img

Có Bầu Lấy Tủy Răng Được Không?

Tác Giả:

Bài viết được thực hiện bởi Bác Sĩ Phan Xuân Sơn, tốt nghiệp ĐH Y Dược TP.HCM với hơn 10 năm kinh nghiệm điều trị viêm tuỷ răng tại Nha Khoa 3T.

Xem chi tiết về tác giả.

Bằng Bác sĩ xuân sơn

I. Giới thiệu.

Mang thai là một hành trình tuyệt vời, nhưng cũng đi kèm với nhiều thay đổi trong cơ thể, dễ gặp phải các vấn đề như nôn ói, đầy bụng, trào ngược dạ dày…và cả sức khỏe răng miệng khiến mẹ bầu vô cùng mệt mỏi. Các vấn đề như sâu răng, viêm nướu và thậm chí viêm tủy răng có thể xuất hiện do sự thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ. Điều này khiến nhiều mẹ bầu băn khoăn: “Liệu lấy tủy răng khi mang thai có an toàn?“.

Sức khỏe răng miệng đóng vai trò quan trọng trong suốt thai kỳ, không chỉ ảnh hưởng đến mẹ mà còn có thể tác động đến sự phát triển của thai nhi. Việc chăm sóc răng miệng đúng cách và điều trị kịp thời các vấn đề về răng là điều cần thiết.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về vấn đề lấy tủy răng khi mang thai, những điều cần lưu ý, cũng như các phương pháp chăm sóc răng miệng an toàn và hiệu quả cho mẹ bầu.

Bau Lay Tuy Rang
Mẹ Bầu Lấy Tuỷ Răng Được Không?

II. Điều Trị Lầy Tủy Răng Là Gì & Khi Nào Cần Lấy Tủy Răng.

Nhiều người thường e ngại khi nhắc đến điều trị tủy răng, phần lớn là do lo sợ đau đớn. Tuy nhiên, thực tế quy trình này không đáng sợ như bạn nghĩ. Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về điều trị lấy tủy răng để hiểu rõ hơn về phương pháp này.

Khi nào cần điều trị tủy răng?

Điều trị tủy răng được chỉ định khi tủy răng, phần chứa dây thần kinh và mạch máu bên trong răng, bị viêm hoặc nhiễm trùng nặng. Nguyên nhân thường gặp là do sâu răng ăn sâu vào tủy hoặc răng bị nứt, gãy gây tổn thương tủy. Lúc này, bạn có thể gặp các triệu chứng như:

  • Đau nhức răng dữ dội, kéo dài hoặc đau tăng lên khi ăn nhai.
  • Răng ê buốt khi gặp nóng lạnh.
  • Nướu sưng đỏ, có thể xuất hiện mủ.
  • Răng đổi màu, trở nên sẫm màu hơn.

Quy trình điều trị tủy răng:

  1. Gây tê: Nha sĩ sẽ gây tê vùng răng cần điều trị để đảm bảo bạn không cảm thấy đau trong suốt quá trình.
  2. Mở đường vào tủy răng: Nha sĩ sẽ tạo một lỗ nhỏ trên răng để tiếp cận tủy răng bị tổn thương.
  3. Lấy tủy răng: Tủy răng bị viêm hoặc nhiễm trùng sẽ được loại bỏ hoàn toàn bằng dụng cụ chuyên dụng.
  4. Làm sạch và tạo hình ống tủy: Nha sĩ sẽ làm sạch và tạo hình ống tủy để chuẩn bị cho bước trám bít.
  5. Trám bít ống tủy: Ống tủy được trám bít bằng vật liệu chuyên dụng để ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập trở lại.
  6. Phục hình răng: Trong một số trường hợp, răng sau khi điều trị tủy có thể cần được bọc răng sứ để bảo vệ và phục hồi chức năng ăn nhai.

Điều trị lấy tủy răng có đau không?

Như đã đề cập, quy trình điều trị tủy răng được thực hiện dưới tác dụng của thuốc tê, nên bạn sẽ không cảm thấy đau đớn. Cảm giác khó chịu sau khi hết thuốc tê cũng có thể được kiểm soát bằng thuốc giảm đau thông thường.

Lấy tủy răng giúp bảo tồn răng thật:

Điều trị tủy răng là phương pháp hiệu quả để cứu chữa răng bị tổn thương nặng, giúp bạn tránh phải nhổ bỏ răng. Răng sau khi điều trị tủy vẫn có thể sử dụng bình thường và duy trì chức năng ăn nhai.

Quy trinh dat thuoc diet tuy lay tuy rang
Quy trình đặt thuốc diệt tuỷ & lấy tuỷ răng

III. Vậy, Mẹ Bầu Có Lấy Tủy Răng Được Không?

Vậy, câu hỏi đặt ra là: “Phụ nữ mang thai có thể điều trị tủy răng không?”. Câu trả lời là , nhưng cần phải cân nhắc kỹ lưỡng và ưu tiên sự an toàn cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên, đây là một điều trị “bất đắc dĩ”. Bạn nên chăm sóc răng miệng thật tốt trong thời gian thai kỳ để tránh phải việc lấy tủy này.

1. Cân nhắc về An toàn:

Tia X: Việc chụp X-quang răng là cần thiết để chẩn đoán và điều trị tủy răng. Tuy nhiên, với công nghệ X-quang kỹ thuật số hiện đại và việc sử dụng áo chì bảo vệ, lượng bức xạ tiếp xúc với thai nhi là rất nhỏ và được coi là an toàn. Bác sĩ sẽ đảm bảo sử dụng liều tia X thấp nhất có thể và che chắn kỹ lưỡng vùng bụng và tuyến giáp để giảm thiểu rủi ro.
Thuốc tê: Các loại thuốc tê nha khoa, như lidocaine và articaine, được chứng minh là an toàn cho phụ nữ mang thai khi sử dụng đúng liều lượng và chỉ định của bác sĩ. Bác sĩ sẽ lựa chọn loại thuốc tê phù hợp và liều lượng an toàn cho từng trường hợp cụ thể.

Sử dụng thuốc uống: Mẹ bầu hoàn toàn có thể sử dụng những loại thuốc giảm đau thông thường mà không ảnh hưởng đến em bé. Trường hợp răng viêm nhiễm cần đến thuốc kháng sinh, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc với những loại phù hợp với tình trạng của mỗi bệnh nhân.
Rủi ro và biến chứng: Mặc dù điều trị tủy răng nói chung là an toàn, nhưng vẫn có một số rủi ro tiềm ẩn cần được cân nhắc, bao gồm nhiễm trùng, đau sau điều trị và trong một số trường hợp hiếm gặp, sinh non. Bác sĩ sẽ thảo luận kỹ lưỡng về các rủi ro này và đưa ra biện pháp phòng ngừa phù hợp.

2. Thời điểm lý tưởng để lấy tuỷ răng cho mẹ bầu:

Khi mang thai, mọi phương pháp điều trị đều có thể ảnh hưởng đến thai nhi ở một mức độ nào đó và cơ thể người mẹ có nhiều thay đổi, cơ thể mệt mỏi, sức khỏe yếu hơn. Chính vì thế điều trị tủy cho bệnh nhân đang mang thai cần có nhiều điều cẩn trọng. Ở mỗi giai đoạn mang thai có những phương pháp điều trị khác nhau:

Giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ:

Tam cá nguyệt đầu tiên (tuần 1-13) là giai đoạn nhạy cảm nhất của thai kỳ đối với tất cả các điều trị y khoa, đặc biệt là lấy tuỷ răng, tiềm ẩn một số nguy cơ cho cả mẹ và bé:

Nguy cơ cho thai nhi:

Thai nhi đang trong quá trình hình thành các cơ quan quan trọng. Do đó, việc lấy tuỷ trong trong thời gian này cần là chống chỉ định, nếu không sẽ gây ra một số nguy cơ cho thai nhi như sau:

  • Dị tật bẩm sinh: Mặc dù chưa có nghiên cứu nào khẳng định chắc chắn, nhưng tia X trong nha khoa vẫn có nguy cơ gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi, đặc biệt là trong giai đoạn hình thành các cơ quan (từ tuần 3 đến tuần 8).
  • Sảy thai hoặc sinh non: Một số loại thuốc tê, đặc biệt là thuốc có chứa epinephrine, có thể gây co mạch máu, ảnh hưởng đến việc cung cấp máu cho thai nhi, tăng nguy cơ sảy thai hoặc sinh non.
  • Chậm phát triển: Stress và lo lắng của mẹ bầu trong quá trình làm răng có thể ảnh hưởng đến hormone và sức khỏe thai kỳ, dẫn đến chậm phát triển thai nhi.

Nguy cơ cho mẹ bầu:

Cơ thể người mẹ trong giai đoạn này có nhiều thay đổi để thích nghi với việc thai nhi hình thành và phát triển. Những cơn buồn nôn, đau đầu, tình trạng khó tiêu khiến mẹ nhạy cảm hơn với những tác động từ bên ngoài. Chữa tủy cần há miệng lâu, sử dụng nhiều dụng cụ trong miệng, việc này khiến mẹ bầu dễ ói và khó chịu. Việc lấy tuỷ răng khiến người mẹ dễ gặp phải cái nguy cơ:

  • Nhiễm trùng: Lấy tuỷ răng vào giai đoạn này có thể làm răng có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.
  • Tăng nguy cơ chảy máu: Do sự thay đổi hormone trong thai kỳ, nướu của mẹ bầu thường nhạy cảm và dễ chảy máu hơn. Việc làm răng có thể làm tình trạng này trầm trọng hơn.
  • Phản ứng dị ứng: Mẹ bầu có thể nhạy cảm hơn với một số loại thuốc tê hoặc vật liệu nha khoa, dẫn đến phản ứng dị ứng mặc dù trước đó không bị.

Vì thế, mục đích điều trị giai đoạn này thường chỉ để giúp cho thai phụ hết đau mà không chữa tủy ngay.

Thoi Diem Me Bau Lam Rang
Thời Điểm Mẹ Bầu Làm Răng An Toàn

Giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ: 

Tam cá nguyệt thứ hai (tuần 14-27) được coi là thời điểm an toàn hơn để thực hiện các thủ thuật nha khoa, bao gồm cả lấy tủy răng, so với 3 tháng đầu. Thời gian này, thai nhi đã hình thành và phát triển ổn định trong lòng tử cung của người mẹ, tình trạng ốm nghén cũng đã dần hết. Việc chữa tủy cũng dễ thực hiện hơn, nhưng vẫn tồn tại một số nguy cơ tiềm ẩn cần lưu ý:

Nguy cơ cho mẹ bầu:

  • Tư thế nằm: Nằm ngửa trong thời gian dài có thể gây hội chứng hạ huyết áp tư thế, khiến mẹ bầu chóng mặt, buồn nôn. Nằm nghiêng trái là tư thế an toàn hơn.
  • Stress và lo lắng: Sự lo lắng và căng thẳng trong quá trình điều trị có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.
  • Nhiễm trùng: Mặc dù nguy cơ nhiễm trùng thấp, nhưng vẫn có khả năng xảy ra nếu dụng cụ nha khoa không được khử trùng đúng cách.

Nguy cơ cho thai nhi:

  • Tia X: Mặc dù liều lượng tia X trong nha khoa rất thấp và các cơ quan của thai nhi đã hình thành, nhưng vẫn có nguy cơ gây hại cho thai nhi. Cần hạn chế chụp X-quang và sử dụng áo chì bảo vệ vùng bụng.
  • Thuốc: Một số loại thuốc sử dụng trong nha khoa, chẳng hạn như kháng sinh tetracycline, có thể gây hại cho thai nhi. Nha sĩ cần lựa chọn thuốc an toàn cho bà bầu.
  • Nhiễm trùng: Nhiễm trùng nặng ở mẹ bầu có thể ảnh hưởng đến thai nhi, gây sinh non hoặc các vấn đề sức khỏe khác.

Cách giảm thiểu nguy cơ khi lấy tuỷ răng:

  • Thông báo cho nha sĩ về tình trạng mang thai: Để nha sĩ lựa chọn phương pháp điều trị và thuốc phù hợp, đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.
  • Lựa chọn nha sĩ có kinh nghiệm: Nha sĩ có kinh nghiệm điều trị cho bà bầu sẽ biết cách giảm thiểu nguy cơ và xử lý các tình huống phát sinh. Đồng thời nên tham khảo thêm ý kiến của Bác sĩ Nhi.
  • Hạn chế sử dụng tia X: Chỉ chụp X-quang khi thật sự cần thiết và với liều lượng thấp nhất có thể, kết hợp áo chì bảo vệ vùng bụng.
  • Lựa chọn thuốc tê an toàn: Tránh các loại thuốc tê có chứa epinephrine.
  • Chú ý tư thế nằm: Nằm nghiêng trái để tránh chèn ép tĩnh mạch chủ dưới, đảm bảo lưu thông máu tốt. (Nguồn nghiên cứu: https://www.scielo.br/j/rgo/a/Xh8XLrKqCBRpTTBHNcQ5bhC/)

Tóm lại, mặc dù có một số nguy cơ tiềm ẩn, nhưng nếu buộc phải lấy tuỷ răng trong 3 tháng giữa thai kỳ vẫn tương đối an toàn khi được thực hiện bởi nha sĩ có kinh nghiệm và tuân thủ các biện pháp phòng ngừa cần thiết. 

Xem video lấy tủy răng cho phụ nữ mang thai 3 tháng giữa.

Tu the nam
Nằm nghiêng trái để tránh chèn ép tĩnh mạch chủ dưới

Giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ:

Cơ thể mẹ bầu đã trở nên nặng nề, đi đứng hay ngồi lâu cũng gây mỏi mệt. Đồng thời mẹ bầu còn đối diện với những nguy cơ trước sinh như tiền sản giật, sinh sớm.. bụng lớn khiến mẹ nằm khó khăn hơn trong lúc điều trị. Nếu mẹ bầu bị đau nhức răng trong giai đoạn này, bác sĩ thường sẽ có những biện pháp điều trị tạm thời, đợi sau khi sinh mới lấy tủy răng tiếp.

Ở bất kì giai đoạn nào, việc điều trị hay trì hoãn phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vấn đề. Nếu tủy răng viêm, áp xe nhiễm trùng nặng cần được điều trị sớm để tránh tình trạng nặng hơn, gây ảnh hưởng đến ăn uống, sinh hoạt của người mẹ. Ngược lại, tình trạng răng không quá nghiêm trọng, bác sĩ có thể đặt thuốc để trì hoãn việc lấy tủy đến thời điểm thích hợp hơn.

IV. Các lựa chọn giảm đau thay thế khi mẹ bầu chưa thể lấy tuỷ răng:

Dưới đây là một số phương pháp giảm đau răng an toàn cho mẹ bầu khi chưa thể lấy tuỷ răng:

  • Chườm lạnh: Chườm túi đá hoặc khăn lạnh lên vùng má bên ngoài răng đau trong khoảng 15-20 phút, lặp lại nhiều lần trong ngày. Giúp giảm sưng và tê liệt tạm thời cơn đau.
  • Nước muối ấm: Súc miệng bằng nước muối ấm pha loãng vài lần trong ngày. Giúp sát khuẩn, giảm viêm và giảm đau nhẹ.
  • Tinh dầu đinh hương: Nhỏ vài giọt tinh dầu đinh hương lên bông gòn và đặt vào chỗ răng đau. Tinh dầu đinh hương có tính sát khuẩn và giảm đau tự nhiên.
  • Tỏi: Giã nát một tép tỏi và đắp lên chỗ răng đau. Tỏi có tính kháng khuẩn và giảm đau.
  • Nghệ: Trộn bột nghệ với nước ấm thành hỗn hợp sệt và đắp lên chỗ răng đau. Nghệ có tính kháng viêm và giảm đau.

Thuốc giảm đau an toàn cho bà bầu:

  • Paracetamol (acetaminophen): Là lựa chọn an toàn nhất cho bà bầu trong 3 tháng đầu. Tuy nhiên, cần tuân thủ liều lượng theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc dược sĩ.

(Nghiên cứu của NIH-Viện Y Tế Quốc Gia Hoa Kỳ về sử dụng thuốc trong thai kỳ không tìm thấy mối liên quan đáng kể giữa paracetamol và nguy cơ sinh non, nhẹ cân hoặc nhỏ so với tuổi thai. Nguồn nghiên cứu: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC9015137/)

  • Ibuprofen: Có thể sử dụng trong thời gian ngắn và với liều lượng thấp theo chỉ định của bác sĩ.

Lưu ý:

  • Không tự ý sử dụng thuốc giảm đau: Luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, kể cả thuốc không kê đơn.
  • Tránh các loại thuốc giảm đau có chứa aspirin, ibuprofen (liều cao) hoặc codeine. Những loại thuốc này có thể gây nguy hiểm cho thai nhi.
  • Kết hợp các phương pháp giảm đau tại nhà: Để tăng hiệu quả giảm đau và hạn chế sử dụng thuốc.
  • Thăm khám nha sĩ: Nếu cơn đau kéo dài hoặc nghiêm trọng, cần đến nha sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Ngoài ra, mẹ bầu cần chú ý đến chế độ ăn uống và sinh hoạt:

  • Tránh các loại thức ăn quá nóng, quá lạnh, cứng hoặc ngọt: Những loại thức ăn này có thể kích thích cơn đau răng.
  • Uống nhiều nước: Giúp làm sạch khoang miệng và giảm viêm.
  • Nghỉ ngơi đầy đủ: Giúp cơ thể phục hồi và giảm stress, từ đó giảm đau răng.

V. Biện pháp phòng ngừa và mẹo vệ sinh răng miệng cho mẹ bầu:

Khi có kế hoạch mang thai, bạn nên kiểm tra sức khỏe tổng quát nói chung cũng như kiểm tra sức khỏe răng miệng nói riêng. Thai nghén là quá trình dài, hãy chuẩn bị thật tốt để hạn chế tối đa những yếu tố có thể gây bất lợi đến bạn.

+ Kiểm tra răng định kì: đây là hoạt động đơn giản có thể giúp bạn kiểm tra tổng quát tình trạng răng miệng

+ Cạo vôi răng: thông thường mỗi 6 tháng bạn nên cạo vôi 1 lần. Khi mang thai việc ăn uống thường chia làm nhiều bữa nhỏ, dễ gây mảng bám tích tụ trên răng hơn. Bạn có thể cân nhắc việc tới nha khoa sớm hơn để kiểm tra và làm sạch răng, tránh để tình trạng viêm nướu, viêm nha chu.

+ Phát hiện và trám răng sâu sớm: khi phát hiện có răng sâu, bạn nên điều trị sớm. Tránh để sâu lâu ngày dẫn đến viêm tủy cấp. Điều trị sẽ khó khăn hơn.

+ Kiểm tra tình trạng răng khôn: nếu răng khôn đang mọc, nên xử lí sớm vì răng khôn mọc lệch, mọc ngầm gây nhiều biến chứng ảnh hưởng đến ăn nhai & sinh hoạt của mẹ bầu. Việc điều trị cũng rất khó khăn.

Có Bầu Lấy Tủy Răng Đươc Không & Mang Thai Cần Lưu Ý Gì Khi Làm Răng

+ Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ: thai nhi cần nguồn dinh dưỡng từ mẹ để phát triển, canxi, sắt, vitamin  là những chất thường hay thiếu hụt trong quá trình thai nghén. Mẹ  nên bổ sung đầy đủ những vi chất này đặc biệt là Canxi vì khi thiếu, em bé sẽ lấy trực tiếp từ trong xương của người mẹ, dẫn đến tình trạng đau lưng, men răng bị yếu, dễ bị sâu, mẻ. Bổ sung vitamin C giúp các mạch máu khỏe mạnh, giảm tình trạng chảy máu chân răng khi mang thai.

+ Vệ sinh răng thường xuyên: chải răng bằng bàn chải lông mềm, kết hợp với súc miệng bằng nước muối, giúp nướu răng săn chắc, giảm viêm nướu.

Trên đây là những giải đáp nhỏ liên quan đến vấn đề chũa tủy khi mang thai. Bất cứ khi nào gặp vấn đề về răng miệng, hãy đến nha khoa sớm nhất để bác sỹ kiểm tra và đưa ra hướng điều trị thích hợp cho mỗi trường hợp.