MỤC LỤC
5 thói quen tật xấu ở trẻ ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng ở trẻ nhỏ
Răng miệng ở trẻ nhỏ có rất nhiều vấn đề cần được quan tâm, những thói quen hàng ngày hoàn toàn có thể ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn sau này. Trẻ nhỏ thường có một số thói quen xấu, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của cung hàm, ba mẹ cần tìm hiểu để phát hiện và can thiệp kịp thời.
Dưới đây nha khoa 3T xin gửi đến quý phụ huynh thông tin về những thói quen tật xấu ở trẻ và tác hại của chúng.
-
Thói quen mút tay, ngậm ti giả, bú bình.
Mút tay hay ngậm ti giả là thói quen tật xấu ở trẻ được hình thành theo thời gian dài, trẻ cảm thấy được trấn an khi thực hiện những hành động mút mát nhẹ và liên tục.
Đối với ti giả, không phủ nhận lợi ích của chúng mang lại cho các phụ huynh khi chăm sóc trẻ nhỏ. Tuy nhiên việc ngậm ti giả khi trẻ đã mọc đủ răng trong thời gian lâu có thể làm trẻ bị hô răng, răng lệch lạc, khớp cắn hở. Vì vậy việc cai ti giả nên thực hiện khi trẻ đã mọc một số răng nhất định. Thông thường trẻ được khoảng 2 tuổi, ba mẹ nên tiến hành tập cai ti giả cho bé. Tránh để lâu bé sẽ khó bỏ được và răng hàm cũng bị ảnh hưởng.
Tương tự như ti giả, tật mút tay cũng có rất nhiều trẻ mắc phải, ban đầu chỉ là hành động vô thức, lặp đi lặp lại nhiều lần tạo thành thói quen khó bỏ.
Ở trẻ nhũ nhi, mút tay được cho phép nếu ba mẹ vệ sinh tay cho bé sạch sẽ, tuy nhiên khi trẻ lớn hơn, đến tuổi mẫu giáo thói quen này cần được loại bỏ sớm, vì khi này trẻ đã lớn, tay không chỉ chứa nhiều vi khuẩn có thể gây hại cho hệ hô hấp, tiêu hóa của trẻ, ngoài ra khi trẻ đã mọc răng đầy đủ, cho tay vào miệng mút với tần suất nhiều sẽ làm vùng răng cửa phía trước bị chìa ra ngoài, xương hàm bị hô, ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ sau này.
Một số trẻ bị sâu răng nặng do hội chứng bú bình, ngậm bình sữa xuyên đêm khi ngủ,
Xem thêm: Quy trình sâu răng trẻ em diễn ra như thế nào?
-
Thói quen tật xấu ở trẻ hay bậm môi.
Bậm môi là tật xấu ở trẻ lớn thường gặp, trong độ tuổi tiểu học hoặc trung học, Mút môi có thể là nguyên nhân tiên phát gây nên lệch lạc khớp cắn hoặc cũng có thể là thứ phát do hàm trên bị chìa, vẩu ra phía trước. Thói quen mút môi có thể gây nên những sai lạc vĩnh viễn ở khớp cắn nếu trẻ duy trì thói quen này với mức độ trung bình nhưng liên tục và kéo dài. Trẻ có thể mút môi trên hoặc mút môi dưới gây ra những triệu chứng lâm sàng khác nhau, tuy nhiên thường gặp là trẻ mút môi dưới.
Trẻ mút môi dưới có môi dưới nằm gọn giữa các răng cửa trên và dưới, in dấu răng cửa hàm trên lên môi dưới, tăng trương lực cơ vùng cằm. Thói quen này khó thay đổi và tạo ra những tổn thương ở môi dưới do dấu răng trên gây nên. Tổn thương nứt nẻ và dễ bị bội nhiễm như chốc lở.
Có thể gặp cắn hở vùng cửa. Răng cửa hàm trên bị chìa ra phía ngòai, răng cửa hàm dưới ngả vào phía lưỡi và mọc chen chúc, độ cắn chìa lớn, làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ khuôn mặt.
Nếu trẻ mút môi trên, hàm dưới sẽ trượt ra phía trước, lâu dần gây nên tình trạng khớp căn ngược
Hành động bậm môi thường diễn ra trong vô thức, có thể khi trẻ đang nghe giảng, xem ti vi hoặc học bài… ba mẹ và người thân nên để ý trẻ để có thể phát hiện và nhắc nhở trẻ. Ngăn chặn kịp thời làm giảm nguy cơ xương hàm bị ảnh hưởng, nếu trẻ đã bị răng chìa, cắn ngược cần được đến nha khoa để thăm khám và có biện pháp can thiệp sớm.
-
Thói quen tật xấu ở trẻ khi cắn móng tay, bút chì, vật lạ.
Cắn móng tay là hành động do các bé tò mò, bắt chước hoặc biểu hiện của việc căng thẳng tâm lí. Cắn móng tay khiến móng dần bị cùn dần, gây tổn thương phần thịt mềm, dễ bị nhiễm khuẩn, nấm móng…
Những thói quen này tuy không ảnh hưởng quá nhiều đến xương hàm, nhưng về lâu dài dùng răng cắn móng tay, cắn các vật lạ sẽ sứt mẻ răng cửa, dùng răng cửa cắn vật cứng nhiều có thể gây viêm tủy, chết tủy, ảnh hưởng đến việc ăn uống của trẻ.
-
Thở bằng miệng là tật xấu ở trẻ.
Thay vì thở bằng mũi, trẻ sẽ há miệng để thở. Nguyên nhân có thể do trẻ đang mắc một số bệnh lí cấp tính như viêm mũi dị ứng, nghẹt mũi, viêm xoang, các bệnh lí mãn tính như hen suyễn… hoặc các bất thường về cấu trúc xoang mũi, khiến việc hít thở bằng mũi gặp khó khăn. Thở bằng miệng sẽ khiến miệng và môi rất khô. Miệng khô nghĩa là nước bọt không thể rửa trôi vi khuẩn. Điều này có thể dẫn đến: hôi miệng, các bệnh nha chu chẳng hạn như viêm nướu và sâu răng, viêm họng và tai.
Ở trẻ em, tật xấu ở trẻ thở bằng miệng có thể dẫn đến những bất thường về thể chất và nhận thức. Trẻ em không được điều trị có thể làm sai lệch khớp cắn, bao gồm cả cắn chìa và răng chen chúc. Tư thế thở há miệng lâu ngày dẫn đến Khuôn mặt dài và hẹp, cười hở lợi, khó khăn trong việc phát âm và ăn uống.
-
Tật xấu ở trẻ hay gặp đẩy lưỡi ra phía trước.
Đẩy lưỡi ra phía trước là hành động đặt lưỡi sai tư thế khi nuốt, khi nói chuyện và cả ở trạng thái nghỉ ngơi. ở trẻ nhỏ thường khó điều chỉnh do các bé chưa có nhận thức nhiều. việc lưỡi không đặt ở vòm miệng mà đẩy ra giữa hai hàm trên và dưới, làm nhóm răng cửa dần bị đẩy ra phía trước, tạo khớp cắn hở, cắn chìa, trẻ có thể bị hô hàm nếu tật đẩy lưỡi này kéo dài mà không được can thiệp.
Nếu trẻ hay đưa lưỡi ra phía trước, ba mẹ cần hướng dẫn cho trẻ đặt lưỡi đúng vị trí, hoặc đưa đến bác sĩ nha khoa để được hướng dẫn cách khắc phục
Kết luận về các tật xấu ở trẻ gây hại cho răng:
Trên đây là 5 thói quen mà trẻ hay mắc phải có thể dẫn đến sự lệch lạc về răng cũng như sự thay đổi về cung hàm của trẻ sau này. Ngoài việc chăm sóc, vệ sinh răng hàng ngày, quý phụ huynh cần để ý đến những hành vi, thói quen của trẻ để có thể phát hiện, nhắc nhỏ và ngăn cản kịp thời, đảm bảo sức khỏe răng miệng, sức khỏe cơ thể cho con.
Đưa trẻ đến nha khoa kiểm tra răng định kì. Khi phát hiện con có các thói xấu, hoặc răng hàm có sự thay đổi cần nhanh chóng đưa trẻ đến các cơ sở nha khoa uy tín để bác sĩ có phương án điều trị phù hợp. khi phát hiện sớm, việc điều trị sẽ dễ hơn, ít tốn kém chi phí và thời gian hơn.