img

Răng Mọc Lệch Khi Trẻ Thay Răng Sữa Phải Làm Sao?

Giai đoạn thay răng sữa bắt đầu khi trẻ được 5, 6 tuổi. Cùng với những háo hức chờ đợi chiếc răng vĩnh viễn của con thay thế những răng sữa, cũng kéo theo nhiều vấn đề như răng mọc lệch liên quan tới tới quá trình thay răng sữa của bé.

Răng Mọc Lệch Khi Trẻ Thay Răng Sữa Phải Làm Sao?

Những kiểu răng mọc lệch có thể gặp phải khi thay răng sữa:

Răng vĩnh viễn mọc thưa.

Ở giai đoạn bé chưa thay răng, những răng sữa có thể thưa nhau là điều hoàn toàn bình thường và dễ gặp. Do răng sữa có kích thước nhỏ, tuy nhiên đến độ tuổi thay răng vĩnh viễn, những răng mới mọc lên sẽ to hơn và lấp đầy khoảng trống này. Nếu răng vĩnh viễn của bé bị thưa răng cửa thì có thể do gặp phải những nguyên nhân sau:

+ Răng cửa của bé bị thưa do di truyền từ cha mẹ hoặc các thế hệ trước.

+ Kích thước răng vĩnh viễn quá nhỏ trong khi cung hàm  lớn.

+ Thiếu mầm răng bẩm sinh hoặc răng mọc ngầm gây thiếu răng, dẫn đến thừa khoảng trống trên cung hàm

+ Dính thắng lưỡi làm 2 răng cửa hàm dưới bị thưa, thắng môi trên bám thấp làm thưa hai răng cửa hàm trên.

Khi thay răng, hai răng cửa chính sẽ  thay trước, ba mẹ có thể theo dõi, nếu sau khi răng cửa bên thay và mọc xong, khoảng thưa vẫn còn thì nên đưa bé đi khám để tìm hiểu nguyên nhân và có biện pháp khắc phục.

thưa răng khi trẻ thay răng

Răng vĩnh viễn mọc chen chúc.

Trái ngược với trường hợp 1, một số bé có hàm răng sữa rất đều, khít và đẹp những đến khi thay răng lại bị chen chúc nhau, thiếu chỗ. Nguyên nhân là do răng sữa có kích thước nhỏ, trong khi răng vĩnh viễn to hơn nhiều, nếu xương hàm không phát triển phù hợp với độ tuổi và kích thước của răng vĩnh viễn, tình trạng chen chúc nhau giữa các răng khi răng mới mọc lên sẽ xảy ra do cung hàm thiếu chỗ, răng sẽ thay đổi hướng để mọc lên

Ngoài ra yếu tố di truyền cũng ảnh hưởng lớn đến răng của trẻ, nếu ba mẹ có răng chen chúc, lệch lạc nhiều, thì khả năng răng của bé cũng gặp tình trạng tương tự

Các thói quen xấu như bậm môi, cắn bút cũng làm răng bị ảnh hưởng, có thể dẫn đến hô răng, hàm, hoặc các trường hợp răng mọc lệch vảo trong gây cắn ngược, cắn chéo

Răng vĩnh viễn mọc lệch vào trong.

Tình trạng này là khi răng sữa chưa rụng đi, răng vĩnh viễn đã mọc lẫy vào phía trong. Thường do bố mẹ không phát hiện được thời điểm răng sữa lung lay để loại bỏ. răng vĩnh viễn sẽ thay đổi hướng mọc để trồi lên. Khi phát hiện răng vĩnh  viễn mọc chen lên khi răng sữa chưa thay,  ba mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ đến nha khoa để bác sỹ xử lí.

Khi nhổ răng sữa trong trường hợp này, chỉ cần gây tê  nhẹ và lấy ra. Sau khi  nhổ bỏ răng sữa, cùng với lực đẩy của lưỡi, răng vĩnh viễn có thể dịch chuyển về đúng vị trí trên hàm, hạn chế sự lệch lạc sau này.

răng mọc lệch trong

Những lưu ý khi chăm sóc trẻ trong giai đoạn thay răng sữa.

  1. Ba mẹ không nên tự nhổ răng cho bé.

ở các thế hệ trước, khi cuộc sống chưa có nhiều điều kiện về chăm sóc y khoa, nha khoa như hiện tại. Các bậc ông bà, cha mẹ thường tự nhổ răng bằng những cách như buộc chỉ vào răng, sau đó giật mạnh.. Cách làm như này có thể gây tổn thương cho nướu và tang nguy cơ nhiễm trùng vết thương cho trẻ.

Nhìn chung ba mẹ có thể tự nhổ răng cho bé ở nhà nếu chiếc răng đó đã lung lay nhiều và dễ nhổ. Tuy nhiên các trường hợp răng bi mọc kẹt, mọc lẫy, chân răng sữa còn dài, không lung lay nhiều, ba mẹ cần đưa bé đến nha khoa. Tại nha khoa có thuốc tê và các biện pháp giảm đau, sẽ giúp bé dễ chịu hơn và có tâm lí ổn định sau nhổ răng, đồng thời tránh được các nguy cơ tổn thương phần mềm, nhiễm trùng vết nhổ cho trẻ.

  1. Không nên nhổ răng sữa quá sớm hoặc quá trễ.

Răng sữa có chức năng giữ chỗ và hướng dẫn răng vĩnh viễn mọc đúng hướng. nếu răng sữa mất quá sớm, răng hàm vĩnh viễn tương ứng mọc lên thay thế sẽ thiếu chỗ, dẫn đến mọc khấp khểnh, mọc lệch hoặc mọc kẹt. bên cạnh đó khi mất răng, trẻ ăn nhai kém khiến hấp thu dinh dưỡng bị hạn chế trẻ có thể bị thiếu chất và đau dạ dày do thức ăn không được nhai kĩ..

Khi răng sữa có dấu hiệu lung lay, ba mẹ cần chú ý nhắc nhở bé tích cực lung lay răng để nhổ răng sữa, rất nhiều trường hợp bé có dấu hiệu lung lay răng sữa trong vài ngày, sau đó  bị bỏ quên và răng sữa trở nên cứng lại, răng vĩnh viễn mọc lệch sang hướng khác. Ba mẹ nên chú ý khoảng thời gian này để đưa trẻ đi nhổ răng đúng lúc, tránh để quá lâu ảnh hưởng tới quá trình mọc răng vĩnh viễn mới.

  1. Đưa trẻ đến khám răng định kì.

Răng sữa tuy sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn, tuy nhiên chúng vẫn đóng vai trò rất quan trọng trong những năm đầu đời của trẻ. Ba mẹ cần có sự quan tâm nhiều hơn đến việc chăm sóc và vệ sinh răng miệng cho con.

Xem thêm: Video cạo vôi răng cho trẻ em khi khám răng định kỳ.

Răng Mọc Lệch Khi Trẻ Thay Răng Sữa Phải Làm Sao?

Để cho bé có hàm răng khỏe mạnh và đều đẹp, các bậc cha mẹ nên cho con đi khám răng định kỳ 3-6 tháng 1 lần hoặc khi trẻ có những dấu hiệu thay răng. Thăm khám nhằm phát hiện sớm các tổn thương răng và điều trị kịp thời, trám bít hố rãnh các răng hàm sữa để phòng sâu răng. Nhổ bỏ răng lung lay đúng lúc.

Nếu trẻ gặp phải những bất thường khi thay răng sữa như răng vĩnh viễn bị thưa, chìa, lệch lạc sẽ được bác sĩ phát hiện và tư vấn hướng điều trị sớm như thực hiện tiền chỉnh nha, đeo hàm trainer…

Khí Cụ Chỉnh Hình Răng Trẻ Em

Khi trẻ gặp phải các lệch lạc răng trong quá trình thay răng, bạn nên đưa trẻ đến Nha Khoa để điều trị kịp thời, ngăn chặn răng lệch nặng hơn sẽ ảnh hưởng đến khuông mặt của trẻ trong tương lại.

NHA KHOA 3T – địa chỉ chỉnh hình răng trẻ em tại TPHCM.

(Tận Tâm-Tiên Tiến-Tin Tưởng)

Hotline: 0913121713

Địa chỉ: Số 6 Nguyễn Cửu Đàm P.Tân Sơn Nhì Q.Tân Phú

Thời gian làm việc: Thứ 2 đến thứ 7: 8h00 – 20h00