img

Trám Răng Thưa: Giải Đáp 16 Câu Hỏi Chi Tiết Từ A đến Z

Tác giả bài viết

Được viết và kiểm duyệt bởi Bác sĩ Phan Xuân Sơn, tốt nghiệp ĐH Y Dược Tp.HCM, có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trám răng thẩm mỹ. Thành viên Hội Răng-Hàm-Mặt Việt Nam (VOSA), đảm bảo rằng thông tin được cung cấp chính xác, đáng tin cậy và luôn được cập nhật.

Bằng cấp chuyên môn của Bác sĩ:

Mã QR hội viên

  • Bài viết này được cập nhật y khoa lần cuối vào ngày 15 tháng 5 năm 2024, đảm bảo thông tin được cập nhập mới nhất

    Bài viết này nhằm cung cấp thông tin toàn diện và hướng dẫn cụ thể về dịch trám răng thưa ở Việt Nam, giúp bạn có hướng chăm sóc nha khoa của mình với sự tự tin và yên tâm.

I. Giới thiệu về trám răng thưa.

Bạn có những khe hở nhỏ giữa các răng khiến nụ cười kém hoàn hảo? Bạn cảm thấy tự ti khi giao tiếp vì răng thưa? Đừng lo lắng, trám răng thưa chính là giải pháp dành cho bạn!

Trám răng thưa, hay còn gọi là trám khe hở, là kỹ thuật nha khoa thẩm mỹ sử dụng vật liệu composite (nhựa nha khoa) đặc biệt để lấp đầy các khoảng trống giữa các răng. Nhờ đó, mang lại cho bạn nụ cười đều đặn, rạng rỡ và tự tin hơn.

Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp 16 câu hỏi chi tiết thường gặp về trám răng thưa, từ đó giúp bạn hiểu rõ hơn về phương pháp này.

Trám răng thưa là dịch vụ thẩm mỹ hiệu quả giúp cải thiện nụ cười

II. 16 Câu Hỏi Thường Gặp Về Trám Răng Thưa:

1. răng thưa là gì?

Răng thưa là thuật ngữ y khoa được sử dụng để mô tả khoảng trống giữa các răng. Khoảng cách giữa hai răng cửa giữa được xác định là khoảng cách đường giữa phía trước lớn hơn 0,5 mm giữa các bề mặt gần của hai răng cửa giữa [1]. Đây là một tình trạng phổ biến khiến khách hàng tìm đến nha khoa để đóng kín các khoảng trống này. Thống kê cho thấy tỷ lệ răng thưa hàm trên phổ biến hơn răng thưa hàm dưới [2].

Răng thưa, nguyên nhân và cách điều trị
Trám răng thưa

2. Nguyên nhân dẫn đến răng thưa là gì?

Nguyên nhân gây ra răng thưa rất đa dạng, bao gồm:

  • Yếu tố di truyền: Khoảng cách giữa các răng có thể được di truyền từ bố mẹ sang con cái.
  • Sự bất cân xứng giữa kích thước răng và xương hàm: Xương hàm có thể phát triển bình thường, nhưng kích thước răng lại quá nhỏ, tạo ra khoảng trống giữa các răng.
  • Dây hãm (thắng) môi dày hoặc bám thấp: Dây hãm môi kéo căng có thể ngăn cản sự di chuyển của răng, dẫn đến khoảng cách giữa hai răng cửa.
  • Thói quen xấu: Mút ngón tay, đẩy lưỡi, cắn môi… kéo dài có thể tác động đến sự phát triển của răng và xương hàm, gây ra răng thưa.
  • Mất răng: Khi mất răng mà không được phục hình kịp thời, các răng kế cận có thể di chuyển về khoảng trống, gây ra xô lệ và tạo khoảng cách giữa các răng. [3]
Các dạng răng thưa

3. Trám răng thưa bằng composite là gì?

Đây là phương pháp sử dụng vật liệu composite – một loại nhựa tổng hợp có màu sắc tương tự như răng thật – để lấp đầy khoảng trống giữa các răng. Composite có khả năng bám dính tốt vào men răng, độ bền cao, khả năng chịu lực tốt, đồng thời đảm bảo tính thẩm mỹ cho hàm răng.

Ưu điểm của trám răng thưa bằng composite:

  • Thẩm mỹ tự nhiên: Composite có màu sắc tương tự như răng thật, sau khi trám sẽ khó phân biệt được răng thật và răng đã trám.
  • Ít xâm lấn: Không cần phải mài răng, bảo tồn tối đa mô răng thật.
  • Thời gian thực hiện nhanh chóng: Chỉ mất khoảng 30-60 phút cho một lần trám. [4],[5],[6]
  • Chi phí hợp lý: So với các phương pháp khác như bọc răng sứ, niềng răng, trám răng thưa bằng composite có chi phí thấp hơn.

4. So sánh Trám răng và Bọc răng Sứ cho trường hợp răng thưa:

Đặc điểmTrám răng CompositeBọc răng Sứ
Quy trìnhMột lần hẹn, không cần phòng labNhiều lần hẹn, cần phòng lab
Chi phíThấp hơnCao hơn
Bảo tồn mô răngMài ít mô răngMài nhiều mô răng
Độ bền màuKém hơn, dễ bị nhiễm màuTốt hơn, không bị nhiễm màu
Độ bền cơ họcKém hơnTốt hơn
Tuổi thọThấp hơnCao hơn
Sửa chữaDễ dàng sửa chữa trực tiếpKhó sửa chữa, thường phải làm mới [7],[8]
Thích hợpKhe thưa nhỏ, ngân sách eo hẹpKhe thưa lớn, yêu cầu thẩm mỹ cao
Quy trình trám răng thưa tại Nha khoa 3T

5. Nhược điểm của phương pháp trám răng thưa.

Mặc dù trám răng composite là một phương pháp phổ biến để khắc phục tình trạng răng thưa, phương pháp này vẫn tồn tại một số hạn chế nhất định, đòi hỏi bác sĩ cần cân nhắc kỹ lưỡng để lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp cho từng trường hợp cụ thể.

1. Độ bền màu:

  • Nhược điểm: Composite có độ bền màu kém hơn so với sứ, dễ bị xỉn màu theo thời gian. Yếu tố này phụ thuộc vào kỹ thuật đánh bóng của nha sĩ, chất lượng vật liệu composite và đặc biệt là thói quen vệ sinh răng miệng của bệnh nhân [9].
  • Khắc phục:
    – Cần chăm sóc răng miệng đúng cách sau khi trám răng, bao gồm chải răng đều đặn với kem đánh răng chứa flour, sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng.
    – Bệnh nhân nên hạn chế sử dụng các thực phẩm và đồ uống có màu sậm như cà phê, trà, rượu vang đỏ,… vì chúng có thể khiến răng bị xỉn màu nhanh hơn.
    – Lựa chọn vật liệu composite chất lượng cao, có khả năng chống bám màu tốt.

2. Độ bền cơ học:

  • Nhược điểm: So với sứ, composite có độ bền gãy, độ bền nén và độ bền trượt kém hơn, do đó không phải là lựa chọn tối ưu cho các vị trí răng chịu lực nhai lớn [10].
  • Khắc phục:
    – Bác sĩ cần đánh giá kỹ lưỡng tình trạng răng của bệnh nhân, vị trí và kích thước kẽ răng thưa để đưa ra chỉ định điều trị phù hợp. Đối với những trường hợp khe thưa lớn hoặc ở vị trí chịu lực nhai nhiều, bác sĩ có thể cân nhắc lựa chọn phương pháp khác như bọc răng sứ.
    – Sử dụng kỹ thuật trám răng chính xác, tránh bị cao kê khó chịu, đảm bảo miếng trám bám chắc chắn vào răng, giảm thiểu nguy cơ bong tróc, gãy vỡ.

Mặc dù tồn tại những nhược điểm trên, trám răng composite vẫn là một phương pháp được ưa chuộng trong điều trị răng thưa.

Nhiều tác giả đã báo cáo kết quả tuyệt vời khi sử dụng composite trám răng để đóng khe thưa [5], [11], [12]. Willhite [13] đã đề xuất ba tiêu chí để đóng khe thưa thành công: 

1. Tăng độ loe răng tại mặt tiếp giáp giữa nướu và răng; 

2. Niêm mạc nướu đóng kín hoàn toàn (tức là không có hình tam giác nướu); 

3. Rìa dưới nướu nhẵn, không bị mắc hoặc làm rách chỉ nha khoa.

6. Trám răng thưa có đau không?

Về lý thuyết, quy trình trám răng thưa chỉ là một phương pháp dùng chất liệu Composite hoặc sứ nha khoa, có đặc tính bền bỉ, cao cấp để lấp đầy khoảng hở giữa các kẽ răng.

Kĩ thuật trám răng thưa không hề xâm lấn hay làm tổn thương đến mô răng và mô nướu, nên không gây ra cảm giác đau hay ê buốt.

7. Nên chọn loại composite nào để trám răng thưa

Composite được sử dụng cho phục hình răng trước phải thể hiện các đặc tính xử lý tốt (không dính và không bị chảy) và thẩm mỹ cao (độ bóng). Một số loại composite nhựa có bán trên thị trường rất phù hợp cho mục đích này, bao gồm:

  • Estelite Sigma của Tokuyama (Tokyo, Nhật Bản)
  • Filtek Supreme Ultra của 3M ESPE (St. Paul, MN, Hoa Kỳ)
  • Premise của Kerr (Orange, CA, Hoa Kỳ)
  • Renamel Microfill của Cosmedent (Chicago, IL, Hoa Kỳ) [14]

Các loại composite này thường chứa hàm lượng chất độn cao theo thể tích (> 65%) và kích thước hạt nhỏ hơn 5 μm [15]. Điều này giúp đảm bảo độ bền và tính thẩm mỹ của phục hình.

Việc lựa chọn composite phù hợp không chỉ dựa vào tính chất vật lý và hóa học của vật liệu mà còn phụ thuộc vào yêu cầu thẩm mỹ và chức năng của từng trường hợp cụ thể. Các bác sĩ nha khoa cần cân nhắc kỹ lưỡng để đảm bảo kết quả phục hình tối ưu cho bệnh nhân.

8. Chi phí trám răng thưa là bao nhiêu?

Chi phí trám răng thưa có thể khác nhau tùy thuộc vào phòng khám nha khoa cụ thể và vật liệu được sử dụng để trám răng. Những yếu tố như kinh nghiệm của bác sĩ, công nghệ sử dụng và vị trí địa lý của phòng khám cũng có thể ảnh hưởng đến giá cả.

Nha khoa 3T thấu hiểu rằng chi phí luôn là một yếu tố quan trọng khi bạn cân nhắc các dịch vụ nha khoa. Do đó, chúng tôi luôn cung cấp bảng giá cạnh tranh và minh bạch, giúp bạn dễ dàng lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Nha khoa 3T là địa chỉ chuyên về trám răng thưa tại TP.HCM, chúng tôi tự hào về đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao và kinh nghiệm dày dặn trong lĩnh vực nha khoa thẩm mỹ. Chúng tôi sử dụng Filtek Supreme XT. Loại composite này có hàm lượng chất độn đạt 78,5% theo trọng lượng và kích thước hạt độn trung bình từ 0,6 đến 1,4 μm [16] . Filtek Supreme XT nổi bật với khả năng chịu lực và độ bóng cao, rất phù hợp cho các phục hình răng thưa.

Bảng giá trám răng thưa bằng Composite tại Nha Khoa 3T như sau:

– Đối với các khoảng trống nhỏ và đơn giản, chi phí trám răng có thể thấp nhất là từ 500.000 – 700.000 VNĐ mỗi khe thưa
– Nếu khoảng trống lớn hơn, chi phí có thể dao động từ 700.000 – 900.000 VNĐ mỗi khe thưa.

Chúng tôi cũng cung cấp dịch vụ tư vấn kỹ lưỡng và hướng dẫn chăm sóc sau trám răng để đảm bảo răng của bạn luôn khỏe mạnh và duy trì hiệu quả lâu dài.

Filtek Supreme Ultra của 3M ESPE (St. Paul, MN, Hoa Kỳ)

9. Trám răng thưa có bền không?

Trám răng thông thường có độ bền từ 5-15 năm, tuy nhiên trám răng thưa thường có độ bền chỉ từ 2 đến 5 năm do đây là vị trí đặc biệt, có độ bám dính thấp, tùy thuộc vào chất liệu sử dụng, kỹ thuật thực hiện và chế độ chăm sóc răng miệng của bệnh nhân.

Các nghiên cứu về độ bền của phương pháp trám răng thưa:

Các nghiên cứu gần đây đã kết luận rằng phục hình composite trực tiếp có thể được coi là phương pháp phục hình thẩm mỹ, chức năng và ổn định cho những bệnh nhân có khớp cắn thuận lợi. Prabhu và cộng sự [17] đã thực hiện một nghiên cứu trong đó việc đóng khe hở đường giữa được thực hiện ở răng cửa giữa hàm trên và hàm dưới của 45 bệnh nhân. Các lần tái khám được thực hiện 6 tháng một lần trong thời gian 60 tháng. Kết quả cho thấy các phục hình composite đạt tỷ lệ tồn tại đạt yêu cầu.

Tương tự, Demirci và cộng sự [18] cũng đã đánh giá việc trám composite trực tiếp để đóng khoảng trống sau điều trị chỉnh nha trong 4 năm và kết luận rằng tỷ lệ tồn tại của các phục hình là khả quan trong khoảng thời gian này. Những nghiên cứu này đặc biệt quan trọng khi xem xét các lỗi như đổi màu, rò rỉ biên, gãy và bong tróc thường xảy ra trong vòng 6 tháng sau khi đặt phục hình.

Việc trám răng thưa bằng composite có thể bền nếu được thực hiện đúng kỹ thuật và bệnh nhân tuân thủ các hướng dẫn chăm sóc sau điều trị. Những nghiên cứu dài hạn này cung cấp các chỉ số dự đoán về tuổi thọ của phục hình composite, cho thấy rằng chúng có thể tồn tại bền vững trong nhiều năm nếu được bảo dưỡng đúng cách.

Việc lựa chọn vật liệu và kỹ thuật trám răng thưa cũng cần dựa trên các yếu tố như mức độ thưa, vị trí răng, và sức khỏe tổng thể của nướu. Điều này đảm bảo rằng phục hình không chỉ thẩm mỹ mà còn chức năng và bền lâu.

Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Độ Bền:

1. Chất Liệu Trám: Composite là loại vật liệu trám phổ biến nhất cho trám răng thưa do có màu sắc tương đồng với răng tự nhiên và rẻ tiền. Composite có độ bền từ 2-5 năm, nhưng có thể kéo dài hơn nếu dùng Composite chất lượng tốt như 3M ESPE. Còn trám răng thưa bằng sứ có độ bền lên đến 20 năm.
2. Kỹ Thuật Thực Hiện: Kỹ năng và kinh nghiệm của bác sĩ nha khoa ảnh hưởng lớn đến độ bền của trám răng. Việc thực hiện đúng kỹ thuật sẽ giúp trám răng bền hơn và ít bị hư hỏng.

3. Chế Độ Chăm Sóc Răng Miệng: Đánh răng đúng cách, sử dụng chỉ nha khoa và thường xuyên kiểm tra định kỳ tại nha khoa sẽ giúp kéo dài tuổi thọ của trám răng. Tránh các thói quen có hại như cắn móng tay, nhai đá hoặc dùng răng để mở nắp chai cũng giúp bảo vệ trám răng.

trước và sau khi trám răng thưa

Theo quan sát của tôi, có những miếng trám tồn tại suốt nhiều năm mà không cần sữa chữa. Tuy nhiên lại có những miếng trám răng thưa chỉ tồn tại được vài ngày. Khi được hỏi về chế độ ăn thì biết được bệnh nhân có thói quen nhai đồ cứng. Khi đó, tôi đã tư vấn cho bệnh nhân bọc/dán răng sứ để kết quả được bền lâu hơn mà không cần phải kiêng cữ nhiều. Tôi sẽ trình bày các phương pháp đó bên dưới đây.

10. Có những phương pháp nào khác để điều trị răng thưa ngoài trám răng?

Trám răng thưa là một lựa chọn hiệu quả để khắc phục các khe hở nhỏ giữa các răng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, có thể có những lựa chọn thay thế phù hợp hơn, chẳng hạn như bọc răng sứ, dán sứ veneer hoặc chỉnh nha. Bác sĩ nha khoa sẽ đánh giá tình trạng răng miệng của bạn và tư vấn cho bạn phương pháp điều trị phù hợp nhất.

1. Bọc răng sứ:

Phù hợp khi:

  • Khe hở giữa các răng quá lớn để trám composite.
  • Răng bị thưa kèm sứt mẻ, mòn hoặc đổi màu nặng.
  • Răng cần được bảo vệ khỏi tổn thương thêm. 

2. Dán sứ Veneer:

Phù hợp khi:

  • Khe hở giữa các răng nhỏ hoặc vừa phải.
  • Răng bị sứt mẻ, mòn hoặc đổi màu nhẹ.
  • Bạn muốn cải thiện hình dạng hoặc kích thước của răng.
  • Bệnh nhân không muốn mài răng để bọc sứ.

Mặt dán sứ veneer: Giải pháp thẩm mỹ hiệu quả nhưng cần sự cẩn trọng:

” Mặt dán sứ veneer là một trong những phương pháp phục hình thẩm mỹ phổ biến nhất hiện nay. Với ưu điểm bảo tồn răng tối đa, veneer giúp cải thiện nụ cười một cách tự nhiên và hiệu quả. Tuy nhiên, để đạt được kết quả như mong đợi, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa kỹ thuật viên sứ, nha sĩ và bệnh nhân. Việc lựa chọn trường hợp phù hợp và xây dựng kế hoạch điều trị cẩn thận là yếu tố then chốt để đảm bảo thành công của phương pháp này.”

(Trích dẫn từ bài nghiên cứu khoa học của NIH – Viện Y Tế Quốc Gia Hoa Kỳhttps://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC10757758/ )

3. Chỉnh nha:

Phù hợp khi:

  • Khe hở giữa các răng do răng mọc lệch lạc.
  • Bạn vừa muốn đóng khe thưa vừa muốn cải thiện cấu trúc khớp cắn và thẩm mỹ toàn diện cho hàm răng.
Theo nghiên cứu của NIH (Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ): “Phương pháp toàn diện kết hợp trám composite trực tiếp và chỉnh nha mang lại kết quả thành công hơn và sự hài lòng cho bệnh nhân so với việc chỉ đơn giản trám khe thưa bằng cách thêm composite.”
So sánh trám răng thưa và bọc răng sứ

11. Sau khi trám răng thưa, tôi có cần kiêng ăn uống gì không?

Sau khi trám răng thưa, việc chăm sóc và duy trì chế độ ăn uống hợp lý là rất quan trọng để bảo vệ trám răng và sức khỏe răng miệng nói chung. Dưới đây là một số lời khuyên về việc kiêng ăn uống sau khi trám răng thưa:

Trong 24 Giờ Đầu Tiên

  • Tránh Thực Phẩm Cứng và Dai: Không nên ăn các thực phẩm cứng như hạt, đồ chiên xù, đá, hoặc thức ăn quá dai như kẹo cao su, kẹo dẻo.
  • Hạn Chế Thực Phẩm Nóng hoặc Lạnh: Tránh các món ăn hoặc đồ uống quá nóng hoặc quá lạnh vì răng bạn có thể nhạy cảm sau khi trám.
  • Tránh Sử Dụng Răng Để Cắn: Tránh cắn các đồ vật cứng như bút bi, móng tay, hoặc dùng răng để mở nắp chai.

Kiêng Cử Trong Thời Gian Sau Đó

  • Thức Uống Có Màu: Tránh uống cà phê, trà, rượu vang đỏ và các loại nước ngọt có màu để tránh làm ố màu phần trám răng.
  • Thực Phẩm Có Đường: Hạn chế đồ ăn, đồ uống có nhiều đường để giảm nguy cơ sâu răng và bảo vệ lớp trám răng.
  • Thực Phẩm Có Tính Axit: Tránh các thực phẩm có tính axit cao như cam, chanh, nước ép trái cây có axit để tránh làm mòn trám răng.

12. Răng thưa có thể trám lại nhiều lần không?

Trám răng thưa có thể trám lại nhiều lần, nhưng có những điều cần lưu ý:

  • Bản chất trám răng: Trám răng là kỹ thuật bổ sung vật liệu nhân tạo (composite) vào phần răng bị mất đi do sâu răng, mẻ, vỡ,… Trong trường hợp răng thưa, trám răng giúp lấp đầy khoảng trống giữa các răng, cải thiện thẩm mỹ.
  • Trám răng thưa KHÔNG mài răng: Trám răng thưa thường không cần mài răng vì khoảng trống giữa các răng đã tồn tại sẵn.
  • Độ bền của miếng trám: Miếng trám có tuổi thọ nhất định, có thể bị bong tróc, mòn hoặc đổi màu theo thời gian. Khi đó, cần trám lại để đảm bảo thẩm mỹ và chức năng ăn nhai.
  • Lời khuyên của Bác sĩ Sơn: Mặc dù trám răng thưa không mài răng, việc tháo miếng trám cũ để trám lại nhiều lần có thể khiến khoảng trống giữa các răng lớn dần do kỹ thuật tháo có thể phạm vào răng thật, ảnh hưởng đến men răng.

13. Tôi có thể lựa chọn màu sắc của vật liệu trám răng thưa để phù hợp với màu răng tự nhiên không?

Có, bạn hoàn toàn có thể lựa chọn màu sắc của vật liệu trám răng thưa để phù hợp với màu răng tự nhiên của mình. Hiện nay, các vật liệu trám răng hiện đại, đặc biệt là composite, cho phép điều chỉnh màu sắc sao cho gần giống nhất với màu răng tự nhiên. Điều này giúp cho việc trám răng trở nên thẩm mỹ hơn, khó nhận biết hơn so với các vật liệu trám truyền thống.

Các Bước Lựa Chọn Màu Sắc Vật Liệu Trám

1. Thăm Khám và Tư Vấn: Khi đến nha khoa, bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng răng miệng của bạn và tư vấn về các loại vật liệu trám phù hợp.

2. So Sánh Màu Sắc: Nha sĩ sẽ sử dụng một bảng màu (theo quy ước quốc tế) để so sánh và chọn ra màu sắc vật liệu trám giống nhất với màu răng tự nhiên của bạn.

3. Điều Chỉnh Màu Sắc (nếu cần): Nếu cần thiết, màu sắc của vật liệu trám có thể được điều chỉnh trực tiếp trong quá trình trám bằng cách trám theo nhiều lớp (mỗi lớp có màu khác nhau) để đạt được kết quả thẩm mỹ tối ưu.

4. Trám Răng và Hoàn Thiện: Sau khi chọn màu sắc phù hợp, nha sĩ sẽ tiến hành trám răng và hoàn thiện bề mặt để đảm bảo miếng trám hài hòa với các răng xung quanh.

Với các tiến bộ trong nha khoa hiện đại, việc lựa chọn màu sắc của vật liệu trám để phù hợp với màu răng tự nhiên đã trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn bao giờ hết và rất khó để nhận ra miếng trám trên răng.

14. Có những trường hợp nào không phù hợp để trám răng thưa không?

Có. Những trường hợp KHÔNG phù hợp với trám răng thưa như:

  • Sai lệch răng nghiêm trọng:
    • Răng bị mòn, sứt mẻ, hoặc có hình dạng bất thường quá mức, khiến việc trám composite khó khăn và ảnh hưởng đến hiệu quả thẩm mỹ.
    • Ví dụ: Răng cửa bị mòn nặng do thói quen nghiến răng, hoặc có hình dạng nhọn, mảng.
  • Các vấn đề nha khoa tiềm ẩn:
    • Nên điều trị dứt điểm các vấn đề như sâu răng, viêm nướu nặng, hoặc các vấn đề về khớp cắn trước khi thực hiện trám răng thưa.
    • Ví dụ: Điều trị dứt điểm tình viêm nướu nếu có vì miếng trám răng thưa có thể làm bùng phát nặng hơn tình trạng bệnh.

Theo kinh nghiệm của tôi, những khe thưa lớn hơn 3mm thì cũng không phù hợp để trám. Tôi và bệnh nhân đã thử làm điều đó, kết quả là răng trở nên to hơn, mất thẩm mỹ và độ bền cũng không cao. Tôi thường khuyên bệnh nhân niềng răng trong trường hợp này.

bọc sứ răng thưa
Trám sứ răng thưa

15. Trám răng thưa có ảnh hưởng đến sức khỏe nướu không?

Trám răng thưa, khi được thực hiện đúng kỹ thuật và chăm sóc tốt, thường không ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe nướu. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp trám răng thưa có thể gây ảnh hưởng đến nướu, bao gồm:

1. Kỹ thuật trám không tốt:

  • Miếng trám bị hở: Tạo khe hở giữa miếng trám và răng, tạo điều kiện cho thức ăn và vi khuẩn tích tụ, gây viêm nướu.
  • Trám dính 2 răng với nhau: Cản trở việc vệ sinh kẽ thưa, làm viêm nướu sau một thời gian ngắn.
  • Tiếp xúc không tốt giưa 2 răng: Gây đọng thức ăn, kích thích nướu, gây viêm, sưng, đau.

2. Chăm sóc răng miệng kém:

  • Không vệ sinh kỹ: Thức ăn và mảng bám tích tụ xung quanh miếng trám, gây viêm nướu.
  • Sử dụng chỉ nha khoa không đúng cách: Làm tổn thương nướu.

Để giảm thiểu nguy cơ ảnh hưởng đến nướu, bạn nên:

  • Lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín, bác sĩ có tay nghề cao: Đảm bảo kỹ thuật trám chính xác, miếng trám khít sát, không gây kích ứng nướu.
  • Thông báo với bác sĩ về bất kỳ dị ứng nào: Để bác sĩ lựa chọn vật liệu trám phù hợp.
  • Chăm sóc răng miệng kỹ lưỡng: Đánh răng 2 lần/ngày, dùng chỉ nha khoa, súc miệng bằng nước muối.
  • Khám nha khoa định kỳ: Theo dõi tình trạng miếng trám và sức khỏe nướu.

Tóm lại, trám răng thưa thường không ảnh hưởng đến nướu nếu được thực hiện đúng cách và chăm sóc tốt.

Không uống nước đá và nhai đá sau khi trám răng

16. Có các rủi ro nào khi trám răng thưa không?

Trám răng thưa có thể có một số rủi ro và tác dụng phụ nhỏ, chẳng hạn như nhuộm màu, sứt mẻ và nhạy cảm tạm thời. Tuy nhiên, những vấn đề này thường có thể kiểm soát được với việc chăm sóc răng miệng đúng cách. Bác sĩ nha khoa sẽ hướng dẫn bạn cách chăm sóc răng sau khi trám và khuyên bạn nên đi khám nha khoa định kỳ để kiểm tra và vệ sinh răng miệng.

  • Nhuộm màu: Composite có thể bị vàng theo thời gian do thức ăn, đồ uống, thuốc lá hoặc các chất nhuộm khác.
  • Có khả năng sứt mẻ: Composite có thể bị sứt mẻ nếu bạn cắn quá mạnh hoặc nghiến răng.
  • Nhạy cảm tạm thời: Răng có thể nhạy cảm với nhiệt độ nóng hoặc lạnh trong một thời gian ngắn sau khi trám.

Tuy nhiên:

Rủi ro và tác dụng phụ thường nhỏ và có thể kiểm soát được.

Bác sĩ nha khoa sẽ hướng dẫn bạn cách chăm sóc răng sau khi trám để giảm thiểu nguy cơ xảy ra các vấn đề.

Với việc chăm sóc đúng cách, trám răng thưa có thể tồn tại trong nhiều năm.

Việc sửa chữa và thay mới miếng trám răng thưa cũng rất đơn giản mà không làm tổn hại răng thật.

III. Về Nha Khoa 3T.

Nha Khoa 3T được thành lập từ năm 2015, là phòng khám nha khoa được cấp phép đầy đủ hoạt động dưới sự quản lý của Sở Y Tế TP.HCM (Giấy phép số: 07688/HCM-GPHĐ). Điều này đảm bảo sự tuân thủ chặt chẽ của chúng tôi đối với các tiêu chuẩn y tế và quy định nghiêm ngặt, mang đến cho bạn sự an tâm và tin tưởng tuyệt đối khi lựa chọn dịch vụ của chúng tôi.

Giấy Phép Hoạt Động
  • Nếu bạn đang quan tâm đến dịch vụ trám răng thưa, hãy liên hệ hoặc đến trực tiếp các phòng khám Nha Khoa 3T để được bác sĩ khám và tư vấn miễn phí 100%.

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi:

  • Hotline tư vấn và đặt lịch: 0913121713
  • Số 6 Nguyễn Cửu Đàm P.Tân Sơn Nhì Q.Tân Phú
  • Thời gian làm việc : thứ 2- thứ 7 , 8-12h,14-20h, CN nghỉ

Tài liệu tham khảo:

Nha Khoa 3T rất cẩn trọng trong việc chọn nguồn thông tin. Chúng tôi chỉ sử dụng các nguồn uy tín như nghiên cứu khoa học được các chuyên gia đánh giá, các tổ chức nghiên cứu uy tín, các tạp chí y khoa và các hiệp hội y tế. Chúng tôi không sử dụng thông tin từ các nguồn không đáng tin cậy. 
Để đảm bảo tính minh bạch, chúng tôi cung cấp liên kết đến các nguồn chính như nghiên cứu, tài liệu tham khảo khoa học và thống kê trong mỗi bài viết. Bạn cũng có thể tìm thấy danh sách đầy đủ các nguồn này trong phần tài liệu tham khảo ở cuối bài viết. 
Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về cách chúng tôi đảm bảo nội dung chính xác và cập nhật, bạn có thể đọc [Quy trình sản xuất và kiểm duyệt nội dung]
  1. Keene H. J. Distribution of diastemas in the dentition of man. American Journal of Physical Anthropology. 1963;21(4):437–441. doi: 10.1002/ajpa.1330210402. https://doi.org/10.1002%2Fajpa.1330210402
  2. Kaimenyi J. T. Occurrence of midline diastema and frenum attachments amongst school children in Nairobi, Kenya. Indian Journal of Dental Research. 1998;9(2):67–71. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/10530193
  3. Huang W. J., Creath C. J. The midline diastema: a review of its etiology and treatment. Pediatric Dentistry. 1995;17(3):171–179. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/7617490
  4. Korkut B., Yanikoglu F., Tagtekin D. Direct midline diastema closure with composite layering technique: a one-year follow-up. Case Reports in Dentistry. 2016;2016:5. doi: 10.1155/2016/6810984.6810984. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4736806/
  5. Bağış B., Bağış H. Y. Porselen laminate veneerlerin klinik uygulama aşmaları: klinik bir olgu sunumu. Ankara Üniversitesi Diş Hekimliği Fakültesi Dergisi. 2006;33(1):49–57. []
  6. Hickel R., Heidemann D., Staehle H. J., Minnig P., Wilson N. H. Direct composite restorations: extended use in anterior and posterior situations. Clinical Oral Investigations. 2004;8(2):43–44. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/15221477
  7. 11. Magne P., Belser U. C. Porcelain versus composite inlays/onlays: effects of mechanical loads on stress distribution, adhesion, and crown flexure. International Journal of Periodontics and Restorative Dentistry. 2003;23(6):543–555. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/14703758
  8. Berksun S., Kedici P. S., Saglam S. Repair of fractured porcelain restorations with composite bonded porcelain laminate contours. The Journal of Prosthetic Dentistry. 1993;69(5):457–458. doi: 10.1016/0022-3913(93)90151-D. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/8483121
  9. Garber D. A., Goldstein R. E., Feinman R. A. Porcelain Laminate Veneers. Chicago, Ill, USA: Quintessence Publishing; 1988. [
  10. Jordan R. E. Esthetic Composite Bonding Techniques and Materials. 2nd. St. Louis, Mo, USA: Mosby-Year Book; 1993. []
  11. Lenhard M. Closing diastemas with resin composite restorations. The European Journal of Esthetic Dentistry. 2008;3(3):258–268. [https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/19655542]
  12. De Araujo E. M., Jr., Fortkamp S., Baratieri L. N. Closure of diastema and gingival recontouring using direct adhesive restorations: a case report. Journal of Esthetic and Restorative Dentistry. 2009;21(4):229–240. doi: 10.1111/j.1708-8240.2009.00267.x. [https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/19689720]
  13. Willhite C. Diastema closure with freehand composite: controlling emergence contour. Quintessence International. 2005;36(2):138–140. [https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/15732549]
  14. Vargas M. A step-by-step approach to a diastema closure. Journal of Cosmetic Dentistry. 2010;26(3):40–45.[]
  15. Chu C. H., Zhang C. F., Jin L. J. Treating a maxillary midline diastema in adult patients. A general dentist’s perspective. The Journal of the American Dental Association. 2011;142(11):1258–1264. doi: 10.14219/jada.archive.2011.0110. [https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/22041411]
  16. Schmitt V. L., Puppin-Rontani R. M., Naufel F. S., Nahsan F. P., Sinhoreti M. A. C., Baseggio W. Effect of the polishing procedures on color stability and surface roughness of composite resins. ISRN Dentistry. 2011;2011:6. doi: 10.5402/2011/617672.617672 [https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/21991483]
  17. Prabhu R., Bhaskaran S., Prabhu K. R. G., Eswaran M. A., Phanikrishna G., Deepthi B. Clinical evaluation of direct composite restoration done for midline diastema closure—long-term study. Journal of Pharmacy and Bioallied Sciences. 2015;7(6):S559–S562. doi: 10.4103/0975-7406.163539. [https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4606659/]
  18. Demirci M., Tuncer S., Öztaş E., Tekçe N., Uysal Ö. A 4-year clinical evaluation of direct composite build-ups for space closure after orthodontic treatment. Clinical Oral Investigations. 2015;19(9):2187–2199. doi: 10.1007/s00784-015-1458-8. [https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/25802222]