MỤC LỤC
Bọc răng sứ là một kĩ thuật nha khoa hiện đại, được áp dụng trong nhiều trường hợp nhằm khắc phục các tình trạng của răng như răng bị sâu to. màu men răng xấu, mất răng, răng bị sâu to, mẻ, vỡ… Song song với thẩm mỹ cao, bọc răng sứ giúp đảm bảo chức năng ăn nhai của răng, giúp bệnh nhân yên tâm hơn trong quá trình ăn uống. Kiêng gì khi bọc răng sứ?
Vậy trong quá trình làm răng sứ có ăn nhai được không, sau khi bọc sứ có ăn uống bình thường không, cần kiêng gì sau khi bọc răng sứ… là những thắc mắc thường gặp của khách hàng đang tìm hiểu về bọc răng sứ.
Xem video gắn răng sứ thẩm mỹ.
Ăn uống như thế nào trong thời gian thực hiện bọc răng sứ:
Thông thường phục hình sứ sẽ tốn khoảng 2-3 ngày hoặc lâu hơn tùy theo số lượng răng cần làm. Nếu bạn chỉ làm 1,2 răng thì chỉ cần 2 lần hẹn là đã có thể hoàn tất. Nhưng khi bọc nhiều răng hơn, ví dụ như làm thẩm mỹ hàm trên, bọc sứ răng cửa hay cả 2 hàm thì thời gian sẽ tốn lâu hơn do quá trình lấy dấu, thử răng và gắn răng phức tạp hơn một chút.
Sau khi mài chỉnh răng để lấy dấu răng sứ, bác sĩ sẽ gắn cho bạn răng tạm nhằm bảo vệ răng khỏi ê buốt. Chất liệu răng tạm không cứng chắc bằng răng sứ, đồng thời chất keo gắn cũng chỉ có độ bám dính vừa phải. Nên việc ăn nhai trên răng tạm có thể gặp khó khăn.
Trong thời gian chờ răng sứ hoàn chỉnh, bạn nên ăn nhai ở vùng răng đối diện, hạn chế nhai đồ ăn cứng, dai tránh việc răng tạm bị rơi ra, gây ê buốt và phiền phức cho bạn. Răng tạm rơi ra là hoàn toàn bình thường, bạn có thể ghé nha khoa để gắn lại.
Sau khi gắn răng sứ bao lâu thì ăn nhai được?
Sau khi có răng sứ hoàn chỉnh, nha sĩ sẽ gắn thử răng sứ trên miệng và điều chỉnh cho đến khi bạn ưng ý về màu sắc, hình dáng sẽ gắn răng vĩnh viễn cho bạn.
Nha sĩ sẽ dùng một loại xi măng gắn đặc biệt để cố định răng sứ vào chân răng thật. Chất gắn này giúp răng sứ bám chặt vào chân răng thật và rất khó lấy ra nếu không dùng những dụng cụ đặc biệt.
Sau khi chất gắn khô hoàn toàn, bạn đã có thể ăn uống bình thường trở lại. Thông thường, sau khi gắn răng sứ khoảng một tiếng là bạn có thể ăn uống bình thường được. Đôi khi trong quá trình làm có gây tê, bạn hãy đợi đến khi hết thuốc tê hãy ăn uống trở lại, tránh việc ăn nhai khi mất cảm giác sẽ vô tình gây tổn thương vùng miệng.
Nếu buổi hẹn gắn răng rơi vào gần các bữa ăn, bạn nên ăn nhẹ trước khi đến để tránh việc phải chịu đói nhé.
Bọc răng sứ xong có ăn uống bình thường được không?
Mục đích của việc bọc răng sứ vừa khôi phục thẩm mỹ vừa phục hồi chức năng của răng thật. Do đó, sau khi bọc răng sứ bạn có thể ăn uống bình thường mà không gặp phải khó khăn gì. Tuy nhiên, bạn cần phải có một thời gian ngắn để thích nghi với răng sứ mới có thể ăn uống bình thường được.
Trước khi ra về bạn nên nhai thử thật kĩ, vì răng mới thường hay bị kênh cao, nếu chưa mài chỉnh hết khi ăn nhai bị cộm sẽ gây đau, viêm khớp rất khó chịu.
Sau khi gắn răng sứ, đối với những răng còn tủy, bạn có thể cảm thấy hơi ê buốt nhẹ do răng bị kích thích bởi chất gắn. Tuy nhiên tình trạng này sẽ giảm dần sau 1, 2 ngày. Một số bệnh nhán quá nhạy cảm có thể ê đau trong 1 tuần đầu. Nếu tình trạng này quá kéo dài, bạn nên quay lại nha khoa để kiểm tra. Không ăn đồ quá nóng hoặc quá lạnh trong ngày đầu sau gắn răng vì những loại đồ ăn này sẽ làm bạn ê buốt nhiều hơn.
Răng sứ có độ trơn láng cao hơn răng thật, nên khi mới gắn răng, đặc biệt là bệnh nhân làm nhiều răng thường sẽ có cảm giác nhai không đứt thức ăn. Do răng sứ mới, bóng hơn răng thật nên cần một khoảng thời gian để làm quen. Bạn nên ăn nhai những thức ăn từ mềm đến cứng để làm quen dần. Không nên quá lo lắng về điều này tuy nhiên cũng cần để ý nếu có bất thường gì hãy nhanh chóng đến nha khoa để kiểm tra lại
Kiêng gì khi bọc răng sứ.
Sau khi gắn răng hoàn tất khoảng 1 tiếng, khi đó lớp xi măng gắn răng đã đô, bạn có thể ăn uống trở lại. 2- 3 ngày đầu nên ăn những thức ăn mềm, dễ nhai.
Mặc dù răng sứ có độ cứng cao và hoàn toàn có thể thay thế răng thật tuy nhiên cần chăm sóc đúng cách để duy trì độ bền và kéo dài tuổi thọ. Nên hạn chế những loại thực phẩm sau
1/Thực phẩm quá cứng.
Các loại đồ ăn quá cứng như càng cua, càng ghẹ, xương khi cắn có thể gây tổn thương đến chân răng phía dưới, hoặc có thể gây mẻ, vỡ răng
2/Nước ngọt có ga.
Do có chất gây mòn men răng, đặc biệt là răng thật. Bạn nên hạn chế để có một hàm răng chắc khỏe
3/Bánh kẹo ngọt, socola.
Đây là những loại thức ăn dễ gây sâu răng. Nếu không vệ sinh sạch sẽ những mẩu bánh vụn còn sót lại tại các kẽ răng sẽ khiến răng bị sâu.
4/Nước đá lạnh.
Đá lạnh là tác nhân gây ê buốt răng. Khi mới bọc sứ xong, răng đang còn rất nhạy cảm, bạn nên ăn uống đồ ấm để răng nhanh ổn định.
5/Các thực phẩm có độ dai cao.
Bò beafsteak, gân bò, bánh tráng, khô mực.. đây là những món ăn dai, cứng. Khi nhai cần dùng lực mạnh, đôi khi hành động cắn xé vô tình làm tổn thương chân răng thật hoặc có thể gây mẻ, vỡ sứ
6/Thuốc lá.
Thuốc lá có hại cho sức khỏe nói chung và răng miệng nói riêng. Hút thuốc nhiều dẫn đến nướu răng bị sẫm màu, hôi miệng
Khói thuốc bám vào răng sứ sẽ gây ra những mảng bám tối màu, ảnh hưởng đến thẩm mỹ của răng sứ lẫn răng thật.
7/Không dùng răng như công cụ.
Không dùng răng sứ để mở nắp chai, cắn xe bao bì ni lông, nhai đá…để bảo vệ răng sứ và răng bị gãy mẻ.
Ngoài chế độ ăn, việc chăm sóc răng miệng cũng giúp giữ răng được lâu bền hơn. Đánh răng thường xuyên sau mỗi bữa ăn, sử dụng chỉ nha khoa thay vì tăm để làm sạch thức ăn. Súc miệng bằng nước muối giúp nướu răng chắc khỏe, giảm tình trạng viêm nướu. Đồng thời tái khám đúng hẹn, cạo vôi răng định kì mỗi 6 tháng, phát hiện và điều trị sớm những vấn đề liên quan.
Trên đây là những điều cần lưu ý liên quan đến vấn đề ăn uống khi làm răng sứ. Hi vọng sẽ giúp ích cho bạn đọc trong quá trình chăm sóc răng sứ tốt hơn.