img

Sâu Kẽ Răng Có Trám Được Không?

Tác giả bài viết

Bài viết được thực hiện bởi Bác sĩ Phan Xuân Sơn, tốt nghiệp Đại học Y Dược TP.HCM chuyên ngành Răng Hàm Mặt. Hơn 10 năm kinh nghiệm, đã thực hiện hơn 4000 ca trám sâu kẽ răng tại Nha Khoa 3T. Thành viên Hội Răng-Hàm-Mặt Việt Nam (VOSA), đảm bảo rằng thông tin được cung cấp chính xác, đáng tin cậy và cập nhật liên tục.

Bằng cấp chuyên môn của Bác sĩ:

Sâu răng kẽ là tình trạng sâu răng phát triển giữa các kẽ răng. Loại sâu răng này rất phổ biến bởi vì mặc dù nhiều người chăm chỉ đánh răng, nhưng lại thường xuyên bỏ qua việc làm sạch kẽ răng.

Điều này dẫn đến sâu răng giữa các kẽ răng, tương tự như sâu răng trên bề mặt răng. Để tìm hiểu thêm về cách phòng ngừa, nhận biết triệu chứng và điều trị sâu răng kẽ, hãy tiếp tục theo dõi bài viết này.

Tổng quan về bệnh sâu kẽ răng

I. Giới thiệu về bệnh sâu kẽ răng

Ngày nay, sâu răng cực kỳ phổ biến. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), sâu răng không được điều trị là tình trạng răng miệng phổ biến nhất trên toàn thế giới, ảnh hưởng đến khoảng 2 tỷ người trưởng thành. [1]

Sâu kẽ răng là một bệnh lý răng miệng phổ biến, ảnh hưởng đến cả trẻ em và người lớn. Nó chiếm tỷ lệ đáng kể, khoảng 40%, trong tổng số các trường hợp sâu răng. Bệnh lý này xảy ra khi vi khuẩn tấn công và phá hủy men răng ở khu vực kẽ răng, tức là khoảng trống giữa hai răng liền kề. Sâu răng kẽ thường lan nhanh và ảnh hưởng đến nhiều răng cùng lúc. 

Phân loại sâu kẽ răng:

Dựa vào vị trí xuất hiện, sâu kẽ răng được chia thành hai loại chính:

  • Sâu kẽ răng cửa: Đây là tình trạng sâu răng xảy ra ở kẽ các răng cửa (răng nằm phía trước). Do vị trí dễ quan sát, sâu kẽ răng cửa thường được phát hiện sớm. Tuy nhiên, nó cũng gây ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ, khiến người bệnh tự ti trong giao tiếp.
  • Sâu kẽ răng hàm: Sâu kẽ răng hàm xảy ra ở kẽ các răng hàm (răng nằm phía trong). Vị trí khuất sâu bên trong khiến sâu kẽ răng hàm khó phát hiện, thường chỉ được chú ý khi đã tiến triển nặng và gây đau nhức.
Các vị trí dễ bị sâu kẽ răng
Các vị trí dễ bị sâu kẽ răng

II. Nguyên Nhân Gây Sâu Kẽ Răng:

Sâu kẽ răng hình thành do sự kết hợp của ba yếu tố chính:

  • Vi khuẩn: Vi khuẩn trong khoang miệng, chủ yếu là Streptococcus mutans và LactobacillusCả hai đều tiêu thụ đường mà bạn ăn vào và hình thành mảng bám răng, là một lớp màng dính, không màu hình thành trên bề mặt răng [2].
  • Mảng bám: Mảng bám là một lớp màng dính bám chặt trên bề mặt răng, chứa đầy vi khuẩn và thức ăn thừa. Mảng bám chính là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển và gây sâu răng. Khi độ pH của mảng bám giảm xuống dưới mức bình thường, hay thấp hơn 5,5, axit bắt đầu hòa tan các khoáng chất và phá hủy men răng tạo thành lỗ sâu răng [3].
  • Thức ăn thừa: Thức ăn, đặc biệt là đồ ngọt, tinh bột, nước có ga… dễ mắc kẹt ở kẽ răng, cung cấp nguồn dinh dưỡng dồi dào cho vi khuẩn sản sinh axit.

 2. Các yếu tố làm tăng nguy cơ sâu kẽ răng:

Ngoài 3 yếu tố gây ra sâu răng kể trên, có một số yêu tố khác làm tăng nguy cơ gây sâu kẽ răng bao gồm

1. Cấu Trúc Răng Và Sự Sắp Xếp Răng Trên Hàm

  •  Cấu trúc răng: Răng được cấu tạo bởi 3 lớp: men răng (lớp ngoài cùng, cứng nhất, bảo vệ răng), ngà răng (lớp giữa, xốp hơn) và tủy răng (lớp trong cùng, chứa mạch máu và dây thần kinh). Men răng yếu, bị thiểu sản men răng, mòn cổ chân răng hoặc tổn thương do chấn thương sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công dễ dàng hơn, dẫn đến sâu răng.
  •  Sự sắp xếp răng trên cung hàm: Răng mọc lệch, không đều, chen chúc, khấp khểnh gây khó khăn cho việc vệ sinh, tạo điều kiện cho thức ăn bám lại và vi khuẩn phát triển, tăng nguy cơ sâu kẽ răng.

2. Vệ Sinh Răng Miệng Chưa Hợp Lý

  • Không chải răng đúng cách: Không chải răng đủ hai lần mỗi ngày, đặc biệt là sau khi ăn, khiến mảng bám tích tụ, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.
  • Sử dụng bàn chải đánh răng không phù hợp: Bàn chải lông cứng khiến lông không thể len lỏi vào kẽ răng để làm sạch.
  • Không sử dụng chỉ nha khoa/bàn chải kẽ răng:  Bỏ qua bước vệ sinh kẽ răng khiến thức ăn và mảng bám tích tụ, khó làm sạch bằng bàn chải thông thường.
  • Không dùng nước súc miệng: Nước súc miệng giúp loại bỏ vi khuẩn ở những vị trí mà bàn chải và chỉ nha khoa khó tiếp cận.
  • Không lấy cao răng định kỳ: Cao răng là mảng bám cứng đầu, không thể tự làm sạch tại nhà.  Cao răng tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây sâu răng, viêm nướu.

3. Thói Quen Ăn Uống Không Khoa Học

  • Ăn nhiều đồ ngọt: Đường là thức ăn ưa thích của vi khuẩn trong miệng. Vi khuẩn sẽ chuyển hóa đường thành axit, tấn công men răng, gây sâu răng.
  • Ăn đồ ăn cứng:  Cắn đồ quá cứng có thể gây tổn thương răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.

4. Thói Quen Xấu Trong Cuộc Sống

  • Dùng tăm tre xỉa răng: Tăm tre cứng, kích thước lớn dễ gây tổn thương nướu, chảy máu, làm răng thưa và tạo kẽ hở cho thức ăn bám vào. 
  • Hút thuốc lá: Thuốc lá làm giảm lưu lượng máu đến nướu, ảnh hưởng đến khả năng tự bảo vệ của nướu, tăng nguy cơ mắc các bệnh về nướu, bao gồm cả sâu răng.

Sâu kẽ răng là kết quả của nhiều yếu tố. Bên cạnh việc chú ý đến cấu trúc răng, việc xây dựng thói quen vệ sinh răng miệng đúng cách, chế độ ăn uống khoa học và loại bỏ các thói quen xấu là vô cùng quan trọng để phòng ngừa sâu kẽ răng hiệu quả.

Sơ đồ Keyes Giải Thích Các Yếu Tố Gây Sâu Răng

III. Dấu hiệu nhận biết sâu kẽ răng:

Đặc điểm giải phẫu vùng kẽ răng với khe hẹp, khó vệ sinh tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tích tụ, hình thành mảng bám và tấn công men răng, khiến việc điều trị trở nên phức tạp hơn so với các loại sâu răng khác. 

Tương tự như các loại sâu răng khác, sâu kẽ răng cũng trải qua ba giai đoạn chính:

1. Sâu Men Răng: Là giai đoạn đầu tiên, vi khuẩn chỉ mới tấn công lớp men răng

2. Sâu Ngà Nông:Vi khuẩn đã tấn công sâu hơn vào lớp ngà răng bên dưới men răng

3. Sâu Ngà Sâu: Giai đoạn nặng, vi khuẩn đã phá hủy một phần lớn men răng và ngà răng, có thể lan đến tủy răng và gây viêm nhiễm.

Sâu kẽ răng thường phát triển âm thầm ở giai đoạn đầu, ẩn mình trong những kẽ răng khuất. Việc nhận biết sớm các triệu chứng là chìa khóa giúp ngăn chặn bệnh tiến triển nặng và gây ra những biến chứng nguy hiểm.

1. Xuất Hiện Vết Đen Ở Mặt Tiếp Xúc Của Răng

  • Vết đen là dấu hiệu đầu tiên và dễ nhận biết nhất của sâu kẽ răng. 
  • Khác với sâu răng thông thường, vết đen do sâu kẽ răng thường nằm ở mặt tiếp xúc giữa hai răng, khó quan sát bằng mắt thường.
  • Ban đầu, vết đen có thể mờ nhạt, sau đó đậm dần và tạo thành lỗ hổng giữa hai răng, ảnh hưởng đến thẩm mỹ, đặc biệt là ở vùng răng cửa.

2. Ê Nhức Răng

  • Cơn ê buốt, đau nhức xuất hiện khi ăn nhai, đặc biệt là thức ăn nóng, lạnh hoặc có tính axit cao.
  • Cảm giác ê nhức cũng có thể xuất hiện khi chải răng hoặc dùng chỉ nha khoa.
  • Ở giai đoạn đầu, cơn đau có thể thoáng qua, sau đó tăng dần về cường độ và tần suất khi sâu răng tiến triển.

3. Hơi Thở Có Mùi Hôi

  • Sâu kẽ răng tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển mạnh mẽ, phân hủy thức ăn thừa và tạo ra khí có mùi hôi khó chịu.
  • Khi sâu răng tiến triển đến tủy, dịch mủ từ ổ viêm chảy ra sẽ khiến hơi thở có mùi hôi nghiêm trọng hơn.
  • Vùng răng hàm thường dễ bị sâu kẽ răng do thức ăn dễ mắc vào và khó vệ sinh, góp phần gây hôi miệng.

4. Sưng Nướu Và Chảy Máu Nướu

  • Đây là dấu hiệu cho thấy sâu kẽ răng đã tiến triển nặng, vi khuẩn đã lan đến nướu, gây viêm nhiễm.
  • Nướu sưng đỏ, dễ chảy máu khi chải răng hoặc chạm vào.
  • Bệnh nhân có thể cảm thấy đau nhức, khó chịu, ảnh hưởng đến ăn nhai và giấc ngủ.

Khi nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào của sâu kẽ răng, bạn nên đến gặp nha sĩ ngay lập tức để được thăm khám và điều trị kịp thời. Việc điều trị sớm sẽ giúp bảo tồn răng thật, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm và tiết kiệm chi phí điều trị về sau.

IV. Tác động nguy hiểm của sâu kẽ răng

Tình trạng sâu kẽ răng này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng mà còn gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến sự tự tin và chất lượng cuộc sống.

Tác động đến sức khỏe răng miệng:

  • Từ sâu kẽ đến sâu toàn răng:  Sâu kẽ răng nếu không được điều trị kịp thời có thể lan rộng, ăn sâu vào bên trong cấu trúc răng, dẫn đến sâu răng toàn diện. 
  • Nguy cơ mất răng: Ở giai đoạn sâu ngà sâu, vi khuẩn tấn công mạnh mẽ, phá hủy men răng và ngà răng, làm suy yếu kết cấu răng, tăng nguy cơ gãy, vỡ và cuối cùng là mất răng.
  • Viêm nhiễm nướu và tổn thương tủy răng: Sâu kẽ răng nặng có thể lan đến nướu, gây viêm nướu, sưng, đau, thậm chí là hình thành túi mủ. Túi mủ nếu không được điều trị có thể gây áp xe răng, nhiễm trùng lan rộng và ảnh hưởng đến tủy răng, gây viêm tủy, hoại tử tủy, đau đớn dữ dội và cần can thiệp nha khoa phức tạp.

Tác động đến thẩm mỹ và cuộc sống:

  • Mất thẩm mỹ, giảm tự tin: Sâu kẽ răng, đặc biệt là ở răng cửa, tạo nên những vết đen, lỗ hổng mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến nụ cười và sự tự tin khi giao tiếp.
  • Hôi miệng, gây khó chịu: Vi khuẩn trong các vết sâu kẽ răng phân hủy thức ăn còn sót lại, tạo ra mùi hôi khó chịu, gây ảnh hưởng đến giao tiếp và mối quan hệ xã hội.
  • Ảnh hưởng tâm lý: Sâu kẽ răng và những hệ lụy của nó có thể khiến người bệnh tự ti, ngại ngùng, ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý và cuộc sống hàng ngày.

Mối liên hệ với các bệnh lý khác:

  • Nguy cơ viêm xoang: Vị trí các răng hàm trên gần xoang hàm, viêm nhiễm từ sâu răng có thể lây lan sang xoang, gây viêm xoang.
  • Nguy cơ ung thư vòm họng: Một số nghiên cứu cho thấy mối liên hệ giữa sâu răng và nguy cơ ung thư vòm họng. Vi khuẩn từ sâu răng có thể di chuyển đến vòm họng, tăng nguy cơ ung thư.

V. Chẩn Đoán Sâu Kẽ Răng

Để chẩn đoán chính xác sâu kẽ răng, nha sĩ sẽ thực hiện các bước sau:

Khám lâm sàng: Nha sĩ sẽ quan sát trực tiếp khoang miệng, sử dụng gương nha khoa và  thám trâm thăm dò để kiểm tra các bề mặt răng, đặc biệt là vùng kẽ răng. 
Chụp X-quang: Phim X-quang giúp phát hiện sâu răng ẩn giấu giữa các kẽ răng mà không thể nhìn thấy bằng mắt thường.

“Theo kinh nghiệm thực tế, tôi hay dùng thêm chỉ nha khoa để kiểm tra kẽ răng, nếu có kẽ răng bị sâu sẽ tạo ra cảm giác vướng khi kéo chỉ nha khoa qua lại. Bằng cách này, bạn cũng có thể tự chẩn đoán sâu kẽ răng tại nhà.” Bác sĩ Phan Xuân Sơn.

Chẩn đoán sâu kẽ răng qua phim X Quang
Chẩn đoán sâu kẽ răng qua phim X Quang

VI. Cách chữa sâu kẽ răng tại nhà

Nếu tình trạng răng bị sâu kẽ chỉ mới tiến triển, bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau đây để tự chữa trị tại nhà.

1. Sử dụng lá bàng non

Lá bàng có tính kháng khuẩn, kháng viêm cao nên thường được sử dụng để chữa trị các bệnh lý về răng miệng, trong đó có sâu răng.

Cách thực hiện:

1. Chuẩn bị 7 – 10 lá bàng non, rửa sạch rồi đun với nước.
2. Với hỗn hợp lá bàng cô đặc thu được, sử dụng súc miệng vào buổi tối để làm dịu các cơn đau do sâu răng gây ra.

2. Sử dụng lá trầu không

Lá trầu không chứa hoạt chất Flavonoid, có tác dụng chống viêm và oxy hóa, giúp sát khuẩn, ngừa sâu răng và giảm đau hiệu quả.

Cách thực hiện:

1. Chuẩn bị một ít lá trầu không, nghệ vàng, búp bàng, rửa sạch, giã nhỏ rồi ngâm với khoảng 20ml rượu trắng.
2. Đem cách thủy và để nguội. Sử dụng hỗn hợp này để súc miệng hoặc dùng bông thấm vào hỗn hợp, chấm lên vùng kẽ răng bị sâu.
3. Súc miệng lại với nước sạch.

3. Sử dụng hoa cúc vàng

Hoa cúc vàng có tác dụng kháng viêm và diệt khuẩn hiệu quả, nên khi chữa sâu răng tại nhà bạn không nên bỏ qua nguyên liệu này.

Cách thực hiện:

1. Chuẩn bị 4 – 6 bông cúc vàng, rửa sạch, ngâm muối rồi để ráo nước.
2. Mỗi ngày nhai một lượng vừa đủ cánh hoa để tiêu diệt vi khuẩn gây sâu răng.
3. Súc miệng lại thật sạch với nước.

Lưu ý: Các phương pháp kể trên chỉ có tác dụng làm giảm cơn đau tạm thời hoặc làm chậm quá trình tiến triển của sâu răng. Để đảm bảo hiệu quả, an toàn và bảo tồn được răng, bạn nên đến ngay các trung tâm nha khoa để được các bác sĩ thăm khám và điều trị.

VII. Điều trị sâu kẽ răng tại Nha Khoa

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của sâu răng, nha sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp:

1. Phương pháp trám sâu kẽ răng:

Phương pháp trám sâu kẽ răng là quá trình sử dụng vật liệu nhân tạo để thay thế phần mô răng bị khuyết thiếu nhằm khôi phục lại hình dáng và chức năng của răng. Đây là phương án tối ưu cho những trường hợp răng có lỗ sâu nhỏ, mô răng không bị phá hủy quá nhiều.

Vật liệu sử dụng

Vật liệu thường sử dụng để trám răng là composite, do chúng có màu sắc tương đồng với răng thật, lành tính và thân thiện với môi trường trong miệng. Composite cũng có thể là giải pháp thay thế tạm thời nếu bạn chưa đủ chi phí để thực hiện các loại phục hình khác như bọc sứ hoặc dán veneer.

Ưu điểm của phương pháp trám răng

An toàn: Vật liệu composite lành tính, không gây kích ứng trong môi trường miệng.
Tiết kiệm: Chi phí để thực hiện hàn thẩm mỹ một chiếc răng tại nha khoa 3T dao động từ 200-300 nghìn đồng.
Nhanh chóng: Thời gian trám răng thường trong vòng 20-45 phút, tùy thuộc vào từng lỗ sâu.

Quy trình trám răng bị sâu kẽ:

Thăm khám và chụp X quang: Bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng răng miệng và đưa ra chỉ định phù hợp.
Làm sạch lỗ sâu: Sử dụng dụng cụ nha khoa để loại bỏ mô răng bệnh.
Chọn màu vật liệu: Bác sĩ so màu răng thật của bạn để chọn màu composite phù hợp.
Cô lập răng: Đảm bảo môi trường không bị nhiễm nước bọt và máu.
Trám răng: Lấp đầy lỗ hổng bằng các lớp composite, tạo hình thể giống như ban đầu.
Điều chỉnh khớp cắn: Đảm bảo chức năng ăn nhai ổn định và đánh bóng miếng trám để đạt vẻ đẹp tự nhiên.

Nhược điểm của phương pháp trám răng bằng composite

– Độ bền: Composite không bền bằng bọc sứ hoặc dán veneer, có thể đổi màu hoặc bong tróc nếu không chăm sóc đúng cách.
– Tính thẩm mỹ: Composite có thể mất đi độ bóng và màu sắc ban đầu khi tiếp xúc với thực phẩm có màu dễ bám, như nước ngọt.

2. Phương pháp Bọc răng sứ / Dán sứ Veneer

Bọc răng sứ là gì?

Bọc răng sứ là quá trình mà bác sĩ sử dụng một thân răng giả bằng sứ chụp lên trên răng thật đã được mài chỉnh theo tỷ lệ phù hợp nhằm khôi phục lại hình thái và chức năng của răng. Quá trình này giúp bảo vệ răng và cải thiện tính thẩm mỹ.

Ưu điểm của bọc răng sứ

Độ cứng cao: Răng sứ có độ cứng rất cao, giúp thực hiện chức năng ăn nhai bình thường mà không mất đi sức nhai.

Thẩm mỹ: Màu sắc của răng sứ có thể lựa chọn sao cho giống với răng thật, mang lại vẻ đẹp tự nhiên.

Quy trình bọc răng sứ

1. Thăm khám và chẩn đoán: Bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng răng miệng và chỉ định phương pháp phù hợp.

2. Chuẩn bị răng: Bác sĩ mài chỉnh răng thật theo tỷ lệ thích hợp để tạo không gian cho răng sứ.

3. Lấy dấu răng: Sử dụng vật liệu chuyên dụng để lấy dấu răng, tạo mẫu cho răng sứ.

4. Chế tạo răng sứ: Mẫu răng sẽ được gửi đến phòng lab để chế tạo răng sứ theo đúng kích thước và màu sắc yêu cầu.

5. Gắn răng sứ: Sau khi răng sứ hoàn thành, bác sĩ sẽ gắn răng sứ lên răng thật và kiểm tra khớp cắn, điều chỉnh cho phù hợp.

Lưu ý khi bọc răng sứ

– Điều trị tủy: Đối với trường hợp sâu kẽ nặng hoặc sâu kẽ có kèm tổn thương tủy, bác sĩ sẽ lấy tủy để điều trị dứt điểm cơn đau trước khi bọc răng sứ.

#Dán sứ Veneer

Dán sứ Veneer là một phương pháp ít xâm lấn hơn so với bọc răng sứ. Bác sĩ chỉ mài một lớp mỏng trên bề mặt răng thật và gắn một lớp sứ veneer lên trên.

Ưu điểm: Veneer có độ mỏng nhưng vẫn đảm bảo độ bền và thẩm mỹ, giúp bảo tồn mô răng thật tối đa.

Quy trình: Tương tự như bọc răng sứ, nhưng quá trình mài răng ít xâm lấn hơn.

Bọc răng sứ và dán sứ Veneer đều là những phương pháp hiệu quả để điều trị sâu kẽ răng, đặc biệt là trong những trường hợp sâu kẽ nặng hoặc có tổn thương tủy. Khi lựa chọn phương pháp điều trị, bạn nên thăm khám tại các cơ sở nha khoa uy tín để được tư vấn và thực hiện đúng kỹ thuật, đảm bảo hiệu quả và an toàn.

Bọc sứ răng cửa bị sâu
Bọc răng sứ trong trường hợp sâu kẽ răng nặng kèm theo lấy tuỷ răng

VIII. Phòng Ngừa Sâu Kẽ Răng

1. Các biện pháp vệ sinh răng miệng cần thiết

Vệ sinh răng miệng cách tốt nhất để ngăn ngừa các vấn đề về sức khỏe lâu dài và các biến chứng liên quan đến răng, nướu và miệng. [14]

Kỹ thuật chải răng hiệu quả:

  • Chải răng ít nhất 2 lần mỗi ngày [15]
  • Sử dụng bàn chải lông mềm, đầu nhỏ, kem đánh răng có chứa fluoride.
  • Đặt bàn chải nghiêng 45 độ so với viền nướu, chải nhẹ nhàng theo chuyển động tròn nhỏ.
  • Chải đều khắp các mặt răng, mỗi vị trí chải khoảng 2 phút, 2 lần/ngày.

Sử dụng chỉ nha khoa:

Bàn chải kẽ răng:

  • Tăm nước: Là thiết bị vệ sinh răng miệng sử dụng tia nước phun ra với áp lực để loại bỏ mảng bám, vụn thức ăn thừa mắc kẹt giữa kẽ răng và viền nướu. Tăm nước có thể tiếp cận sâu vào các kẽ răng, loại bỏ mảng bám và vụn thức ăn hiệu quả hơn so với bàn chải đánh răng thông thường. Tăm nước dễ dàng thao tác hơn chỉ nha khoa.
  • Nước súc miệng: Sử dụng nước súc miệng có chứa fluoride sau khi chải răng và dùng chỉ nha khoa để tăng cường hiệu quả bảo vệ răng.

2. Chế độ ăn uống khoa học:

  • Hạn chế: Giảm thiểu tiêu thụ đồ ngọt, nước ngọt có ga, thức ăn chứa nhiều đường, tinh bột… Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến nghị nên giảm lượng đường tiêu thụ xuống dưới 10% tổng lượng calo nạp mỗi ngày. [17]
    Tăng cường: Bổ sung rau củ quả, trái cây tươi, thực phẩm giàu canxi và vitamin D… vào thực đơn hàng ngày. Vitamin D rất quan trọng để giúp hấp thụ canxi và photpho từ thức ăn, giúp ngừa sâu răng. [18]
  • Uống nhiều nước: Uống đủ 2 lít nước/ngày, ưu tiên nước lọc hoặc để giúp trung hòa axit, làm sạch khoang miệng.

3. Khám răng định kỳ:

Khám răng định kỳ 6 tháng/lần để được nha sĩ kiểm tra, vệ sinh răng miệng chuyên nghiệp và phát hiện sớm các vấn đề răng miệng, bao gồm cả sâu kẽ răng.

Nhiều người nghĩ rằng chỉ cần chải răng đều đặn là đủ để bảo vệ răng miệng. Tuy nhiên, bàn chải thông thường khó có thể làm sạch hết mảng bám ở kẽ răng, đặc biệt là những người có kẽ răng hẹp. Lời khuyên của tôi là bạn nên kết hợp sử dụng chỉ nha khoa hoặc tăm nước ít nhất 1 lần/ngày để làm sạch kẽ răng hiệu quả.
Bác sĩ Phan Xuân Sơn
10 năm kinh nghiệm

IX. Những Câu Hỏi Thường Gặp Về Sâu Kẽ Răng.

1. Sâu kẽ răng có tự khỏi được không?

Không, sâu răng không thể tự khỏi. Nếu không được điều trị kịp thời, sâu răng sẽ tiếp tục phát triển, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

2. Sâu kẽ răng có lây không?

Không, bản thân sâu răng không lây nhiễm. Tuy nhiên, vi khuẩn gây sâu răng có thể lây lan qua tiếp xúc trực tiếp (hôn,dùng chung đồ dùng cá nhân) hoặc gián tiếp (qua thức ăn, nước uống).

3. Chi phí điều trị sâu kẽ răng hết bao nhiêu?

Chi phí điều trị phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của sâu răng, phương pháp điều trị, loại vật liệu sử dụng và cơ sở nha khoa.

X. Kết Luận

Sâu kẽ răng là một vấn đề răng miệng phổ biến nhưng hoàn toàn có thể phòng ngừa được. Bằng cách thực hiện vệ sinh răng miệng đúng cách, có chế độ ăn uống khoa học và khám răng định kỳ, bạn có thể bảo vệ hàm răng chắc khỏe, tự tin tỏa sáng với nụ cười rạng rỡ.

Lưu ý:

  • Bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị của bác sĩ.
  • Hãy liên hệ với nha sĩ để được tư vấn cụ thể cho trường hợp của bạn.

Nha Khoa 3T là địa chỉ lấy tuỷ răng tại TP. Hồ Chí Minh, được Sở Y Tế TP.HCM cấp giấy phép hoạt động hành nghề khám chữa bệnh số 07688/HCM-GPHĐ (được phép thực hiện thủ thuật điều trị sâu kẽ răng)

Giấy Phép Hoạt Động

Tài liệu tham khảo:

  1. Oral health. (2020).
    https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/oral-health
  2. Diet and Dental Caries: The Pivotal Role of Free Sugars Reemphasized. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/26261186/
  3. Sugars and dental caries. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/14522753/
  4. Rechenberg D-K, et al. (2016). Biological markers for pulpal inflammation: A systematic review.
    https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5127562/
  5. Smoking, gum disease, and tooth loss. (2018).
    https://www.cdc.gov/tobacco/campaign/tips/diseases/periodontal-gum-disease.html
  6. Cavities/tooth decay. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/cavities/symptoms-causes/syc-20352892
  7. Oral microbiome: Unveiling the fundamentals, 2019. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6503789/
  8. Dental filling options. (n.d.).
    https://www.mouthhealthy.org/en/az-topics/d/dental-filling-options
  9. Statement on dental amalgam. (2009).
    https://www.ada.org/en/about-the-ada/ada-positions-policies-and-statements/statement-on-dental-amalgam
  10. American Dental Association. (n.d.). Crowns. https://www.mouthhealthy.org/en/az-topics/c/crowns

  11. What is a root canal? (n.d.). https://www.aae.org/patients/root-canal-treatment/what-is-a-root-canal/
  12. Root Canal vs Extraction. https://www.aae.org/patients/root-canal-treatment/what-is-a-root-canal/root-canal-vs-extraction/
  13. How Long Do Fillings Last?, 2020. https://www.healthline.com/health/how-long-do-fillings-last
  14. The tooth decay process: How to reverse it andavoid a cavity.
    https://www.nidcr.nih.gov/health-info/childrens-oral-health/tooth-decay-process
  15. The tooth decay process: How to reverse it and avoid a cavity. (2018).
    https://www.nidcr.nih.gov/health-info/tooth-decay/more-info/tooth-decay-process
  16. Brushing Your Teeth. https://www.mouthhealthy.org/all-topics-a-z/brushing-your-teeth/
  17. Moynihan P. (2016). Sugars and dental caries: evidence for setting a recommended threshold for intake.
    http://advances.nutrition.org/content/7/1/149.full
  18. Herzog K, et al. (2016). Association of vitamin D and dental caries in children. DOI:
    http://dx.doi.org/10.1016/j.adaj.2015.12.013

Bài viết này được cập nhật y khoa lần cuối vào ngày 1 tháng 7 năm 2024, đảm bảo nó phản ánh các thực hành và chính sách mới nhất tại Việt Nam.

Bài viết này nhằm cung cấp thông tin toàn diện và hướng dẫn cụ thể về tình trạng sâu kẽ răng ở Việt Nam, giúp bạn có hướng chăm sóc nha khoa của mình với sự tự tin và yên tâm.