img

Trám Răng Có Được Bảo Hiểm Y Tế (BHYT) Chi Trả Không?

Nhiều khách hàng chưa rõ về vấn đề có thể sử dụng bảo hiểm y tế (BHYT) để trám răng không? Điều này vô tình khiến mình bỏ qua quyền lợi đáng được hưởng. Theo quy định hiện hành thì việc điều trị bệnh lý răng miệng đều được bảo hiểm chi trả. Tuy nhiên, nếu điều trị thẩm mỹ thì không được nhận. Cùng Nha Khoa 3T tìm hiểu rõ quy định này nhé! 

Những điều cần biết khi sử dụng bảo hiểm y tế để trám răng
Những điều cần biết khi sử dụng bảo hiểm y tế để trám răng

I. Trám Răng Có Được Bảo Hiểm Y Tế (BHYT) Chi Trả Không?

Câu trả lời là còn tuỳ thuộc vào mục đích trám răng. Nếu bạn bị sâu răng, mẻ răng và cần được trám răng, bạn có thể yên tâm vì hầu hết các trường hợp trám răng đều được các loại bảo hiểm chi trả. Tuy nhiên, cần được Bác sĩ chỉ định điều trị nhằm chữa sâu răng, sứt mẻ răng…không nhằm mục đích thẩm mỹ.

II. Điều Kiện Để Trám Răng Được Bảo Hiểm.

Căn cứ theo điều 21, luật bảo hiểm y tế sửa đổi và bổ sung năm 2014, qui định những trường hợp được hưởng bảo hiểm y tế thì chỉ những dịch vụ “thăm khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng, khám thai định kỳ và sinh con, hoặc chuyến tuyến trong trường hợp cấp cứu hoặc đang điều trị nội trú” mới được y tế chi trả.

Như vậy người bệnh có thể sử dụng bảo hiểm y tế trong thăm khám và điều trị các bệnh lý răng miệng. Cụ thể, bảo hiểm y tế sẽ chi trả trong các trường hợp dưới đây:

  • Điều trị sâu răng, viêm tuỷ răng, gãy răng, viêm nha chu, áp-xe răng.
  • Nhổ răng sâu, răng khôn mọc ngầm, mọc lệch…
  • Các bệnh lý khác như u nang xương hàm, viêm khớp thái dương hàm, gãy xương hàm, u tuyến nước bọt…

1. Trám răng bệnh lý:

Theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế Việt Nam, các trường hợp trám răng vì lý do bệnh lý sẽ được bảo hiểm y tế chi trả bao gồm:

  • Trám răng do sâu răng: Áp dụng cho cả răng vĩnh viễn và răng sữa.
  • Trám răng do sứt mẻ, vỡ: do tai nạn hoặc do bệnh lý (viêm nha chu, mòn men răng…)
  • Trám răng dự phòng: Áp dụng cho trường hợp răng có nguy cơ cao bị sâu răng (răng khểnh, răng mọc chen chúc…).
Rang bi thung lo do sau rang
Trám răng sâu được bảo hiểm y tế chi trả

2. Trám răng thẩm mỹ

Dưới đây là một số trường hợp trám răng không được bảo hiểm y tế chi trả vì mục đích thẩm mỹ:

  • Đắp mặt răng thẩm mỹ: Trám răng để thay đổi màu sắc, hình dạng của răng.
  • Thay miếng trám cũ trước đây: Trám lại răng khi miếng trám bị đổi màu, ố vàng để trông đẹp và thẩm mỹ hơn.
  • Trám thưa: Đóng khoảng răng thưa bằng phương phá trám răng thẩm mỹ.
PHUONG PHAP TRAM RANG THUA
Trám răng thưa sẽ không được bảo hiểm y tế chi trả

III. Các Loại Trám Răng Được Bảo Hiểm Y Tế.

1. Trám Răng Amalgam

Là loại trám răng truyền thống, sử dụng hợp kim gồm bạc, đồng, thiếc và thủy ngân.

Ưu điểm:

    • Giá thành rẻ hơn trám composite.
    • Bền chắc, tuổi thọ cao (khoảng 10 – 15 năm).
    • Chịu được lực nhai tốt.

Nhược điểm:

    • Màu sắc tối, không thẩm mỹ.
    • Có thể gây ra một số tác hại tiềm ẩn do chứa thủy ngân.
    • Không được khuyến khích sử dụng cho trẻ em, phụ nữ mang thai và cho con bú.

2. Trám Răng Composite

Sử dụng vật liệu composite có màu sắc gần giống với màu răng thật.

Ưu điểm:

    • Thẩm mỹ cao, mang lại nụ cười tự nhiên.
    • An toàn cho sức khỏe, không chứa thủy ngân.
    • Có thể liên kết với cấu trúc răng, giúp bảo vệ răng tốt hơn.

Nhược điểm:

    • Giá thành cao hơn trám amalgam.
    • Tuổi thọ ngắn hơn (khoảng 5 – 7 năm).
    • Kỹ thuật trám phức tạp hơn.

Bảo hiểm y tế chi trả cho loại trám răng nào?

  • Việc bảo hiểm chi trả cho loại trám răng nào phụ thuộc vào trang bị của bệnh viện.
  • Hầu hết bảo hiểm y tế sẽ chi trả cho trám răng amalgam vì đây là loại trám răng cơ bản và hiệu quả.
  • Nếu bệnh viện có trang bị thêm vật liệu composite thì BHYT cũng sẽ chi trả, nhưng có thể yêu cầu trả thêm chi phí hoặc giới hạn số lần trám.
Các loại vật liệu trám răng
Trám răng BHYT chỉ sử dụng Amalgam và Composite

IV. Quy Trình Trám Răng Và Thủ Tục Sử Dụng Bảo Hiểm Y Tế

1. Quy trình trám răng

Bước 1: Khám tổng quát và tư vấn

Nha sĩ sẽ kiểm tra sức khỏe răng miệng của bạn, bao gồm:

    • Xem xét mức độ mảng bám, cao răng.
    • Phát hiện các dấu hiệu sâu răng, sứt mẻ, vỡ răng.
    • Đánh giá mức độ nghiêm trọng của tình trạng răng miệng.

Sau khi thăm khám, nha sĩ sẽ tư vấn cho bạn phương pháp trám răng phù hợp với tình trạng răng miệng và khả năng tài chính của bạn, cũng thông báo trường hợp của răng của bạn có được BHYT trả không.

Bước 2: Gây tê (nếu cần): Trám răng không đau nhưng nếu cần, Nha sĩ sẽ sử dụng thuốc tê để bạn không cảm thấy dễ chiu trong quá trình trám răng.

Bước 3: Loại bỏ mô răng sâu:Nha sĩ sẽ sử dụng dụng cụ chuyên dụng để loại bỏ mô răng sâu.

Bước 4: Chuẩn bị và trám răng

  • Nha sĩ sẽ lựa chọn vật liệu trám răng phù hợp với tình trạng răng miệng của bạn.
  • Sau đó, nha sĩ sẽ trám bít lỗ sâu bằng vật liệu đã chọn.

Bước 5: Hoàn thiện: Nha sĩ sẽ kiểm tra và điều chỉnh miếng trám để đảm bảo ăn khớp và thoải mái.

Quy trinh tram rang sau lo to
Quy trình trám răng sâu lỗ to như thế nào?

2. Thủ tục Sử Dụng Bảo Hiểm Y Tế Để Trám Răng.

Trước khi trám răng:

  1. Kiểm tra thẻ bảo hiểm y tế:

    • Đảm bảo thẻ còn hiệu lực.
    • Xác định mức hưởng BHYT của bạn (để biết được tỷ lệ chi trả của BHYT cho dịch vụ trám răng).
  2. Chọn bệnh viện:

    • Lựa chọn bệnh viện theo hợp đồng với BHYT.
    • Nếu trám răng ở bệnh viện trái tuyến, liên hệ trước để kiểm tra xem bạn có thể thực hiện dịch vụ trám răng bằng bảo hiểm y tế hay không.

Tại bệnh viện/phòng khám nha khoa:

  1. Khám tổng quát:

    • Bác sĩ nha khoa sẽ khám tổng quát tình trạng răng miệng của bạn.
    • Xác định xem bạn có cần trám răng hay không và loại vật liệu trám phù hợp.
  2. Xác nhận chi phí:

    • Trao đổi với nha khoa về chi phí trám răng cụ thể, bao gồm cả phần chi trả bởi BHYT và phần bạn phải chi trả.
  3. Thực hiện trám răng:

    • Bác sĩ nha khoa sẽ thực hiện trám răng theo đúng quy trình chuyên môn.
  4. Thanh toán:

    • Nộp thẻ BHYT và thanh toán phần chi phí còn lại (nếu có).

Lưu ý:

  • Quy trình có thể thay đổi tùy theo bệnh viện và quy định của địa phương.
  • Nên mang theo các giấy tờ cần thiết như: CMND/CCCD, thẻ BHYT, sổ khám chữa bệnh.

V. Bảo hiểm y tế chi trả bao nhiêu tiền cho trám răng?.

1. Chi phí trám răng có bảo hiểm y tế:

Đối với BHYT của nhà nước, theo khoản 3 điều 12 luật bảo hiểm y tế năm 2014:

– Nếu đi trám răng đúng tuyến sẽ được bảo hiểm chi trả lên đến 100%. 

– Nếu trám răng trái tuyến hoặc chuyển tuyến, mức chi trả là 40-70%.

Đối với bảo hiểm sức khoẻ tư nhân thì mức chi trả sẽ phụ thuộc vào chính sách của công ty, thường nằm trong khoảng 30-50%, hoặc được giới hạn trong mức cho phép, thông thường là 2.000.000-10.000.000 VNĐ.

2. Chi phí trám răng khi không có bảo hiểm y tế:

 Nếu không có bảo hiểm y tế, chi phí trám răng thông thường nằm trong khung giá dưới đây:

DỊCH VỤ

CHI PHÍ

Trám răng trẻ em:

  • GIC

  • Composite Flow

1 răng:

  • 100.000

  • 200.000

Trám răng người lớn

(Sâu, mẻ, mòn cổ...)

  • Denfil Hàn Quốc

  • 3M ESPE Mỹ

1 răng:


  • 200.000

  • 300.000

Trám răng thưa thẩm mỹ

  • Denfil Hàn Quốc

  • 3M ESPE Mỹ

1 Khe:

  • 500.000

  • 700.000

VI. Trám Răng Tại Nha Khoa 3T:

Nha Khoa 3T là một trong những trung tâm nha khoa thẫm mỹ uy tín, được Toplist đánh giá nằm tromg top 10 phòng khám nha khoa uy tín.

Nha Khoa 3T được sở y tế cấp phép hoạt động số 07688/HCM-GPHĐ

Giấy Phép Hoạt Động

Nha Khoa 3T là địa chỉ trám răng liên kết với nhiều công ty bảo hiểm y tế, xuất hóa đơn đỏ theo yêu cầu bên bảo hiểm khách hàng. Với sự đa dạng về các loại trám răng khác nhau cùng đội ngũ Bác sĩ giỏi, nhiều kinh nghiệm, máy móc hiện đại. Nha Khoa 3T là nha khoa chấp nhận sử dụng BHYT nhà nước và được nhiều dịch vụ bảo hiểm tư nhân lựa chọn liên kết, mang lại nhiều kết quả trám răng hoàn hảo, ăn nhai tốt và thẩm mỹ lâu dài.

  1. Bác sĩ phụ trách chuyên môn Phan Xuân Sơn, trên 10 năm kinh nghiệm trực tiếp điều trị.
  2. Đối với khách hàng có BHYT nhà nước, giảm trực tiếp 20%
  3. Đối với khách hàng có BHYT tư nhân: Hỗ trợ xuất hóa đơn đỏ, phiếu điều trị, phim chụp X-quang răng… làm hồ sơ thanh toán bảo hiểm.

Nha Khoa 3T :

Hotline tư vấn và đặt lịch: 0913121713

Địa chỉ:Số 6 Nguyễn Cửu Đàm P.Tân Sơn Nhì Q.Tân Phú

Thời gian làm việc; Thứ 2- thứ 7, 8 – 20h

Tài liệu tham khảo:

Trang web chính thức của các cơ quan y tế:

Trang web của các bệnh viện uy tín:

Tác giả bài viết: