img

Lấy Tuỷ Răng Và Bọc Sứ Răng Sâu Còn Chân Được Không?

Tác giả bài viết

Được viết và kiểm duyệt bởi Bác sĩ Phan Xuân Sơn, tốt nghiệp ĐH Y Dược Tp.HCM, có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phục hồi răng. Thành viên Hội Răng-Hàm-Mặt Việt Nam (VOSA), đảm bảo rằng thông tin được cung cấp là chính xác, đáng tin cậy và luôn được cập nhật.

Bạn đang lo lắng vì chiếc răng sâu của mình đã vỡ, chỉ còn trơ lại chân răng? Tình trạng này không chỉ gây đau nhức, khó chịu mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng. Vậy răng sâu còn chân là gì? Nguyên nhân, biến chứng và cách điều trị như thế nào? Hãy cùng Nha Khoa 3T – cùng Bác sĩ Phan Xuân Sơn chuyên sâu về phục hồi răng, tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây!

I. Mở đầu:

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), sâu răng không được điều trị là tình trạng răng miệng phổ biến nhất trên toàn thế giới, ảnh hưởng đến khoảng 2 tỷ người trưởng thành.[1]

Răng sâu còn chân rất thường gặp, xảy ra khi vi khuẩn tấn công và phá hủy cấu trúc răng đến mức chỉ còn lại phần chân răng nằm sâu bên trong nướu. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai, thẩm mỹ mà còn có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

Với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm và hệ thống trang thiết bị hiện đại, Nha Khoa 3T tự tin mang đến cho bạn cái nhìn toàn diện và đáng tin cậy nhất về vấn đề răng sâu còn chân.

Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về:

  • Định nghĩa, phân loại và nguyên nhân gây ra răng sâu còn chân.

  • Những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

  • Các phương pháp điều trị hiệu quả và tiên tiến nhất.

  • Cách phòng ngừa răng sâu còn chân hiệu quả.
Răng sâu còn chân có giữ được không?

II. Răng sâu còn chân là gì?

Các nghiên cứu đã tìm thấy Streptococcus mutans và Streptococcus sobrinus là 2 chủng vi khuẩn chính của bệnh sâu răng. Cả hai đều ăn đường mà bạn tiêu thụ vào và hình thành mảng bám răng, là một lớp màng dính, không màu hình thành trên bề mặt răng [2]Khi độ pH của mảng bám giảm xuống dưới mức bình thường, hay thấp hơn 5,5, axit bắt đầu hòa tan các khoáng chất và phá hủy men răng, tạo thành lỗ sâu răng. [3]

Răng sâu còn chân là giai đoạn cuối của quá trình sâu răng, khi mà vi khuẩn đã phá hủy men răng, ngà răng và tiến sâu vào tủy răng, khiến cho phần thân răng bên ngoài bị vỡ, gãy, chỉ còn lại phần chân răng nằm dưới nướu.

Phân loại:

Dựa trên mức độ tổn thương:

  • Sâu răng còn chân một phần: Phần thân răng bị vỡ, gãy một phần, vẫn còn nhìn thấy một phần thân răng.
  • Sâu răng còn chân hoàn toàn: Toàn bộ phần thân răng đã bị mất, chỉ còn lại phần chân răng ẩn dưới nướu.

Dựa trên vị trí răng:

  • Răng cửa sâu còn chân
  • Răng hàm sâu còn chân
Sơ đồ các yếu tố gây ra sâu răng.

III. Nguyên nhân gây ra tình trạng răng sâu còn chân:

1. Vệ sinh răng miệng kém:

Đây là nguyên nhân hàng đầu gây ra sâu răng. Khi bạn không chải răng thường xuyên và đúng cách, mảng bám thức ăn sẽ tích tụ trên răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, sản sinh axit tấn công men răng và gây sâu răng.

Hình ảnh minh họa: (Chèn hình ảnh minh họa mảng bám trên răng)

2. Chế độ ăn uống nhiều đường và tinh bột:

Vi khuẩn trong miệng sử dụng đường và tinh bột từ thức ăn để tạo ra axit. Axit này sẽ bào mòn men răng và gây sâu răng.

3. Yếu tố di truyền:

Một số người có men răng yếu hơn do di truyền, khiến răng dễ bị tổn thương bởi vi khuẩn và axit.

4. Khô miệng:

Nước bọt có tác dụng trung hòa axit, làm sạch mảng bám và bảo vệ răng. Khi bạn bị khô miệng, nguy cơ sâu răng sẽ tăng cao.

5. Các bệnh lý răng miệng khác:

Các bệnh lý như viêm nướu, viêm nha chu cũng có thể làm tăng nguy cơ sâu răng và dẫn đến tình trạng răng sâu còn chân.

IV. Biến chứng nguy hiểm của răng sâu còn chân:

Răng sâu còn chân nếu không được điều gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng và toàn thân.

Ảnh hưởng chức năng ăn nhai:  Khi răng bị sâu chỉ còn chân, mất đi phần thân răng, khiến răng bị yếu dần và dễ vỡ thành mảnh. Vì thế, bệnh nhân gặp nhiều khó khăn trong việc ăn nhai.  

Tăng nguy cơ dẫn đến bệnh lý răng miệng:  Răng bị sâu còn chân có những lỗ nhỏ trên bề mặt, khiến thức ăn mắc kẹt ở răng, từ đó gây ra hôi miệng. Ngoài ra, tình trạng sâu răng nặng có thể dẫn đến các bệnh lý về răng miệng:

1. Viêm tủy răng:

Vi khuẩn từ sâu răng có thể xâm nhập vào tủy răng, gây viêm nhiễm và đau nhức dữ dội. Theo một nghiên cứu năm 2016, sâu răng là nguyên nhân phổ biến nhất của viêm tủy và hoại tử tủy. [4]

2. Áp xe răng:

Viêm nhiễm lan rộng ra các mô xung quanh chân răng, hình thành túi mủ gây đau nhức, sưng tấy vùng mặt.

3. Nhiễm trùng xương hàm:

Viêm nhiễm lan rộng đến xương hàm, gây đau nhức, sưng tấy, tạo các u nang gây phá huỷ xương hàm bên dưới.

4. Mất răng:

Răng sâu chỉ còn chân là giai đoạn sâu nặng, có thể bị lung lay và rụng nếu không có kế hoạch điều trị sớm.

5. Ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thân:

Vi khuẩn từ ổ viêm nhiễm răng miệng có thể theo đường máu di chuyển đến các cơ quan khác trong cơ thể, gây ra các bệnh lý tim mạch, tiểu đường, viêm khớp,…Mặt dù hiếm nhưng trong y văn đã ghi nhận nhiều trường hợp như vậy.

V. Phương pháp điều trị răng sâu còn chân:

Điều Trị Bảo Tồn Răng Là Ưu Tiên Hàng Đầu

Răng vĩnh viễn, một khi đã mất đi, sẽ không thể tự mọc lại. Đây là nguyên tắc nền tảng trong nha khoa, đặc biệt là khi điều trị răng sâu. Do đó, ưu tiên hàng đầu luôn được dành cho các phương pháp điều trị bảo tồn, nhằm giữ gìn răng thật tối đa.

Ngay cả trong trường hợp răng hàm bị sâu nặng, chỉ còn chân răng, nguyên tắc bảo tồn vẫn được đặt lên hàng đầu. Các kỹ thuật nha khoa hiện đại như điều trị tủy, tái tạo cùi, cắm chốt răng, bọc răng sứ… có thể giúp phục hồi chức năng ăn nhai và thẩm mỹ cho răng, tránh việc phải nhổ bỏ.

Lý do cho việc ưu tiên bảo tồn răng hàm:

  • Răng giả, dù tiên tiến đến đâu, cũng không thể thay thế hoàn toàn răng thật. Răng thật có cấu trúc phức tạp, liên kết chặt chẽ với xương hàm và nướu, đảm bảo khả năng ăn nhai hiệu quả và cảm nhận thức ăn tốt nhất. 
  • Nhổ răng hàm gây ra nhiều hệ lụy:
    Tiêu xương hàm: Lỗ trống sau khi nhổ răng khiến xương hàm bị tiêu đi theo thời gian, ảnh hưởng đến sự ổn định của các răng kế cận, làm thay đổi khuôn mặt và gây khó khăn cho việc phục hình sau này.
    Ảnh hưởng đến các răng khác: Mất răng khiến các răng còn lại phải chịu lực nhai nhiều hơn, dễ bị xô lệch, nghiêng ngả, gây mất cân bằng khớp cắn và ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng nói chung.
    Chi phí cao: Việc trồng răng mới sau khi nhổ răng đòi hỏi chi phí và thời gian đáng kể.
    Ảnh hưởng đến ăn nhai và giao tiếp: Trong thời gian chờ phục hình, việc ăn nhai và giao tiếp của người bệnh sẽ gặp nhiều khó khăn.

Tóm lại, việc bảo tồn răng hàm mang ý nghĩa vô cùng quan trọng, không chỉ về mặt sức khỏe răng miệng mà còn ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống. Một Bác sĩ có tâm sẽ luôn cố gắng giữ lại răng thật của bạn ngay cả khi răng chỉ còn chân.

Tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của răng, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp:

Trường hợp răng sâu nhưng chân răng vẫn còn tốt:

Đầu tiên, cần xác định chân răng còn tốt hay không vì còn chân răng mới đủ khả năng ăn nhai khi tái tạo lại bằng răng sứ

Bác sĩ sẽ thăm khám kỹ lương chân răng và chụp X.Quang để kiểm tra độ dài chân răng còn lại có đủ bọc răng sứ hay không

Sau đó, Bác Sĩ tiến hành quá trình tái tạo lại răng sâu chỉ còn chân răng qua 3 bước:

Bước 1: Điều trị tủy chân răng, chân răng cần được làm sạch tủy răng nhiễm trùng bên trong. Tủy răng là một tổ chức liên kết đặc biệt chứa nhiều dây thần kinh và mạch máu nằm trong một hốc giữa ngà răng nhưng đã bị hủy hoại do sâu răng nên cần được làm sạch

Chi phí điều trị tủy phụ thuộc vào vị trí răng có phí từ 500.000 đến 900.000/ một răng

Bước 1: Lấy tuỷ răng

Bước 2: Tái tạo cùi răng bên trên hay còn gọi là tái tạo lại phần thân răng. Đây phần cốt răng cứng chắc để chịu được lực ăn nhai và nâng đỡ được phần răng sứ bên ngoài. Cùi răng thường được làm bằng Titan hoặc sườn sứ cứng chắc.

Cùi răng cứng chắc được kết nối với phần chân răng bên dưới bằng lớp keo đặc biệt

Chi phí tái tạo cùi răng có phí 300.000 đến 500.000 tùy vật liệu lựa chọn. Nếu thân răng còn tốt thì chỉ cần cắm chốt răng để tiết kiệm chi phí hơn.

Gắn cùi giả
Bước 2: Gắn cùi răng, tái tạo thân răng

Bước 3: Bọc răng sứ trên cùi răng mới được gắn. Răng sứ được hoàn tất trong phòng labo riêng biệt, Bác sĩ sẽ thử lắp răng sứ trên miệng, tham vấn bạn về màu sắc, hình dạng, độ tương đồng và kiểm tra độ khít sát… và được sự đồng ý của khách hàng thì răng sứ mới được gắn vĩnh viễn.

Bước 3: Gắn Răng Sứ

Chi phí bọc răng sứ từ 800.000 đến 2.500.000/ một răng tùy loại sứ lựa chọn

 

BẢNG GIÁ BỌC RĂNG SỨ 2024

GIÁ

(1 Răng)

Răng Sứ Kim Loại MỸ

(BH 3 năm)

1.000.000

Răng Sứ Titan

(BH 5 năm)

1.500.000

Răng Toàn Sứ ZIRCONIA Dmax, Venus…

(BH 5 năm)

2.500.000

Răng Toàn Sứ DDbio (New)

(BH 10 năm)

3.500.000

Răng Toàn Sứ CERCON

(BH 10 năm)

5.000.000

Răng Toàn Sứ LAVA PLUS

(BH 15 năm)

6.000.000

Mặt Dán Sứ VENEER

(BH 10 năm)

5.000.000

RĂNG HƯ NẶNG CẦN TÁI TẠO

-Tái Tạo Cùi / Cắm Chốt Răng





300.000 – 500.000




Như vậy, khi răng sâu còn chân tốt thì Bác sĩ hoàn toàn có khả năng tái tạo lại bằng phương pháp bọc răng sứ răng sâu. Quá trình tái tạo thường mất khoảng 5-7 ngày qua 3-4 lần hẹn tại Nha Khoa.

Tái tạo cùi và bọc răng sứ phục hồi răng sâu còn chân
Tái tạo cùi và bọc răng sứ phục hồi răng sâu còn chân

Trường hợp bị sâu răng nặng và chân răng bị phá hủy hoàn toàn

Mặc dù ưu tiên bảo tồn, nhưng trong một số trường hợp, việc nhổ bỏ răng bị sâu chỉ còn chân là không thể tránh khỏi, đặc biệt khi chân răng đã bị phá hủy hoàn toàn. Tuy nhiên, đây là quyết định cần được xem xét kỹ lưỡng, bởi nó tiềm ẩn nhiều rủi ro, nhất là đối với răng cấm. Răng cấm (răng số 6 và 7) giữ vai trò quan trọng trong việc ăn nhai, có cấu trúc phức tạp với 2-4 chân răng nằm ở vị trí đặc biệt, nâng đỡ toàn bộ cung hàm.

Trước khi quyết định nhổ răng cấm, bác sĩ sẽ:

– Khám lâm sàng kỹ lưỡng: Đánh giá mức độ tổn thương của răng, tình trạng xương hàm, nướu, các răng lân cận.
– Chụp X-quang: Xác định chính xác hình dạng, số lượng, hướng mọc của chân răng, vị trí dây thần kinh, mạch máu xung quanh.
– Trao đổi kỹ lưỡng với bệnh nhân: Phân tích rõ ràng những rủi ro, lợi ích của việc nhổ răng cấm, cũng như các phương án phục hình sau nhổ.

Phương phá trồng răng lại răng sau khi nhổ:

Trồng răng Implant giải pháp thay thế răng đã mất tốt nhất hiện nay. Implant được cấy ghép vào xương hàm, thay thế chân răng đã mất, sau đó gắn mão sứ lên trên, phục hồi chức năng ăn nhai và thẩm mỹ.

Công nghệ hiện đại tại Nha Khoa 3T:

  • Máy chụp phim X-quang Cone Beam CT 3D cho hình ảnh rõ nét, chính xác, hỗ trợ chẩn đoán và lên kế hoạch điều trị tối ưu.

  • Công nghệ CAD/CAM thiết kế và chế tạo răng sứ chính xác, thẩm mỹ cao.

  • Thực hiện cấy ghép Implant chính xác nhờ hệ thống máng hướng dẫn (Implant Guide)

  • Kỹ thuật trồng răng Implant không lật vạt, hạn chế xâm lấn, rút ngắn thời gian lành thương.

Trường hợp chân răng bị phá huỷ hoàn toàn, Bác sĩ sẽ nhổ chân răng và cấy ghép Implant tức thì (vừa nhổ răng vừa cấy trụ Implant cùng một lúc)

VI. Phòng ngừa răng sâu còn chân:

Phòng ngừa răng sâu là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe răng miệng. Bạn nên thực hiện các biện pháp sau:

1. Vệ sinh răng miệng đúng cách:

  • Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, sau khi ăn và trước khi đi ngủ.
  • Sử dụng bàn chải lông mềm, kem đánh răng chứa Fluoride.
  • Chải răng nhẹ nhàng theo chiều dọc hoặc xoay tròn, tránh chải ngang.

2. Sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng:

Giúp làm sạch mảng bám ở kẽ răng và những vị trí mà bàn chải không chạm tới.

3. Chế độ ăn uống lành mạnh:

  • Hạn chế đồ ngọt, nước ngọt có ga, thức ăn chứa nhiều tinh bột. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết rằng, đường là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất gây sâu răng. Họ khuyến nghị nên giảm lượng đường tiêu thụ xuống dưới 10% tổng lượng calo nạp mỗi ngày. [5]
  • Tăng cường rau xanh, trái cây, thực phẩm giàu canxi.

4. Khám răng định kỳ 6 tháng/lần:

Giúp phát hiện sớm các vấn đề răng miệng và điều trị kịp thời.

VII. Kết luận:

Răng sâu còn chân là tình trạng nghiêm trọng, cần được điều trị càng sớm càng tốt để tránh những biến chứng nguy hiểm. Hãy chủ động chăm sóc sức khỏe răng miệng bằng cách vệ sinh răng miệng đúng cách, chế độ ăn uống lành mạnh và khám răng định kỳ.

Nếu bạn đang gặp phải vấn đề về răng sâu, hãy liên hệ ngay với Nha Khoa 3T để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp nhất!

Hotline tư vấn và đặt lịch: 0913121713

Địa chỉ: Số 6 Nguyễn Cửu Đàm P.Tân Sơn Nhì Q.Tân Phú

Thời gian làm việc : thứ 2- thứ 7 , 8-20h, CN nghỉ

Fanpage Nha Khoa 3T.

 Tài liệu tham khảo:

  1. Oral health. (2020).
    https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/oral-health
  2. Diet and Dental Caries: The Pivotal Role of Free Sugars Reemphasized. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/26261186/
  3. Sugars and dental caries. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/14522753/
  4. Rechenberg D-K, et al. (2016). Biological markers for pulpal inflammation: A systematic review.
    https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5127562/
  5. Moynihan P. (2016). Sugars and dental caries: evidence for setting a recommended threshold for intake.
    http://advances.nutrition.org/content/7/1/149.full