img

Phủ Sứ Nano Có Tốt Không & Phân Biệt Dán Sứ Veneer Và Phủ Sứ Nano

Ngày nay, trên mạng xã hội xuất hiện một phương pháp làm đẹp cho răng vô cùng ưu việt như siêu đẹp, siêu bền bỉ, siêu an toàn không mài răng thật và…siêu rẻ với tên gọi hết sức bắt tai, đó là “phủ sứ Nano”.

Vậy, phủ sứ Nano có tốt không như lời đồn không? Hay chỉ là một công nghệ lừa dối khách hàng vô cùng nguy hiểm?

Phủ Sứ Nano Có Tốt Không & Phân Biệt Dán Sứ Veneer Và Phủ Sứ Nano
Tìm hiểu thực hư phương pháp phủ sứ nano

Phủ sứ nano bản chất là gì?

Phủ Nano thật chất là công nghệ do các cơ sở làm đẹp tự phát minh ra để đánh vào tâm lý thích làm đẹp nhưng ham rẻ của nhiều khách hàng trẻ tuổi. Nhưng đây thực chất là kỹ thuật trám răng Composite, bị các cở sở thẩm mỹ lợi dụng công năng để đắp lên mặt răng, che đậy các khiếm điểm của răng.

Trám răng rất tốt, dùng để lấy đầy các lỗ răng sâu, phục hồi răng sứt, mẻ…nhưng khi sử dụng để phủ lên toàn bộ mặt răng lại là một câu chuyện khác.

Với đặc tính mềm, nhão, được thiết kế cho nha sĩ dễ sử dụng để tạo hình miếng trám răng trước khi được làm đông cứng, các cơ sở thẩm mỹ không uy tín đã lạm dụng để đắp lên răng, thay đổi hình dáng và màu sắc răng. Với 1 tuýp Composite các cơ sở làm đẹp có thể phủ lên toàn bộ răng thật của khách hàng chỉ trong 3-4 tiếng thay vì làm răng sứ phải tốn 3-5 ngày, trải 1 quy trình bọc răng sứ có sự tham gia của nhiều bộ phận.

Phủ Sứ Nano Có Tốt Không & Phân Biệt Dán Sứ Veneer Và Phủ Sứ Nano
Thực chât của phương pháp phủ sứ nano

Hậu quả khôn lường của việc phủ sứ Nano – một công nghệ lừa dối khách hàng:

Trám răng sâu được các Nha sĩ được đào tạo sau nhiều năm học tập và nghiên cứu mới có thể thực hiện được. Còn phủ sử nano lại được thực hiện bởi các nhân viên làm đẹp không có kiến thức chuyên sâu về nha khoa. Việc tin vào công dụng kì diệu của phủ sứ nano để đắp lên răng thật đã gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng mà bạn nhất định phải biết:

1.Tăng nguy cơ mắc các bệnh răng miệng:

Phủ Composite lên răng dễ dẫn đến tình trạng thức ăn bám dính lên rất khó làm sạch, hình thành mảng bám lên răng, lâu ngày sẽ dẫn đến viêm nướu, viêm nha chu, hôi miệng…và lung lay, rụng răng nếu không được tháo ra kịp thời.

Răng bị tụt nướu nghiêm trọng, hình thành nhiều kẽ đen tam giác do bị tiêu xương kẽ răng không thể phục hồi. Chảy máu răng, mắc thức ăn giữa các kẽ răng là dấu hiện khởi phát nghiêm trọng.

Hôi miệng, viêm lợi, bám màu gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, khiến cho khổ chủ và người xung quanh phải chịu đựng những tổn hại do phủ Nano mạng lại

2.Nguy cơ bị lây nhiễm chéo (nhiễm bệnh từ người này sang người kia):

Tại các cơ sở làm đẹp không uy tín, không chuyên sâu, thường không đáp ứng các tiêu chuẩn vô trùng dụng cụ và vật liệu như tại các nha khoa tiêu chuẩn. Việc sử dụng dụng cụ trong miệng người này mà không được tiệt trùng trước khi dùng qua miệng người khác là mầm mống lây nhiễm các bệnh truyền nhiễm như viêm gan, thậm chí HIV…

3.Khả năng ăn nhai bị giảm sút:

Phủ Nano đắp một lớp lên răng thật làm thay đổi khớp cắn hoàn toàn của răng thật. Việc người thực hiện không có kiến thức chuyên môn sẽ phá hỏng khớp cắn ăn nhai, khiến 2 hàm không còn khớp vào nhau. Sau khi phủ Nano, người dùng sẽ không thể ăn nhai bình thường, cợm khớp cắn, ăn nhai khó khăn, lâu người ảnh hưởng nặng nề đến đường tiêu hóa và sức khỏe toàn thân.

Phủ Sứ Nano Có Tốt Không & Phân Biệt Dán Sứ Veneer Và Phủ Sứ Nano
Hậu quả có thể gặp phải

4.Tổn hại răng thật sau khi tháo bỏ:

Vì bản chất là đắp Composite lên răng nên chắc chắn chất liệu phủ sứ bị ngả màu rõ rệt sau 5-6 tháng.

Bong tróc sau một thời gian hoặc phải tháo bỏ do không chịu nổi những bất tiện do phủ Nano, bề mặt men răng sau khi phủ nano nham nhở, không còn hoàn hảo như trước.

Hại men răng gốc dù đã tháo ra, buộc phải làm sứ thẩm mỹ để phục hồi lại lớp ngoài của men răng khiến khách hàng tốn thêm tiền để sửa chữa lại răng thật.

Phân biệt phủ Nano và dán sứ Veneer:

Đây là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau, đã bị một số cơ sở làm đẹp lợi dụng để lừa dối khách hàng. Vậy nên, đừng nghe theo những lời mời gọi có cánh từ các cơ sở thẩm mỹ không uy tín để tiền mất tật mang, phủ Nano lên răng.

VIÊM LỢI – HÔI MIỆNG – TỤT LỢI – CHẢY MÁU CHÂN RĂNG là hậu quả bạn phải chịu khi chọn sai “người bạn” đồng hành cho nụ cười của mình.

Hãy theo dõi bảng so sánh hai phương pháp dưới đây để hiểu rõ hơn tại sao dán sứ Veneer là giải pháp AN TOÀN – NHANH CHÓNG – HIỆU QUẢ bạn nên lựa chọn thay vì tin vào phủ Nano “thần thánh”

Phủ Sứ Nano Có Tốt Không & Phân Biệt Dán Sứ Veneer Và Phủ Sứ Nano
Phân biệt 2 phương pháp

Phân biệt phủ sứ nano và dán sứ Veneer

PHỦ SỨ NANODÁN SỨ VENEER
1. Nguyên liệu:

-Bản chất là nhựa.

1. Nguyên liệu:

-Bản chất là sứ.

2. Kỹ thuât:

-Phủ sứ nano là kỹ thuật trám răng, đắp mặt răng bằng Composite (nhựa tổng hợp) đã có từ lâu đời trong nha khoa.

-Kỹ thuật thường được nha sĩ sử dụng để trám răng sâu, trám răng thưa, trám răng sứt mẻ nhỏ, trám cổ răng…

-Vật liệu sử dụng phủ sứ nano là Compoiste – vật liệu phổ biến trong trám răng.

2. Kỹ thuật:

-Là kỹ thuật mài 1 lớp mỏng men răng, sau đó phủ lên một miếng dán sứ Veneer siêu mỏng lên trên và dán cứng bằng xi-măng nha khoa.

-Đây là phương pháp thẩm mỹ răng hiện đại và an toàn nhất hiện nay, bảo tồn răng thật tối đa và rất bền bỉ như răng thật.

-Khắc phục hiệu quả các tình trạng sứt – mẻ – vỡ, tối màu răng.

3. Hiệu quả:

-Phủ sứ nano không mang lại hiệu quả thẩm mỹ cao.

-Vật liệu Composite dùng để phủ lên là nhựa nên rất dễ bị xuống màu, độ cứng kém, dễ vỡ. Do đó, trong trám răng chỉ dùng để trám răng hàm, răng cửa với lỗ sâu không quá lớn.

-Phủ sứ nano rất dễ phát sinh các bệnh lý răng miệng như viêm nướu, viêm nha chu, hôi miệng

3. Hiệu quả:

-Cải thiện thẩm mỹ cho răng vô cùng hiệu quả và an toàn.

-Mang lại hình dáng, kích thước, màu sắc hoàn hảo cho răng thật. Mặt dán sứ Veneer không cần mài nhỏ răng như bọc răng sứ. Lớp sứ mỏng chỉ 0.5mm vô cùng thoải mái khi ăn nhai, không cấn cợm.

-Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho sức khỏe răng miệng, không gây viêm nướu, hôi miệng, hại răng….

4. Độ Bền:

-Độ bền của phương pháp phủ nano rất thấp.

-Chỉ có thể sử dụng phủ nano tối đa 1-2 năm kèm thêm những khó chịu mang lại cho khổ chủ.

4. Độ bền:

-Độ bền mặt dán sử Veneer rất cao.

-Có thể sử dụng khoảng từ 15-20 năm và có thể thay mới hoặc dán lại nếu sút.

 

Xem thêm: Mặt Dán Sứ Veneer Giá Rẻ Tại TpHCM & Dán Sứ Veneer Bao Nhiêu Tiền?

Nếu chẳng may tin vào lời đồn của các cơ sở làm đẹp, hãy đến Nha Khoa uy tín để tháo ra ngay, phục hồi lại men răng thật, trước khi phủ nano gây ra các hậu quả trên răng thật.

Phủ Sứ Nano Có Tốt Không & Phân Biệt Dán Sứ Veneer Và Phủ Sứ Nano
(Chi phí tháo Nano là 100.000đ/răng)

Xem Video mặt dán sứ Veneer như thế nào.

NHA KHOA 3T – địa chỉ tháo Nano và phục hồi men răng tại TPHCM

(Tận Tâm-Tiên Tiến-Tin Tưởng)

Hotline: 0913121713

Địa chỉ: Số 6 Nguyễn Cửu Đàm P.Tân Sơn Nhì Q.Tân Phú

Thời gian làm việc: Thứ 2 đến thứ 7: 8h00 – 20h00