img

Nguyên Nhân Bị Mắc Thức Ăn Giữa Kẽ Răng & Cách Điều Trị Mắc Thức Ăn

Tại Nha Khoa 3T, rất nhiều khách hàng tìm đến với than phiền hay bị thức ăn mắc kẹt giữa các kẽ răng, khiến họ rất khó chịu. Thức ăn mắc kẹt giữa các kẽ răng có thể gây ra cảm giác căng nướu, khó chịu và có khi đau nhức. Về lâu dài, nếu không được làm sạch có thể gây sâu răng, viêm nướu và viêm nha chu.

Vậy, các khoảng trống giữa các răng, nơi thức ăn bị mắc kẹt hình thành từ đâu và làm sao để có thể lấy sạch thức ăn bị mắc bên trong ra? Có cách nào có thể giảm bớt hoặc loại bỏ các khoảng trống giữa các kẽ răng không?

Nguyên Nhân Bị Mắc Thức Ăn Giữa Kẽ Răng & Cách Điều Trị Mắc Thức Ăn

Nguyên nhân bị mắc thức ăn giữa kẽ răng?

Một số nguyên nhân tạo ra các lỗ trống giữa các răng. Có thể do tự nhiên hoặc đến từ các điều trị nha khoa chưa được tốt. Các nguyên nhân tạo ra các khoảng trống này là:

Do Nha sĩ: các phục hình nha khoa như mão răng sứ, cầu răng sứ, trám răng mặt bên… không được làm tốt. Đây là nguyên nhân phổ biến nhất khiến bạn bị mắc thức ăn giữa các răng. Khi miếng trám răng, mão răng hoặc mão răng implant không tạo ra sự tiếp xúc chặt tốt với răng kế bên (hở kẽ răng), đây là vị trí mà thức ăn có thể mắc vào và tích tụ theo thời gian.

Do bệnh lý: tiêu xương do viêm nướu răng. Nếu may mắn, nướu răng sẽ lấp đầy hoàn toàn khoảng trống giữa các răng khi bị tiêu xương. Nhưng nếu không điều trị,xương hàm tiếp tục tiêu nhiều và mô nướu cũng tụt theo, khi đó, khoảng trống giữa các răng sẽ lơn hơn có thể mắc thức ăn vào. Ngay cả khi các răng vẫn tiếp xúc tốt và khít chặt giữa hai răng lân cận, thức ăn vẫn có thể bị mắc vào trong túi nướu sâu nếu tình trạng tiêu xương hàm và tụt nướu càng nghiêm trọng hơn.

Nguyên Nhân Bị Mắc Thức Ăn Giữa Kẽ Răng & Cách Điều Trị Mắc Thức Ăn

(Tiêu xương tạo ra các khoảng trống giữa các kẽ răng)

Do cấu tạo răng tự nhiên của mõi người. Một số người tự nhiên có khoảng trống giữa các răng do răng thưa bẩm sinh. Những vị trí bị các thức ăn dạng sợi như thịt và rau dễ mắc vào.

Do thói quen xấu: Dùng tăm xỉa răng lâu ngày làm gãy gai nướu, tạo ra các khoảng trống cho thức ăn mắc vào. Đây là nguyên nhân rất thường gặp của người Việt do thói quen dùng tăm tre xỉa răng thay vì dung chỉ nha khoa như khuyến cáo.

Những bệnh lý có thể gặp khi bị mắc thức ăn lâu ngày trong kẽ răng:

Mảng bám và carbohydrate tích tụ trên răng của bạn hàng ngày nếu không được làm sạch. Đây là nguồn cấp dưỡng cho vi khuẩn có hại gây sâu răng và các bệnh về nướu. Khi bị mắc thức ăn trong kẽ răng, các mảnh vụn thức ăn thường có số lượng nhiều hơn. Khi thức ăn mắc kẹt giữa các răng sẽ cung cấp một nguồn dinh dưỡng dồi dào cho các loại vi khuẩn có hại cho răng và nướu.

Vi khuẩn sẽ phát triển mạnh ở vị trí mắc thức ăn và bắt đầu nhân rộng. Thức ăn bị mắc trong răng có thể cung cấp rất nhiều dinh dưỡng vi khuẩn có hại, do đó, những tổn thương nhanh chóng trên răng và nướu sẽ tiến triển nhanh hơn (tổn thương này có thể dẫn đến nhanh chóng hình thành các lỗ sâu răng to và lan vào tủy răng, bạn phải trám răng hoặc thậm chí điều trị lấy tủy răng).

Do đó, mắc thức răng không được làm sạch lâu ngày sẽ đến sâu răng và bệnh nướu răng dẫn đến tiêu xương và tụt nướu. Bệnh lý có thể xảy ra rất nhanh tại những vị trí thường xuyên mắc kẹt thức ăn hơn những vị trí khác.

Nguyên Nhân Bị Mắc Thức Ăn Giữa Kẽ Răng & Cách Điều Trị Mắc Thức Ăn

(nguyên nhân gây sâu răng và viêm nướu)

Cách làm sạch thức ăn bị mắc trong kẻ răng ra:

Bạn cần lưu ý rằng không phải lúc nào dùng chỉ nha khoa cũng lấy thức ăn ra được. Dùng chỉ nha khoa trong trường hợp để loại bỏ thức ăn nhỏ và các mảnh mảng bám mắc giữa các kẻ răng do chỉ mảnh, nhỏ và yếu ớt. Chỉ nha khoa không thể loại bỏ những khối thức ăn lớn mắc giữa kẽ răng trong trường hợp này.

Do đó, dùng chỉ nha khoa thường sẽ làm sạch hoàn toàn thức ăn mắc giữa các răng. Vì vậy, bạn cần những phương pháp làm sạch chuyên sâu hơn.

Có 2 cách làm sạch kẽ răng hiệu quả::

1.Bàn chải kẽ răng: Thường được gọi là “Bàn chải cây thông Noel”, loại bàn chải này giống như một chiếc tăm có lông trên đó. Bạn có thể dễ dàng tiếp cận các vị trí bị mắc thức ăn để loại bỏ các mảnh thức ăn lớn hơn. Bàn chải kẽ là một công cụ tuyệt vời để loại bỏ nhanh chóng bất cứ loại thức ăn nào tích tụ giữa các răng.

2.Tăm nước: Vòi xịt tăm nước dùng để rửa sạch và loại bỏ mảng bám và mảnh vụn thức ăn mắc trong răng. Bạn nên lựa chọn các loại tăm nước có áp lực mạnh để đạt hiệu quả làm sạch tốt hơn.

Nguyên Nhân Bị Mắc Thức Ăn Giữa Kẽ Răng & Cách Điều Trị Mắc Thức Ăn

Cách điều trị mắc thức ăn giữa các kẽ răng:

Cách điều trị mắc thức ăn giữa các răng tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra.

1. Mắc thức ăn do trám răng, bọc răng sứ không tốt:

-Nếu bạn bị mắc thức ăn do trám răng hoặc bọc răng sứ (đặc biệt bọc sứ răng cửa) chưa tốt thì nên thay miếng trám hoặc thay răng sứ mới. Hầu hết mọi người sẽ không muốn thay thế một mão răng sứ mới để đóng kín khe hở bị mắc kẹt thức ăn. Thay răng sứ thường tốn kém cả về thời gian và tiền bạc. Tuy nhiên, không có cách nào khác để đắp kín khoảng trống này,

-Các vật liệu trám răng hiện có để đóng các khoảng trống mắc kẹt thức ăn hầu hết không thể dính vào vật liệu sứ. Nếu miễn cưỡng trám thêm để bịt kín kẽ răng thì cũng sẽ mau chóng bị bong ra.

-Việc thêm vào chất trám răng để cải thiện các tiếp xúc giữa các răng và bịt kín kẽ răng là không thể thực hiện được mà phải thay mới hoàn toàn.Thay miếng trám mới chỉ mất khoảng 30p là hoàn tất trong khi thay răng sứ mới bạn cần phải đi 2-3 lần hẹn trong khoảng 4-5 ngày.

-Nếu bạn nhận thấy thức ăn mắc kẹt giữa các kẽ răng, đừng có tìm các bịt kín bằng cách trám răng nhưng hãy đến khám và tư vấn tại các nha khoa uy tín.

Nguyên Nhân Bị Mắc Thức Ăn Giữa Kẽ Răng & Cách Điều Trị Mắc Thức Ăn

(miếng trám răng chứa tốt còn phải thay mới)

2. Mắc thức ăn do có các kẽ răng tự nhiên:

Nếu bạn có nhiều kẽ răng tự nhiên giữa các răng, cách dễ để đóng kín điều trị chỉnh nha. Có thể niềng răng truyền thống bằng mắc cài hoặc sử dụng Invisalign đều được. Vì chi phí điều trị chỉnh nha cực kỳ cao (khoảng 30-35tr), nên đây là lựa chọn tối ưu nếu bạn có nhiều kẽ răng thưa bị mắc thức ăn và tăng tính thẩm mỹ cho nụ cười của bạn là xứng đáng với bạn.

Trong một số trường hợp, bạn có thể đóng kín kẽ răng bằng cách trám răng thưa nhưng độ bền của phương pháp này không cao, miếng trám răng có thể bị bong ra. Thay vào đó, bạn có thể đóng kín kẽ răng bằng cách sử dụng mão răng sứ thẩm mỹ hoặc mặt dán sứ Veneer. Với chiều rộng răng lớn hơn một xíu, các khoảng trống sẽ biến mất hoàn toàn.

Nguyên Nhân Bị Mắc Thức Ăn Giữa Kẽ Răng & Cách Điều Trị Mắc Thức Ăn

(Đóng kín các kẽ răng thưa tự nhiên)

Xem Video trám răng thưa đắp kín kẽ răng.

3. Mắc thức ăn do bệnh nướu răng gây ra:

-Bệnh viêm nướu và viêm nha chu dẫn đến tiêu xương có thể hình thành các khoảng trống giữa các răng. Thay vì có nướu lấp đầy khoảng trống giữa các răng, bệnh nhân viêm nha chu có các túi nướu sâu và những khoảng trống lớn do tiêu xương để lại, nơi thức ăn có thể lắng đọng và mắc vào.

-Khi bệnh viêm nha chu tiến triển nặng hơn, những khoảng trống này trở nên lớn hơn giữa các răng và lại càng khiến cho tình trạng viêm nhiễm nặng nề hơn nữa. Đó là một vòng luẩn quẩn bệnh lý.

-Cách điều trị tốt nhất trong trường hợp này là ngăn chặn bệnh nướu răng tiến triển. Giải quyết triệt để bất kỳ nguyên nhân gốc rễ nào. Các nguyên nhân phổ biến nhất gây ra viêm nướu bao gồm vệ sinh răng miệng kém và hút thuốc lá…lười đi cao vôi răng. Bệnh tiểu đường không được kiểm soát cũng có thể là một yếu tố góp phần. Bạn có thể khám và tư vấn với Nha sĩ để biết được các yếu tốt có thể gây ra bệnh nướu răng  và tham khảo Nha sĩ các biện pháp để kiểm soát nó.

-Một khi bạn ngăn chặn sự tiến triển của bệnh viêm nướu, bạn vẫn cần phải kiểm soát các khoảng trống này để ngăn chúng có thể lớn lên. Hãy hỏi Nha sĩ nếu có bất kỳ phương pháp điều trị nha khoa nào có thể làm giảm bớt kẽ răng và sự tích tụ của thức ăn. Ngoài ra, hãy cân nhắc sử dụng các biện pháp vệ sinh miệng để làm sạch thức ăn triệt để như đã bàn luận bên trên.

Nguyên Nhân Bị Mắc Thức Ăn Giữa Kẽ Răng & Cách Điều Trị Mắc Thức Ăn

Nếu bạn bị mắc kẹt thức ăn giữa các kẽ răng, bạn có thể đến khám và tư vấn tại Nha Khoa 3T. Nha sĩ sẽ giúp bạn làm sạch và tìm ra các nguyên nhân gốc rễ của vấn đề bạn đang gặp phải.