MỤC LỤC
Răng bị ê buốt khi ăn thức ăn nóng, lạnh do nhiều nguyên nhân khác nhau thường mang lại nhiều phiền toái cho bệnh nhân trong quá trình ăn nhai và sinh hoạt hàng ngày. Đây là dấu hiệu cho thấy răng bị nhạy cảm hoặc cũng có thể cảnh báo những vấn đề bất thường về răng miệng
Biểu hiện răng nhạy cảm. Khi ăn phải thực phẩm nóng, lạnh. Thần kinh dẫn truyền cảm giác bị kích thích, Cảm giác nhói buốt sẽ xuất hiện đột ngột làm bệnh nhân khó chịu và không thể tiếp tục ăn nhai nữa.
Nguyên nhân dẫn đến chân răng bị ê buốt.
- Răng bị mòn.
Đây là nguyên nhân chính thường gặp của việc răng bị nhạy cảm. Các ống thần kinh răng được bảo vệ bởi lớp men răng rất cứng chắc phía ngoài cùng, tiếp theo là lớp ngà răng ở giữa. Cùng với quá trình ăn nhai theo thời gian, các thói quen như nghiến răng khi ngủ, ăn nhai đồ cứng làm men răng bị mòn, răng bị mất chất khoáng dần để lộ những ống ngà răng nhỏ. Khi gặp tác nhân gây kích thích sẽ bị ê buốt chân răng hàm dưới và hàm trên.
- Răng bị mẻ, tác động mạnh.
Nếu vô tình răng gặp các chấn thương như tai nạn, va đập mạnh, răng bị mẻ vỡ cũng gây nên tình trạng ê buốt khi ăn nhai. Vì khi răng mẻ, , lớp ngà lộ ra ngoài, phần tủy răng không được bảo vệ, chỉ cầm một kích thích nhỏ cũng gây cảm giác ê đau nhiều.
- Răng bị tụt nướu, mòn cổ răng.
Tình trạng này thường gặp ở những bệnh nhân trung niên, xuất phát từ thói quen chăm sóc răng miệng chưa đúng cách, sử dụng bàn chải cứng và đánh răng với lực quá mạnh, chải răng theo chiều ngang lâu dần sẽ hình thành những vết khuyết ăn sâu vào cổ răng, khi cổ răng bị mòn, tổ chức men răng và ngà răng bị mất đi một phần mà không thể tự tái tạo được.
Sau khi răng bị mòn cổ, phần tủy răng bên trong dễ bị ảnh hưởng hơn, những yếu tố nhỏ như nước lạnh, nóng, hoặc gió rít qua kẽ răng cũng đủ làm bệnh nhân ê buốt.
- Răng bị sâu, viêm tủy.
Khi răng bị sâu, vi khuẩn tấn công và tạo nên những lỗ hổng, men và ngà răng bị phá hủy. Cảm giác ê buốt sẽ xuất hiện nhiều hơn khi ăn nhai thực phẩm cứng, chua, nóng, lạnh. Nếu lỗ sâu không được điều trị kịp thời, răng có nguy cơ bị viêm tủy, khi đó những cơn đau kéo dài khiến bạn vô cùng mệt mỏi. Ngay cả khi đã bọc răng sứ thì bạn cũng có thể gặp phải tình trạng. răng sứ bị ê buốt
- Tình trạng viêm nướu, viêm nha chu.
Đây cũng là nguyên nhân thường gặp gây nên tình trạng ê buốt răng. Chế độ vệ sinh không tốt, không cạo vôi định kì khiến mảng bám trên thân răng tích tụ lâu ngày, lấn dần vị trí của nướu răng, khi răng bị tụt nướu, phần chân răng lộ ra ngoài khiens răng nhạy cảm hơn khi ăn uống hàng ngày
Cách điều trị và khắc phục răng bị ê buốt như thế nào?
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây nên tình trạng ê buốt, bệnh nhân có thể khắc phục và điều trị bằng nhiều cách khác nhau
-
Sử dụng kem đánh răng chống ê buốt chuyên dụng.
Các kem đánh răng chống ê buốt có thành phần khoáng chất giúp tạo một lớp màng ngăn cách nhỏ, làm giảm độ nhạy cảm của răng, đồng thời giúp hạn chế sự ăn mòn men răng
-
Trám răng mòn cổ, mòn mặt nhai.
Đây là phương pháp đơn giản giúp hạn chế ê buốt răng khi ăn thực phẩm lạnh, men răng bị khuyết được thay thế bởi vật liệu trám, giúp ngà răng được bảo vệ khỏi những kích thích khi ăn nhai.
Tuy nhiên vị trí cổ răng không có độ lưu cao, miếng trám có thể bị rớt ra nếu đánh răng không đúng cách hoặc ăn nhai phải thức ăn cứng. Để đảm bảo chắc chắn hơn, bạn có thể bọc sứ nếu vết khuyết quá lớn hoặc mặt nhai bị mòn nhiều.
Xem Video quy trình trám mòn cố bằng trám răng composite thẩm mỹ.
- Điều trị sâu răng, viêm tủy.
Các trường hợp răng ê buốt do răng bị sâu, viêm tủy, răng cần được loại bỏ phần ngà mùn bị sâu hỏng sau đó thay thế bằng vật liệu trám thích hợp. Sau khi giải quyết nguyên nhân, tình trạng ê buốt sẽ giảm dần và hết. Để răng được bền hơn, đối với những miếng trám to, răng đã được điều trị tủy bạn có thể cân nhắc bọc sứ để bảo tồn răng lâu hơn.
- Điều trị viêm nha chu.
Cạo vôi răng sạch sẽ, loại bỏ những mảng bám lâu ngày ra khỏi thân răng giúp nướu răng không bị viêm, tụt nướu. Trường hợp răng đã bị tụt nướu, sau khi cạo vôi sạch sẽ làm hạn chế việc tiến triển tụt lợi.
Cách trị ê buốt răng tại nhà khi chưa điều trị được.
Để đảm bảo sức khỏe răng miệng tốt và phòng ngừa ê buốt răng. Bệnh nhân ngoài việc thăm khám sức khỏe răng miệng định kì, bạn cũng cần có một chế độ chăm sóc răng miệng kĩ lưỡng. Một số lưu ý khi chăm sóc răng miệng hàng ngày như
- Tránh xa các thực phẩm có tính axit cao.
Axit làm răng bị ăn mòn dần theo thời gian, bạn nên hạn chế các thực phẩm như nước ngọt có ga, thức ăn chua, dưa cà muối…
- Hạn chế các thực phẩm quá lạnh, nóng.
Khi răng đang nhạy cảm, hãy tạm thời tránh xa các thực phẩm có tính kích thích cao như thức ăn quá nóng, đá lạnh, đồ ngọt,
- Sử dụng bàn chải lông mềm.
Đánh răng nhẹ nhàng với bàn chải lông mềm giúp hạn chế mòn men răng. Đồng thời khi chải răng nên chải theo chiều dọc từ nướu xuống thân răng, không chải ngang để tránh răng bị khuyết cổ.
Thay bàn chải mỗi 3 tháng 1 lần để phòng ngừa vi khuẩn tích tụ trên bàn chải
- Khám răng , cạo vôi định kì
Khi thăm khám định kì giúp bạn phát hiện và xử trí kịp thời những bất thường trên răng miệng như răng sâu, mòn. Cạo vôi định kì giúp nướu luôn chắc khỏe, hạn chế viêm nướu, tụt nướu.
Kết luận về tình trạng ê buốt răng.
Răng bị ê buốt có nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó mòn cổ răng là thường gặp nhất. Bạn có thể nhìn thấy vùng cổ răng bị khuyết vào, vị trí này rất nhạy cảm với các loại thức ăn nóng, lạnh…đặc biệt là chua. Trám cổ răng rất đơn giản và có thể khắc phục hoàn toàn tình trạng răng bị ê buốt này.
Bạn có thể tham khảo giá trám răng và đến khám tại Nha Khoa 3T nếu gặp phải tình trạng ê buốt răng:
NHA KHOA 3T – phòng khám nha khoa uy tín tại TPHCM
(Tận Tâm-Tiên Tiến-Tin Tưởng)
Hotline tư vấn và đặt lịch: 0913121713
Địa chỉ: Số 6 Nguyễn Cửu Đàm P.Tân Sơn Nhì Q.Tân Phú
Thời gian làm việc : thứ 2- thứ 7 , 8-20h, CN nghỉ