MỤC LỤC
Khi Nha sĩ nói bạn cần phải nhổ răng khôn ngay cả khi răng khôn không bị đau. Bạn có thắc mắc tại sao phải nhổ bỏ không? Răng khôn mọc lệch khiến bạn bị đau thì đương nhiên cần phải nhổ rồi. Thế còn răng khôn không bị đau có cần nhổ không? Cùng Nha Khoa 3T tìm hiểu vấn đề này nhé.
Ngày nay, phẫu thuật nhổ răng khôn được thực hiện rất nhiều – gần như các bạn trẻ bước qua tuổi thanh niên đều gặp phải. Tuy nhiên, không phải răng khôn nào cũng cần nhổ.
Răng Khôn Không Bị Đau Có Cần Nhổ Không?
Câu trả lời là tùy thuộc vào tình trạng của răng khôn. Nếu răng khôn không đủ chỗ mọc thẳng thì nên nhổ để ngăn ngừa biến chứng ngay cả khi răng khôn không bị đau.
Nhổ răng khôn để phòng ngừa các biến chứng trong tương lai.
Răng khôn chưa gây ra biến chứng, răng khôn không bị đau không có nghĩa là răng khôn không bị mọc lệch. Răng có thể bị kẹt trong nước hoặc mọc lệch ra ngoài má. Điều đó có nghĩa là răng khôn không đủ chỗ để mọc.
Có thể xương hàm của người hiện đại quá nhỏ để có đủ chỗ cho răng khôn mọc, khiến chúng có thể mọc lệch, đâm vào các răng khác. Điều này có thể làm hỏng răng bên cạnh nếu không nhổ bỏ răng khôn.
Một số nha sĩ sẽ tư vấn bạn nhổ răng khôn, ngay cả khi răng khôn không bị đau, các răng bên cạnh khỏe mạnh, để ngăn ngừa các vấn đề sau này. Khi bạn càng lớn tuổi, xương hàm trở nên cứng hơn, khiến cho việc nhổ răng khôn trở nên khó khăn và dễ xảy ra các tai biến do nhổ răng khôn hơn.
Nếu bạn vẫn chần chừ không muốn nhổ, bạn có thể gặp các biến chứng sau phẫu thuật nhổ răng khôn như chảy máu nhiều, gãy răng kế cận, tê và mất cử động hàm. Những biến chứng này có thể kéo dài vài ngày hoặc suốt đời nếu thần kinh hàm dưới bị tổn thương vĩnh viễn do nhổ răng khôn.
Khi nào cần nhổ răng khôn ngay cả khi không bị đau?
Khi răng khôn gây ra vấn đề như khó vệ sinh răng miệng, chảy máu nướu, viêm lợi trùm…(có thể chưa gây đau) hoặc trên phim X-quang cho thấy răng khôn mọc lệch thì đều cần phải nhổ bỏ.
Ngoài ra, khi răng khôn đã gây ra các biến chứng sau thì bạn nên nhổ càng sớm càng tốt:
-Làm hỏng các răng bên cạnh: Răng khôn có thể đẩy các răng xung quanh, liên tục gây áp lực lên răng này, nhồi nhắt thức ăn vào kẽ răng gây sâu răng và các vấn đề về khớp cắn.
-Tổn thương xương hàm: Các u nang có thể hình thành xung quanh chân răng khôn do viêm nhiễm kéo dài. Nếu không được điều trị, răng khôn có thể làm phá hủy hàm và làm tổn thương các dây thần kinh bên dưới.
-Viêm xoang hàm: Răng khôn có thể dẫn đến đau, áp lực và tắc nghẽn xoang, gây viêm xoang hàm.
-Nướu bị viêm, viêm lợi trùm: Mô nướu xung quanh khu răng khôn bị sưng lên, đau nhức và khó làm sạch dẫn đến hôi miệng.
-Sâu răng kế cận: Nướu bị sưng sẽ tạo ra các túi chứa thức ăn giữa các răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển hình thành sâu răng, viêm tủy răng và cuối cùng là mất răng kế cận.
-Lệch lạc các răng bên cạch: Răng khôn mọc đâm vào các răng phía trước có thể gây chen chúc các răng phía trước, đặc biệt là răng cửa. Khi đó ngay cả khi đã nhổ răng khôn thì các răng bị lệch cũng không thể trở lại vị trí ban đầu.
Nha sĩ sẽ khám kỹ lưỡng trong miệng, chụp X-Quang đánh giá vị trí răng khôn trước khi đưa ra quyết định.
Nếu bạn vẫn chưa sẵn sàng để chia tay với răng khôn khi chưa bị đau, bạn có thể nhờ nha sĩ giải thích rõ hơn cho bạn. Răng khôn không bị đau vẫn nên nhổ để ngăn ngừa că
Trong nhiều trường hợp, bạn có thể đợi vài tháng để xem răng khôn có ổn không hay những phải chú ý vệ sinh răng khôn thật tốt.Nếu bạn bị đau hoặc nhận thấy nướu răng sưng tấy lên, có mùi hôi trong miệng thì có thể đã đến lúc bạn nên nhổ răng khôn rồi.
Xem thêm: Video nhổ răng khôn hàm trên tại Nha Khoa 3T.
Đia chỉ Nha Khoa 3T.
(Tận Tâm-Tiên Tiến-Tin Tưởng)
Hotline tư vấn và đặt lịch: 0913121713
Địa chỉ: Số 6 Nguyễn Cửu Đàm P.Tân Sơn Nhì Q.Tân Phú
Thời gian làm việc : thứ 2- thứ 7 , 8-20h, CN nghỉ