img

Lấy Tủy Răng Mấy Lần Xong, Trong Thời Gian Bao Lâu?

Tác giả bài viết

Được viết và kiểm duyệt bởi Bác sĩ Phan Xuân Sơn, tốt nghiệp ĐH Y Dược Tp.HCM, có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực lấy tuỷ răng. Thành viên Hội Răng-Hàm-Mặt Việt Nam (VOSA), đảm bảo rằng thông tin được cung cấp là chính xác, đáng tin cậy và luôn được cập nhật.

Bằng cấp và chứng chỉ chuyên môn của Bác sĩ:

Điều trị lấy tủy răng cực kỳ phổ biến, theo Hiệp Hội Nội nha Hoa Kỳ (American Association of Endodontics), mỗi năm có hơn 15 triệu ca lấy tủy răng được thực hiện. [1]

Lấy tủy răng là một thủ thuật nha khoa giúp bảo tồn răng thật thay vì phải nhổ bỏ như trước kia [2]Lấy tủy răng cần thiết khi răng bị nhiễm trùng hoặc viêm phát triển trong mô tủy răng và xung quanh răng. Các mô bị tổn thương được loại bỏ cẩn thận và răng được trám kín lại để vi khuẩn mới không thể xâm nhập.

Thời gian lấy tủy một răng có thể mất từ 90 phút đến 3 tiếng. Đôi khi có thể thực hiện trong 1 buổi hẹn nhưng cũng có thể cần đến 2 hoặc 3 buổi. [3]

Thời gian lấy tủy răng tại ghế nha khoa sẽ thay đổi tùy theo một số yếu tố, bao gồm mức độ nghiêm trọng của tình trạng nhiễm trùng và vị trí răng cụ thể bị ảnh hưởng. Bài viết này sẽ đề cập đến những điều cơ bản mà bạn có thể gặp phải khi cần lấy tủy răng.

Lấy tuỷ răng mấy lần?

I. Khi nào cần lấy tuỷ răng?

Theo một nghiên cứu năm 2016, sâu răng là nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm tủy và hoại tử tủy [4]. Thông thường, bệnh nhân chỉ phát hiện ra tủy răng của mình bị nhiễm trùng khi cảm thấy những cơn đau buốt kéo dài. Thực tế, tình trạng viêm nhiễm có thể xảy ra trong một thời gian dài trước đó do bị vi khuẩn xâm nhập hoặc do nứt vỡ, chấn thương.

Để sớm phát hiện tình trạng viêm tủy cũng như điều trị tủy răng kịp thời, bạn cần chú ý đến một số trường hợp điển hình như sau:

  • Răng bị đổi màu: Tủy răng bị nhiễm trùng khiến cho mạch máu bị tổn thương, khả năng cung cấp máu đến răng kém, gây ra tình trạng đổi màu răng sang ngà vàng hoặc đen.
  • Răng bị sứt mẻ hoặc nứt: Nếu răng bị sứt mẻ hoặc nứt do tai nạn, va chạm hoặc do cắn phải vật cứng thì có khả năng bị vi khuẩn xâm nhập, lâu ngày sẽ dẫn đến viêm tủy.
  • Răng bị lung lay: Tủy răng bị viêm lâu ngày sẽ sinh ra mủ, khiến cho xương nâng đỡ răng bị mềm ra và làm chân răng trở nên lỏng lẻo.
  • Nhạy cảm với nóng và lạnh: Bạn thường xuyên cảm thấy tê buốt khi sử dụng đồ ăn, thức uống nóng, lạnh và trường hợp này đã diễn ra trong thời gian dài, có nghĩa tủy răng của bạn đã bị tổn thương, cần được điều trị.

Bên cạnh đó, nếu gặp phải những triệu chứng sau, bạn cần đi lấy tủy răng ngay:

  • Đau răng mãi không khỏi: Cảm giác răng đau lan sang các răng xung quanh, tỏa ra toàn hàm và mặt chứng tỏ tủy răng của bạn đã bị viêm nhiễm nặng.
  • Nướu bị sưng: Khi tủy răng bị nhiễm trùng, mủ tích tụ bên trong răng có thể lan ra khắp các khu vực xung quanh, dẫn đến sưng đau nướu, sưng cứng hoặc mềm.
  • Nổi mụn trên nướu: Mủ từ ổ viêm tủy có thể gây ra mụn nhọt trên nướu kèm với mùi và vị vô cùng khó chịu.
  • Hàm bị sưng: Nếu mủ không chảy ra khỏi nướu thì có thể tích tụ lại bên dưới chân răng và khiến cho hàm của bạn bị sưng lên rõ rệt.
  • Đau khi có lực tác động: Dù đã ăn thức ăn mềm, thậm chí không ăn mà chỉ thở hoặc chạm nhẹ vào răng mà bạn cũng thấy đau chứng tỏ tủy răng của bạn đã bị tổn thương.

Vậy, khi nào cần lấy tủy răng? Dựa vào những triệu chứng nêu trên, bạn cần đến nha khoa sớm để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh tình trạng nhiễm trùng quá nặng mà ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống

Lấy tủy răng là sao? Lấy tủy răng là thủ thuật nha khoa nhằm loại bỏ tủy răng bị viêm và hoại tử

II. Quy trình lấy tủy răng mấy lần hẹn?

Một ca lấy tủy răng đơn giản có thể mất từ 30 đến 60 phút nếu răng có chỉ một ống tủy. Răng có nhiều ống tủy có thể mất khoảng 90 để làm sạch. [3]

Quy trình điều trị tủy răng theo hướng dẫn từ National Health Service (NHS) năm 2019 [5], được thực hiện như sau:

Lần hẹn 1:

  • Nha sĩ sẽ sử dụng thuốc gây tê cục bộ để làm tê toàn bộ khu vực răng đang được điều trị.
  • Sau đó sử dụng tay khoan siêu tốc để tạo một lỗ nhỏ trên răng, tiếp cận với tuỷ răng bên trong
  • Sau đó, phần tuỷ răng sẽ được làm sạch từ từ, từ tuỷ buồng đến tuỷ chân răng, loại bỏ cả mô bị tổn thương hoặc bị nhiễm trùng.
  • Nha sĩ sẽ rửa sạch bên trong răng nhiều lần bằng Natri Hypoclorit,  được chứng minh là hiệu quả hơn đáng kể so với nước muối sinh lý trong việc loại bỏ vi khuẩn khỏi ống tủy. [6]
  • Đôi khi, nếu nhiễm trùng nặng, nha sĩ sẽ đặt thuốc bên trong răng một vài ngày để tiêu diệt vi khuẩn còn sót lại nếu bị nhiễm trùng.
  • Chụp X-quang để đảm bảo rằng chân răng đã hoàn toàn sạch sẽ.

Lần hẹn 2:

Bạn trở lại để trám bít ống tuỷ. Sau đó lỗ hổng trên răng của bạn sẽ được trám lại như ban đầu.

Trong trường hợp cần bọc răng sứ cho răng sau khi lấy tuỷ, nha sĩ cũng sẽ mài cùi và lấy dấu răng trong lần hẹn này.

Lần hẹn 3:

Trong lần khám tiếp này, nha sĩ sẽ gắn răng sứ để bảo vệ và phục hồi lại dáng răng đã bị hư tổn trước đó.

Bọc răng sứ sau khi lấy tuỷ rất quan trọng, đặc biệt đối với răng hàm được sử dụng để nhai đồ cứng, vì việc loại bỏ tủy răng đã làm yếu răng. 

Theo Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ (ADA), nếu mô răng thật không còn đủ nhiều để giữ được miếng trám, bạn nên chọn bọc răng sứ để giúp cho răng chắc khoẻ hơn [7].

Quy trình đặt thuốc diệt tuỷ & lấy tuỷ răng

Tại sao lấy tủy răng đôi khi cần đến hơn 3 lần hẹn?

Điều trị lấy tủy răng có thể yêu cầu bạn đến gặp nha sĩ hơn 3 lần, tùy theo tình trạng cụ thể của chiếc răng. 

Lần khám đầu tiên, Nha sĩ sẽ tập trung vào việc loại bỏ mô bị nhiễm trùng hoặc hư hỏng bên trong răng. Quá trình này đòi hỏi sự tập trung cao độ và cần được thực hiện cẩn thận, đồng thời cũng mất nhiều thời gian nhất. Nếu ống tuỷ răng phức tạp hoặc bị can-xi hoá, có thể phải cần thêm một vài lần hẹn nữa để thực hiện tiếp.

Sau khi đã làm sạch tuỷ, nha sĩ sẽ đặt thuốc kháng khuẩn tạm thời vào trong răng của bạn một vài ngày. Sau lần khám đầu tiên, tình trạng đau nhức răng của bạn sẽ không còn nữa.

Giai đoạn thứ hai, nha sĩ cần làm sạch và khử trùng kỹ lưỡng hơn, sau đó trám bít vĩnh viễn bên trong răng bằng một vật liệu Cone gutta percha hoặc MTA. Một miếng trám tạm thời hoặc cố định sẽ được đặt vào, đôi lúc sẽ cần bọc mão răng. Trong lần hẹn này nếu răng vẫn còn đau, chưa thể trám bít lại được, bạn sẽ mất thêm thời gian để đặt thuốc khử trùng trong ống tuỷ.

Như vậy, lấy tuỷ răng trên thực tế có thể mấy đến 4-5 lần hẹn thay vì 2-3 lần, tuỳ vào tuỳ tình trạng ống tuỷ chân răng và mức độ nhiễm trùng của bạn.

III. Mất thời gian bao lâu để lấy sạch tuỷ răng?

Lấy tủy răng mất bao lâu trong lần hẹn đầu tiên cũng là điều mà nhiều bệnh nhân thắc mắc. Một ca lấy tủy răng thông thường kéo dài từ 15-60 phút tùy theo vị trí răng, cũng có thể kéo dài hơn nếu mức độ nhiễm trùng và tình trạng răng phức tạp.

Điều trị tủy răng vốn mất nhiều thời gian là do hệ thống tủy và dây thần kinh phức tạp. Một số răng chỉ có một ống tủy. Một số răng khác lại có nhiều ống tủy. Mỗi ống tủy có kích thước rất nhỏ, cần được mở ra và làm sạch kỹ lưỡng. 

Dưới đây là thời lượng lấy tủy răng cơ bản ở những vị trí răng khác nhau:

1. Răng hàm (6, 7, 8)

Chữa tủy răng hàm tốn nhiều thời gian nhất vì mỗi răng có đến 4 ống tủy. Riêng chân răng đã cần đến 1 giờ đồng hồ để loại bỏ tủy và khử trùng. Sau đó lại cần thêm 30 phút để trám bít răng. Vì thế, tổng thời gian lấy tủy răng hàm có thể kéo dài đến 90 phút hoặc hơn, tùy thuộc vào mức độ viêm nhiễm của răng.

2. Răng tiền hàm (4, 5)

Các răng số 4, 5 nằm phía trước răng hàm, chỉ có 1-2 chân răng nên dễ xử lý hơn so với răng hàm. Với những chiếc răng cối nhỏ, nha sĩ cần khoảng 1 giờ để lấy tủy, tùy theo giải phẫu chân răng của bệnh nhân.

3. Răng nanh và răng cửa (1, 2, 3)

Những chiếc răng nanh và răng cửa có thời gian lấy tủy nhanh nhất vì chúng chỉ có 1 chân răng, lại nằm ở vị trí dễ thao tác hơn so với các răng còn lại. Tuy nhiên, vì yêu cầu cao của điều trị, việc lấy tủy răng cửa vẫn cần từ 45 phút đến 1 giờ để hoàn thành.

Số lần lấy tuỷ răng không chỉ phụ thuộc vào vị trí và tình trạng răng mà còn tay nghề Bác sĩ và máy móc hỗ trợ. Với tay nghề cao, trang bị máy móc hiện đại thì, Bác sĩ sẽ loại bỏ tuỷ viêm nhẹ nhàng và nhanh chóng, hạn chế phải lấy tuỷ răng nhiều lần, ảnh hưởng đến sinh hoạt và công việc hằng ngày của bạn.
PHAN XUÂN SƠN
Bác sĩ Răng Hàm Mặt

IV. Cách chăm sóc răng miệng sau khi lấy tủy răng

Sau khi lấy tuỷ răng nên làm gì để nhanh hồi phục? Có cần kiêng gì sau khi lấy tủy răng không? Đây cũng là những thắc mắc rất phổ biến ở những bệnh nhân bị nhiễm trùng tủy răng, bởi vì sau khi lấy tủy, sức khỏe răng miệng có thể bị ảnh hưởng ít nhiều.

Ngày nay, khoa học công nghệ ứng dụng trong lĩnh vực nha khoa đã phát triển mạnh mẽ, giúp quá trình lấy tủy răng diễn ra nhẹ nhàng và an toàn hơn trước rất nhiều. Dù vậy, bạn vẫn có thể gặp phải một số triệu chứng sau khi điều trị như sau:

  • Răng đã lấy tủy thường bị yếu, dễ sứt mẻ, dễ xỉn màu do không còn được nuôi dưỡng bởi các mạch máu. Giải pháp là bọc thêm răng sứ sau khi trám bít ống tủy để bảo vệ răng thật khỏi những tác động xấu.
  • Sau khi lấy tủy, răng có thể bị đau nhức nếu nha sĩ trám bít ống tủy không cẩn thận, vẫn còn làm hở sàn tủy hoặc chóp tủy, hoặc do tủy bị hoại tử chưa được lấy hết, vẫn còn để vi khuẩn tiếp tục sinh sôi bên trong răng. Giải pháp là bạn nên chọn các địa chỉ nha khoa uy tín, tìm gặp nha sĩ hoặc bác sĩ có chuyên môn và tay nghề cao để được hỗ trợ điều trị.
  • Điều trị tuỷ răng rất an toàn và các biến chứng như nhiễm trùng tái phát, tổn thương dây thần kinh hoặc xương hàm thường không phổ biến [8].
  • Có thể cảm thấy khó chịu trong mũi, tắc mũi hoặc đau đầu nếu điều trị tủy ở răng hàm trên, gần với xoang mũi. Nguyên nhân là trong khi lấy tủy, các thiết bị sử dụng để điều trị có tác động vào vần xoang mũi. Dù vậy, đây là trường hợp tương đối hiếm gặp, thường chỉ kéo dài 1-2 tuần sau khi điều trị tủy răng
Bạn có thể chườm đá nếu sau khi đặt thuốc diệt tủy răng bị nhức
Lấy tủy răng xong có đau không? Cần có biện pháp triệt để nhằm giảm thiểu cơn đau sau khi lấy tủy

Nhìn chung, vấn đề lớn nhất mà bệnh nhân e ngại gặp phải sau khi lấy tủy là những cơn đau tại vị trí răng được điều trị và các khu vực lân cận. Để giảm thiểu cơn đau sau khi lấy tủy răng và chăm sóc sức khỏe răng miệng một cách chu toàn, bạn cần lưu ý một số điều sau:

  • Có thể chườm đá lạnh bên ngoài má, ngay tại vị trí đã lấy tủy răng để tạm thời giảm thiểu cơn đau.
  • Sau khi lấy tủy răng cần vệ sinh và chăm sóc răng cẩn thận với thói quen: Đánh răng đủ 2 lần/ngày, dùng chỉ nha khoa để loại bỏ hết mảng bám trong kẽ răng, dùng nước muối sinh lý hoặc nước muối ấm pha loãng để súc miệng,… Tất cả những thói quen này sẽ giúp hạn chế vi khuẩn sinh sôi trong khoang miệng, giảm thiểu tác động có hại cho răng.
  • Cần thay đổi thói quen ăn uống hàng ngày: Tránh sử dụng thực phẩm cứng, dai, quá nóng, quá lạnh,… để giảm áp lực lên răng, không nên sử dụng nhiều đồ ngọt và cần hạn chế các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, thuốc lào,… để tránh làm hỏng men răng.
  • Thường xuyên theo dõi tình trạng đau nhức, ê buốt sau khi lấy tủy răng. Nếu cảm thấy những cơn đau kéo dài, nên tìm gặp nha sĩ để kiểm tra càng sớm càng tốt.
  • Tái khám theo đúng lịch hẹn mà nha sĩ yêu cầu, đồng thời lên lịch khám răng miệng định kỳ 6 tháng/lần để kịp thời phát hiện, ngăn chặn bất cứ vấn đề nào về răng miệng.
  • Chú ý quan sát và kiểm tra mối hàn trên răng (trong trường hợp không bọc sứ). Nếu có hiện tượng mối hàn bị bong, vỡ, nứt, cần nhanh chóng đến nha khoa để được xử lý.
Cách chăm sóc răng miệng sau khi lấy tủy răng

V. Giải đáp thắc mắc xoay quanh việc lấy tủy răng

Ngoài những thắc mắc cơ bản như lấy tủy răng mấy lần hẹn, lấy tuỷ răng mất bao lâu,… chắc hẳn bạn vẫn còn nhiều thắc mắc khác xung quanh vấn đề lấy tủy răng.

Sau đây là những câu hỏi phổ biến xoay quanh việc điều trị tủy răng sâu cùng lời giải đáp chi tiết, giúp bạn hiểu sâu hơn về phương pháp này và sớm đưa ra quyết định chữa tủy răng mà không còn chần chừ về triệu chứng trong và sau phẫu thuật.

  • Chọn nha khoa uy tín và có đội ngũ nha sĩ giàu kinh nghiệm.
  • Sử dụng dịch vụ lấy tủy bằng máy móc hiện đại.
  • Chăm sóc răng miệng kỹ lưỡng sau khi lấy tủy.

Lấy tủy răng nhiều lần có thể làm tăng nguy cơ:

  • Nhiễm trùng: Do thao tác nha khoa nhiều lần có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.
  • Yếu răng: Răng có thể bị mòn hoặc gãy do lấy tủy nhiều lần.
  • Tổn thương chóp chân răng: Nguy cơ ảnh hưởng đến chóp răng trong quá trình lấy tủy nhiều lần.

Tuy nhiên, nếu được thực hiện bởi nha sĩ có chuyên môn và kỹ thuật cao, nguy cơ này sẽ được giảm thiểu.

Sỏi tủy có thể phát triển trong một hoặc tất cả các răng, theo một đánh giá nghiên cứu năm 2016. Sỏi tuỷ thể trôi nổi tự do trong tủy răng của bạn hoặc liên kết với ngà răng xung quanh. Chúng xuất hiện thường xuyên hơn ở răng hàm. [9]

Số lần lấy tủy răng bị canxi hóa phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm:

  • Mức độ canxi hóa:
    • Canxi hóa nhẹ: Có thể lấy tủy trong một lần.
    • Canxi hóa nặng: Cần lấy tủy nhiều lần để loại bỏ hoàn toàn mô tủy bị canxi hóa.
  • Kỹ thuật và tay nghề nha sĩ:
    • Nha sĩ có kinh nghiệm có thể lấy tủy răng bị canxi hóa hiệu quả hơn, giảm số lần cần thiết.
  • Thiết bị và công nghệ:
    • Máy móc hiện đại hỗ trợ nha sĩ lấy tủy chính xác và hiệu quả hơn, đặc biệt là trong trường hợp canxi hóa nặng.

Thông thường:

  • Ống tủy canxi hóa nhẹ: Lấy tủy 1 lần.
  • Ống tủy canxi hóa nặng: Lấy tủy 2-3 lần.

Tuy nhiên, một số trường hợp phức tạp có thể cần đến 4-5 lần hoặc nhiều hơn.

Trên đây là toàn bộ kiến thức xoay quanh quá trình lấy tủy răng. Bài viết đã giải đáp rõ giá lấy tủy răng bao nhiêu tiền, review lấy tủy răng có đau không, quy trình thực hiện tiểu phẫu chuẩn y khoa và cách thức chăm sóc răng miệng sau khi lấy tủy răng sâu. Để được hỗ trợ và điều trị tận tình, chu đáo, bạn đừng quên tìm đến Trung tâm Nha khoa 3T. Với chất lượng dịch vụ chu đáo cùng đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm, Nha khoa 3T sẽ giúp bạn loại bỏ triệt để cơn đau nhức nhối do nhiễm trùng tủy răng gây ra!

VI. Lấy tuỷ răng tại Nha Khoa 3T.

1. Về nha khoa 3T:

Mặc dù tỉ lệ thành công lên đến 90% [10] nhưng lấy tủy là kĩ thuật khó, đòi hỏi sự tỉ mỉ, kiên nhẫn và tay nghề của bác sĩ, để đảm bảo lấy tủy tốt, không bị biến chứng.

Nha khoa 3T chính là địa chỉ tin cậy trong điều trị viêm tuỷ răng với kỹ thuật điều trị tủy răng và hàn kín hệ thống ống tủy bằng công nghệ hiện đại, cùng hệ thống các máy móc dụng cụ làm việc vô khuẩn tuyệt đối. Bạn có thể hoàn toàn yên tâm vào chất lượng dịch vụ và tay nghề của đội ngũ nha sĩ, bác sĩ chuyên môn tại 3T.

Để được tư vấn cụ thể về việc lấy tủy răng mất bao nhiêu tiền và phác đồ điều trị phù hợp với tình trạng răng hiện tại, bạn vui lòng liên hệ với Trung tâm Nha khoa 3T tại địa chỉ:

  • Hotline: 0913121713
  • Fanpage: NHA KHOA 3T
  • Địa chỉ: Số 6 Nguyễn Cửu Đàm P.Tân Sơn Nhì Q.Tân Phú
  • Thời gian làm việc: Thứ 2 đến thứ 7: 8h00 – 20h00

Nha Khoa 3T là địa chỉ lấy tuỷ răng tại TP. Hồ Chí Minh, được Sở Y Tế TP.HCM cấp giấy phép hoạt động hành nghề khám chữa bệnh số 07688/HCM-GPHĐ (được phép thực hiện thủ thuật lấy tuỷ răng)

Giấy Phép Hoạt Động

2. Chi phí lấy tủy răng tại Nha Khoa 3T bao nhiêu?

Lấy tủy răng bao nhiêu tiềnGiá lấy tủy răng có cao không? Nhìn chung, giá lấy tuỷ răng trên thị trường dao động trong khoảng 500.000-1.000.000 VND/chiếc, tùy thuộc vị trí răng và mức độ phức tạp của ca điều trị.

Đến với Nha khoa 3T, bạn sẽ được trải nghiệm chất lượng dịch vụ cao cấp, chữa tủy răng sâu trọn gói (bao gồm trám lại) mà không có bất cứ phát sinh nào. Vậy, lấy tủy răng giá bao nhiêu? Sau đây là bảng giá điều trị tủy răng cập nhật mới nhất tại Nha khoa 3T:

Có thể thấy, chi phí lấy tủy răng ở Nha khoa 3T khá là tối ưu so với các đơn vị khác trên thị trường. Mức giá không hề cao mà phù hợp với khả năng tài chính của đại đa số người dân hiện đang sinh sống tại Việt Nam.

Đến với Trung tâm Nha khoa 3T, bạn không còn trăn trở về việc lấy tủy răng và trám răng giá bao nhiêu nữa. Bởi 3T đã hỗ trợ hết các chi phí đầu vào như thăm khám, tư vấn và chụp X-quang. Chi phí còn lại chỉ bao gồm tiền lấy tủy và trám lại, trọn gói hoàn toàn và không có phát sinh.

 

——————

Bài viết này được xuất bản và cập nhật lần cuối vào ngày 1 tháng 7 năm 2024, đảm bảo nó phản ánh các thực hành và chính sách mới nhất tại Việt Nam.

——————

Bài viết này nhằm cung cấp thông tin toàn diện và hướng dẫn cụ thể về quy trình lấy tuỷ răng ở Việt Nam, giúp bạn có hướng chăm sóc nha khoa của mình với sự tự tin và yên tâm.


Nguồn tham khảo:

  1. Endodontic facts. (n.d.).
    https://www.aae.org/specialty/about-aae/news-room/endodontic-facts/
  2. What is a root canal? (n.d.). https://www.aae.org/patients/root-canal-treatment/what-is-a-root-canal/ 
  3. How Long Will I Have to Sit in the Dentist Chair During a Root Canal?. https://www.healthline.com/health/how-long-does-a-root-canal-take 
  4. Rechenberg D-K, et al. (2016). Biological markers for pulpal inflammation: A systematic review. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5127562/
  5. How it is performed: Root canal treatment. (2019). https://www.nhs.uk/conditions/root-canal-treatment/what-happens/ 
  6. Siqueira JF, Jr, Rocas IN. Chemo mechanical reduction of the bacterial population in the root canal after instrumentation and irrigation with 1%, 2.5%, and 5.25% sodium hypochlorite. J Endod. 2000;26:331–334. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/11199749
  7. American Dental Association. (n.d.). Crowns. https://www.mouthhealthy.org/en/az-topics/c/crowns 
  8. Narayanan LL, et al. (2010). Endodontic microbiology. DOI: https://dx.doi.org/10.4103%2F0972-0707.73386 
  9. Rechenberg D-K, et al. (2016). Biological markers for pulpal inflammation: A systematic review. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5127562/ 
  10. John O. Makanjuola, Olabisi H. Oderinu, and Donna C. Umesi, 2022. Treatment Outcome and Root Canal Preparation Techniques: 5-Year Follow-Up. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC9676548/