cung hàm.
- Lệch trong: Trục răng khôn nghiêng vào phía trong cung hàm.
- Nằm ngang: Trục răng khôn nằm ngang.
- Nằm ngược: Trục răng khôn ngược chiều với trục răng cối lớn thứ hai.
Vị trí và hướng mọc của răng khôn có ảnh hưởng quan trọng đến mức độ khó khăn của phẫu thuật nhổ răng và nguy cơ biến chứng. Do đó, việc phân loại răng khôn theo hệ thống Pell-Gregory và Winter là rất quan trọng để lập kế hoạch điều trị phù hợp.
IV. ĐIỀU TRỊ TIỂU THUẬT NHỔ RĂNG KHÔN
1. Mục đích điều trị:
- Nhổ răng khôn bằng phẫu thuật nhằm lấy toàn bộ răng ra khỏi cung hàm, thường được chỉ định trong các trường hợp:
Loại bỏ mô mềm và xương hàm xung quanh răng khôn trong một số trường hợp nhằm tiếp cận răng dễ dàng và tạo điều kiện thuận lợi cho lành thương.
Ngăn ngừa biến chứng do nhiễm trùng, đau dai dẳng, tổn thương các cấu trúc lân cận (răng kế bên, dây thần kinh) khi răng khôn có nguy cơ cao gây ra các vấn đề này.
2. Nguyên tắc điều trị:
- Đánh giá tiền phẫu: Xem xét kỹ lưỡng tiền sử bệnh án, đánh giá các nguy cơ liên quan, và sử dụng chụp X-quang hoặc các kỹ thuật hình ảnh khác để có thông tin chính xác về giải phẫu răng và xương hàm.
- Đảm bảo an toàn cho bệnh nhân trong suốt quá trình phẫu thuật: Điều này bao gồm việc lựa chọn phương pháp gây tê phù hợp (gây tê tại chỗ, an thần, gây mê toàn thân) dựa trên mức độ lo âu của bệnh nhân và ngưỡng chịu đau.
- Hạn chế tổn thương đến mô mềm và xương hàm xung quanh: Sử dụng các kỹ thuật vi phẫu và dụng cụ phẫu thuật chuyên dụng để giảm thiểu xâm lấn.
- Giảm thiểu đau đớn và khó chịu cho bệnh nhân: Sử dụng kỹ thuật gây tê hiệu quả trong phẫu thuật. Cung cấp hướng dẫn chăm sóc sau phẫu thuật rõ ràng, bao gồm kiểm soát vết thương, xử trí chảy máu, sửa đổi chế độ ăn uống và quản lý cơn đau bằng thuốc.
3. Quy trình tiểu phẫu răng khôn cụ thể
3.1. Chuẩn bị trước phẫu thuật:
- Đánh giá sức khỏe tổng thể của bệnh nhân: Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám, khai thác tiền sử bệnh lý, các loại thuốc đang sử dụng để đảm bảo bệnh nhân đủ điều kiện sức khỏe cho phẫu thuật. Đặc biệt lưu ý với các bệnh nhân có bệnh lý toàn thân như tim mạch, tiểu đường, rối loạn đông máu,…
- Xác định chống chỉ định phẫu thuật: Một số trường hợp có thể chống chỉ định phẫu thuật răng khôn như bệnh nhân có các bệnh lý về tim mạch, rối loạn đông máu chưa được kiểm soát, phụ nữ đang mang thai…
- Thực hiện các xét nghiệm cần thiết: Bác sĩ có thể chỉ định một số xét nghiệm như xét nghiệm máu, chụp X-quang,… để đánh giá tình trạng răng khôn và lên kế hoạch điều trị chi tiết.
- Giải thích rõ ràng về quy trình phẫu thuật và hậu phẫu: Bệnh nhân cần được cung cấp thông tin đầy đủ về các bước thực hiện, các biến chứng có thể xảy ra, cách chăm sóc sau phẫu thuật để giảm bớt lo lắng và phối hợp tốt hơn trong quá trình điều trị.
- Nhận đồng ý thông báo từ bệnh nhân: Sau khi đã trao đổi và nhận được sự đồng ý của bệnh nhân, bác sĩ mới tiến hành phẫu thuật.
3.2. Tiến hành tiểu phẫu thuật
Bước 1: Bộc lộ thích hợp vùng răng khôn
- Sử dụng kỹ thuật rạch và lật vạt đặc biệt để mở lộ hoàn toàn răng khôn và xương hàm xung quanh.
Bước 2: Đánh giá sự cần thiết mở xương và lấy đi lượng xương đủ để bộc lộ răng, chia cắt răng và lấy răng sau này.
- Đánh giá tình trạng lệch lạc của răng khôn và lượng xương xung quanh.
- Sử dụng dụng cụ chuyên dụng để loại bỏ lượng xương vừa đủ để tiếp cận và lấy răng dễ dàng.
Bước 3: Chia cắt răng để cho phép nhổ răng ra mà không phải mở xương quá nhiều.
- Cắt răng thành các mảnh nhỏ để giảm thiểu tổn thương đến xương hàm và mô mềm xung quanh.
Bước 4: Dùng nạy thích hợp để lấy răng ra.
- Sử dụng nạy chuyên dụng để lấy từng mảnh răng ra khỏi ổ răng.
Bước 5: Bơm rửa thật sạch vết thương, lấy sạch mảnh vụn và khâu đóng.
- Rửa sạch ổ răng bằng dung dịch sát khuẩn để loại bỏ hoàn toàn mảnh vụn răng và vi khuẩn.
- Khâu đóng vết thương bằng chỉ khâu thẩm mỹ để đảm bảo thẩm mỹ và hạn chế sẹo.
Lưu ý:
- Quy trình phẫu thuật nhổ răng khôn có thể thay đổi tùy thuộc vào vị trí, tình trạng lệch lạc của răng khôn và sức khỏe của bệnh nhân.
3.3. Kiểm soát cơn đau do vết thương bằng thuốc sau tiểu phẩu:
- Kháng sinh: Sử dụng để ngăn ngừa và điều trị nhiễm trùng vi khuẩn liên quan đến tủy răng bị viêm hoặc hoại tử.
- Kháng viêm: Sử dụng để giảm sưng và viêm, mang lại cảm giác thoải mái hơn cho bệnh nhân.
Sử dụng để kiểm soát cơn đau sau phẫu thuật, bao gồm cả các loại thuốc không kê đơn và thuốc kê đơn mạnh hơn tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng.
V. Chăm sóc sau phẫu thuật:
Theo dõi sát sao tình trạng vết thương, kiểm tra các dấu hiệu nhiễm trùng và thông báo nha sĩ khi cần thiết
Hướng dẫn chăm sóc vết thương tại nhà:
Sau khi nhổ răng khôn, bệnh nhân cần lưu ý một số điều sau:
- Chườm đá: Chườm đá lạnh lên má bên nhổ răng trong 20-30 phút mỗi giờ trong 24-48 giờ đầu tiên để giảm sưng tấy.
- Uống thuốc: Uống thuốc giảm đau và kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ.
- Vệ sinh răng miệng: Vệ sinh răng miệng nhẹ nhàng, tránh đánh vào khu vực nhổ răng trong 2-3 ngày đầu tiên.
- Chế độ ăn uống: Ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa và tránh thức ăn cứng, dai, cay nóng hoặc quá lạnh.
- Nghỉ ngơi đầy đủ: Nghỉ ngơi đầy đủ để cơ thể phục hồi.
Tái khám:
- Tái khám sau 1 tuần để kiểm tra sự lành thương ổ răng.
- Cắt chỉ nếu cần.
- Theo dõi tình trạng lành thương của bệnh nhân sau phẫu thuật.
Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn điều trị tiểu phẫu răng khôn.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo thêm một số thông tin hữu ích khác về nhổ răng khôn trực tiếp tại Nha Khoa 3T.
NHA KHOA 3T – Phòng khám tân sơn nhì – nha khoa Tân Phú
(Tận Tâm-Tiên Tiến-Tin Tưởng)
Hotline: 0913121713
Địa chỉ: Số 6 Nguyễn Cửu Đàm P.Tân Sơn Nhì Q.Tân Phú, TPHCM
Thời gian làm việc: Thứ 2 đến thứ 7: 8h00 – 20h00