MỤC LỤC
Trật khớp hàm gây co cứng cơ hàm và gặp khó khăn khi há miệng to là triệu chứng ít gặp ở một số người. Tình trạng này mang lại một số khó khăn nhất định đối với sinh hoạt hàng ngày của bênh nhân. Đây là biểu hiện cảnh báo nhiều bệnh liên quan đến khớp hoặc cơ. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ trở thành mãn tính và thường xuyên tái phát, thậm chí ngáp to cũng gây trật khớp hàm.
Những biểu hiện khi bị trật khớp hàm.
- Gặp khó khăn khi há miệng to.
Đây là biểu hiện thường gặp và điển hình nhất. bệnh nhân không thể há miệng to khi ăn nhai, vệ sinh răng, bạn có thể kiểm tra tại nhà bằng cách đưa 3 ngón tay theo chiều dọc giữa hai hàm trên và dưới, nếu không thể đưa lọt 3 ngón tay thì đây có thể là biểu hiện của việc co cứng cơ hàm.
- Đau hàm, mỏi hàm khi nhai.
Cơ hàm không hoạt động bình thường khiến vùng mặt, cổ bị đau khi há miệng, tang lên khi ăn nhai
- Những tiếng kêu lộp cộp khi cử động hàm.
Những trường hợp trật khớp thái dương hàm có thể dẫn đến khi ăn nhai bạn sẽ nghe những tiếng kêu rắc rắc như khi bẻ các khớp ngón tay.
- Sưng vùng mặt, thường nhầm lẫn với các biểu hiện mọc răng khôn.
Nguyên nhân dẫn đến trật khớp hàm.
+ Bệnh lý khớp thái dương hàm.
Khớp thái dương hàm là khớp động duy nhất trong hộp sọ, điều khiển các cơ vùng hàm khi há, ngậm miệng có vai trò rất quan trọng trong các hành động ăn nhai, nói, nuốt. khi một hoặc cả hai khớp nhai bị cứng lại, hoặc bị viêm khớp, rối loạn khớp gây đau nhói ở các vị trí gần tai, hàm và mặt. Khi nhai thức ăn, cảm giác đau sẽ tăng lên. Động tác nhai còn có thể tạo ra tiếng cốp cốp hoặc kêu ken két.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến rối loạn khớp thái dương hàm như bệnh lí viêm khớp do tuổi tác, các chấn thương, nhiễm trùng vùng hàm mặt, há miệng lớn lâu, đột ngột làm trật khớp.
Đau khớp thái dương hàm thường không kéo dài và có thể tự hết.
+ Tật nghiến răng.
Nghiến răng là hành động vô thức trong lúc ngủ, có thể gây ra do stress, di truyền hoặc các vấn đề răng miệng, khớp cắn.
Tật nghiến răng gây căng cứng cơ và đau ở mặt, cổ và hàm trên hoặc hàm dưới. Ngoài ra còn có thể gây ra nhức đầu hay đau tai. Bệnh nhân có thể cảm nhận cơn đau ngay khi vừa thức dậy.
+ Bệnh uốn ván.
Uốn ván là một bệnh gây co cứng cơ nghiêm trọng do vi khuẩn Titani tấn công và xâm nhập vào cơ thể thông qua vết thương hở. bệnh thường khởi phát sau 3 đến 21 ngày tiếp xúc với vi khuẩn, khởi phát bằng việc cứng cơ hàm, khó nhai nuốt, khó thở sau có những cơn co cứng cơ vùng bụng, ngực và các chi
Uốn ván rất nguy hiểm và có tỉ lệ tử vong cao. Hiện đã có vắc-xin và huyết thanh ngừa uốn ván, do đó những trường hợp có nguy cơ mắc cao cần được tiêm huyết thanh để ngừa bệnh
Cần chẩn đoán phân biệt giữa cứng cơ hàm đơn thuần và cứng cơ do uốn ván để có hướng điều trị phù hợp
+ Viêm khớp.
Việc nhai quá nhiều hoặc khớp cắn bị lệch, thường gặp sau khi trám răng, miếng trám còn kênh cao, nếu không được mài chỉnh mà tiếp tục cố gắng ăn nhai trên khớp cắn không chuẩn làm viêm khớp thái dương, khi đó cũng có thể gặp tình trạng cứng cơ và trật khớp hàm.
Một số trường hợp tiểu phẫu răng khôn, do há miệng lớn trong thời gian dài, cộng hem sự tác động vào vùng xương ổ răng cũng gây nên tình trạng cứng khớp tạm thòi làm bệnh nhân không thể há miệng lớn.
Cách chữa trật khớp hàm.
+ Tìm gặp Nha sĩ để nắn chỉnh khớp thái dương hàm về đúng vị trí.
+ Sử dụng thuốc giảm đau răng, kháng viêm, giãn cơ theo đơn của bác sĩ
+ Sử dụng máng chống nghiến để hạn chế việc nghiến răng khi ngủ
+ Tập các bài tập vật lí trị liệu nhằm giãn cơ, tăng cử động vùng hàm mặt giúp việc há miệng dễ dàng hơn
Xem thêm: Video hướng dẫn cách nắn chỉnh khi bị trật khớp hàm.
Các biện pháp phòng ngừa trật khớp hàm.
Bên cạnh các biện pháp điều trị y khoa, một số phương pháp tại nhà có thể giúp giảm hoặc phòng ngừa tình trạng này như
- Massage vùng hàm mặt mỗi ngày, tập các động tác.
+ Di chuyển hàm từ trái sang phải, giữ trong vài giây và sau đó di chuyển từ phải sang trái.
+ Di chuyển hàm thành vòng tròn. Tạo 5 vòng tròn bên trái và 5 vòng tròn bên phải.
+ Mở miệng rộng hết mức có thể, giữ vị trí này để kéo duỗi hàm trong vài giây.
+ Kéo giãn cổ.
- Những người có tiền sử trật khớp thái dương hàm cần chú ý không há miệng to, đột ngột để tránh bị tái phát.
Co cứng cơ vùng hàm mặt tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng tiêu cực đến ngoại hình cá nhân, sức khỏe răng miệng và những sinh hoạt hàng ngày, do đó khi có dấu hiệu bất thường, bệnh nhân cần đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị hợp lí.
Nha khoa 3T – địa chỉ nắn chỉnh trật khớp hàm tại TPHCM.
Hotline: 0913121713
Địa chỉ: Số 6 Nguyễn Cửu Đàm P.Tân Sơn Nhì Q.Tân Phú
Thời gian làm việc: Thứ 2 đến thứ 7: 8h00 – 20h00