img

Chữa Đau Răng Và Các Loại Thuốc Giảm Đau Răng Hiệu Quả Tại Nhà

Tìm Hiểu Cách Chữa Đau Răng Và Các Loại Thuốc Giảm Đau Răng Hiệu Quả Tại Nhà.

Đau răng xuất phát từ răng hoặc xung quanh răng với nhiều nguyên nhân khác nhau. Cơn đau có thể bắt nguồn từ bên trong răng hoặc các cấu trúc xương và nướu xu.ng quanh răng.

Bạn thường sẽ có cảm thấy đau nhức liên tục hoặc ngắt quãng theo nhịp đập của tim và tăng dần lên. Cơn đau có thể xuất phát từ việc thay đổi nhiệt độ, chẳng hạn như tiếp xúc với đồ uống lạnh hoặc áp lực lên răng trong khi nhai. Một số trường hợp khác, cơn đau răng có thể diễn ra tự phát mà không có bất kỳ kích thích nào.

Vậy, làm sao để chấm dứt cơn đau răng? Nha Khoa 3T mách bạn cách giảm đau răng và các loại thuốc giảm đau răng hiệu quả tại nhà trước khi đến Nha Sĩ nhé!

Chữa Đau Răng Và Các Loại Thuốc Giảm Đau Răng Hiệu Quả Tại Nhà

Nguyên nhân nào gây ra đau răng?

Sâu răng lỗ to hoặc chấn thương ở răng hoặc khu vực quanh răng thường là nguyên nhân gây ra đau răng.

Sâu răng thường là nguyên nhân thường gặp nhất. Mọi người thường chỉ nhận ra sâu răng khi chúng đã lớn và ăn sâu vào các lớp cấu trúc răng bên trong. Men răng là lớp ngoài cùng cứng của răng và ngà răng là lớp mềm hơn bên dưới men răng.

Ngà răng là lớp nhạy cảm của răng có các ống thần kinh cực nhỏ bắt nguồn từ chính giữa răng. Buồng tủy (trung tâm của răng) chứa tủy răng. Tủy răng bao gồm nhiều mạch máu và dây thần kinh. Nếu sâu răng đi qua lớp men vào ngà răng sẽ gây ra cảm giác khó chịu. Sâu răng lan vào tủy răng sẽ gây đau vì răng bị tổn thương nhiều hơn do tình trạng nhiễm trùng tủy răng.

Nhiễm trùng khu trú giữa nướu và răng (áp xe nha chu) có thể gây đau răng.

Chữa Đau Răng Và Các Loại Thuốc Giảm Đau Răng Hiệu Quả Tại Nhà

Các nguyên nhân khác gây đau răng bao gồm:

Răng bị áp xe: Tình trạng nhiễm trùng này bắt nguồn từ bên trong tủy răng và lan đến chân răng và xương xung quanh.

Răng bị hỏng hoặc gãy: Gãy răng do tại nạn có thể làm lộ ngà răng nhạy cảm hoặc thậm chí là tủy răng. Đôi khi vết gãy không nhìn thấy được dù đường gãy có thể chạy sâu vào răng, gây đau răng mỗi khi bạn ăn nhai.

Sau khi điều trị: Sau khi trám hoặc bọc răng sứ có thể khiến răng nhạy cảm hơn. Điều này đặc biệt xảy ra nếu bạn bị sâu răng lỗ to. Tuy nhiên, theo thời gian, tình trạng ê buốt sẽ chấm dứt nếu răng đủ khỏe mạnh.

Nghiến răng: Tật nghiến răng và thường được thực hiện một cách vô thức vào ban đêm. Thật không may, bệnh nghiến răng gây ra tổn thương cho răng và đôi khi kích thích dây thần kinh đến mức răng trở nên nhạy cảm.

Nhiễm trùng nướu hoặc bệnh về nướu: Viêm nướu và nặng hơn là viêm nha chu cũng là nguyên nhân phổ biến gây đau răng. Nướu thường đỏ, sưng tấy và dễ chảy máu. Nhiễm trùng nướu tạo ra các áp xe nướu giữa răng và nướu và gây đau.

Lộ chân răng: Khi lớp xương bảo vệ và nướu không còn bao phủ chân răng nữa, những bề mặt này có thể nhạy cảm với các kích thích như đánh răng hoặc thay đổi nhiệt độ.

Viêm xoang: Do chân răng của các răng hàm trên nằm rất gần với các hốc xoang hàm trên nên tình trạng viêm nhiễm từ các hốc xoang khiến các răng hàm này bị ê buốt và có cảm giác đau nhức ở răng.

Chữa Đau Răng Và Các Loại Thuốc Giảm Đau Răng Hiệu Quả Tại Nhà

Đau do răng khôn: Răng hàm thứ ba, còn được gọi là răng khôn, là những chiếc răng vĩnh viễn cuối cùng mọc lên trong miệng. Thông thường, không có đủ không gian cho những răng hàm này trong miệng vì là răng mọc sau cùng. Hậu quả là răng khôn bị kẹt hoàn toàn hoặc một phần trong xương hàm và bên dưới nướu. Do khả năng tiếp cận kém, rất khó để làm sạch đúng cách khi răng khôn nằm ngầm trong nướu; do đó, những khu vực này dễ bị ảnh hưởng và gây đau âm ỉ đến dữ dội, nhiễm trùng nướu hoặc sâu răng.

Các triệu chứng và dấu hiệu đau răng là gì?

-Đau khi cắn hoặc nhai,

-Răng quá mẫn cảm với sự thay đổi của nhiệt độ,

-Sưng má hoặc nướu gần răng,

-Chảy máu hoặc chảy máu nướu răng,

-Đau nhói liên tục trong một chiếc răng.

Đau răng có thể biểu hiện như một cơn đau âm ỉ hoặc đau dữ dội, có thể tự phát hoặc do kích thích.

Các triệu chứng bổ sung có thể bao gồm: đau đầu, đau cổ, đau tai, sốt, mùi vị hoặc mùi hôi trong miệng.

Chữa Đau Răng Và Các Loại Thuốc Giảm Đau Răng Hiệu Quả Tại Nhà

Cách chẩn đoán nguyên nhân của cơn đau răng?

Nha sĩ thực hiện khám trực tiếp và chẩn đoán cùng với chụp X-quang nha khoa để xác định nguồn gốc của cơn đau răng. Xác định thời gian, mức độ đau và xác định phương pháp điều trị thích hợp.

Đôi khi, nguyên nhân gây ra cơn đau răng có thể đến từ một nơi nào đó khác như xoang hàm. Đối với những tình huống này, bạn sẽ được chuyển đến chuyên khoa tai mũi họng để điều trị hiệu quả hơn.

Phương pháp điều trị đau răng hiệu quả?

Điều trị đau răng phụ thuộc vào nguyên nhân gây đau và mức độ tổn thương của răng. Nói chung, cách tốt nhất để chấm dứt cơn đau răng là nha sĩ loại bỏ bất kỳ vết nhiễm trùng hoặc sâu răng hiện tại và sửa chữa những tổn thương trên răng.

-Đối với một lỗ sâu trên răng, nha sĩ sẽ loại bỏ vết sâu và trám bít vết sâu trên răng.

-Nếu sâu răng rất to và ăn vào tủy răng thì nha sĩ tiến hành điều trị tủy răng. Quy trình này về cơ bản loại bỏ tất cả cả phần tủy răng bị nhiễm trùng và trám bít các mặt bên trong của răng. Một chiếc răng bị áp xe có nhiễm trùng thường cần được điều bằng liệu pháp kháng sinh. Các nha sĩ thường kê đơn thuốc giảm đau để kiểm soát cơn đau. Đôi khi nhổ răng có thể là lựa chọn duy nhất để điều trị nếu răng hoặc nướu và xương xung quanh bị tổn thương quá nhiều.

Chữa Đau Răng Và Các Loại Thuốc Giảm Đau Răng Hiệu Quả Tại Nhà

Xem Video quy trình lấy tủy răng để điều trị đau răng tận gốc

-Đối với áp xe nha chu, nha sĩ làm sạch kỹ lưỡng túi nướu bị ảnh hưởng để loại bỏ vôi răng tích tụ. Sau khi làm sạch bằng chất rửa kháng khuẩn có chứa chlorhexidine. Đôi khi, thuốc kháng sinh được sử dụng cục bộ vào túi nha chu để hỗ trợ thêm cho việc chữa bệnh.

Ngoài ra, trong thời gian ngắn, nha sĩ có thể kê toa thuốc súc miệng chlorhexidine như một loại nước súc miệng để hỗ trợ chữa bệnh. Răng bị viêm nha chu cần được giữ sạch sẽ bằng cách đánh răng nhẹ nhàng và súc miệng bằng nước ấm. Nên tái khám để đảm bảo tình trạng nhiễm trùng đã được giải quyết hoàn toàn.

-Đối với gãy răng hoặc bị nứt, bọc sứ răng gãy là phương pháp điều trị thông thường. Một mão răng sẽ thay thế cấu trúc răng bị mất và sẽ giúp bảo vệ chiếc răng bị suy yếu khỏi bị gãy và ê buốt thêm.

Cách xử lý và sử dụng thuốc giảm đau răng hiệu quả tại nhà

Nói chung, các biện pháp và thuốc điều trị đau răng tại nhà chỉ có hiệu quả tạm thời để làm dịu cơn đau răng dữ dội và không nhằm mục đích chữa dứt điểm đau răng.

Các loại thuốc giảm đau răng bạn có thể dùng mà không cần Bác sĩ kê đơn như ibuprofen (Advil) hoặc naproxen (Aleve) là thuốc chống viêm không steroid, tốt nhất nên uống 3 lần một ngày. Acetaminophen (Tylenol) là một loại thuốc giảm đau thay thế hiệu quả. Trong một số trường hợp, có thể kết hợp ibuprofen và acetaminophen.

Chữa Đau Răng Và Các Loại Thuốc Giảm Đau Răng Hiệu Quả Tại Nhà

-Tinh dầu đinh hương là một phương thuốc chữa đau răng. Đây là một phương pháp điều trị tự nhiên tại nhà có tác dụng làm tê và có thể giúp giảm đau tức thì. Dầu đinh hương (eugenol) có thể được tìm thấy ở hiệu thuốc. Một lượng nhỏ dầu đinh hương trên răng hoặc pha loãng một vài giọt trong một thìa cà phê dầu ô liu để tránh làm bỏng mô miệng.

Hãy súc miệng kỹ bằng nước muối ấm hoặc nước ấm để loại bỏ cặn bẩn bám trên vùng răng bị đau. Sau đó, đặt một miếng bông gòn nhỏ tẩm một vài giọt dầu đinh hương đã pha loãng lên vùng răng hoặc nướu. Chờ một vài phút sau khi thoa để phát huy tác dụng. Nếu không có sẵn dầu đinh hương, dầu ô liu nguyên chất cũng có thể giúp giảm đau bằng cách đắp lên vùng răng bị đau.

-Để giảm đau răng cho đến khi được điều trị tại nha khoa, bạn nên tránh nhai vào vùng răng bị đau và giảm thiểu thức ăn quá nóng và lạnh. Giữ cho khu vực răng luôn sạch sẽ và không để mảnh vụn thức ăn đọng lại.

Súc nước muối ấm hoặc nước ấm thường xuyên có thể giúp làm dịu vùng bị ảnh hưởng và giữ cho miệng sạch sẽ. Nếu bị sưng nướu hoặc mô xung quanh, nên đến ngay Bác sĩ điều trị để tránh lây lan nhiễm trùng. Các biện pháp khắc phục tại nhà có thể tạm thời làm giảm cơn đau nhưng không điều trị được nhiễm trùng.

Chữa Đau Răng Và Các Loại Thuốc Giảm Đau Răng Hiệu Quả Tại Nhà

Cách phòng ngừa đau răng hiệu quả tại nhà:

-Thực hành vệ sinh răng miệng tốt sẽ giúp bạn ngăn ngừa các vấn đề về răng miệng một cách lâu dài và hiệu quả. Đánh răng bằng kem đánh răng có fluor và sử dụng chỉ nha khoa là điều cần thiết để chăm sóc răng miệng tốt nhất tại nhà.

-Bạn cũng nên thăm khám định kỳ tại nha sĩ để có thể phát hiện sớm các vấn đề răng miệng. Các lỗ sâu răng nhỏ có thể được phát hiện trước khi chuyển thành các lỗ sâu răng lớn hơn hoặc viêm tủy. Các vấn đề về nướu, bao gồm cả áp xe nha chu, có thể được giải quyết trước khi chuyển sang tình trạng bệnh nặng hơn.

-Để giữ cho răng chắc khỏe, tránh thói quen nhai đồ cứng nhưa nước đá… có thể gây gãy răng. Việc sử dụng răng như một công cụ để mở nút chai hoặc bẻ vỏ hạt cũng làm tăng nguy cơ gãy răng. Hạn chế tối đa thức ăn hoặc đồ uống có hàm lượng đường cao để giảm nguy cơ sâu răng cũng như axit trong đồ uống vì đây có thể là một nguồn gây ê buốt và sâu răng.

Sau khi giảm đau răng tại nhà, bạn nên tìm đến bác sĩ nha khoa là điều nên làm để điều trị chấm dứt cơn đau răng nhé!

nha khoa 3T

(Tận Tâm-Tiên Tiến-Tin Tưởng)

Hotline: 0913.12.17.13

Địa chỉ:

Số 6 Nguyễn Cửu Đàm P.Tân Sơn Nhì Q.Tân Phú

Thời gian làm việc: Thứ 2 đến thứ 7: 8h00 – 20h00