MỤC LỤC
Sau khi bọc răng sứ, không có nghĩa là răng sẽ miễn nhiễm với các vấn đề răng miệng trong tương lai. Răng sứ cũng giống như bất kỳ chiếc răng thật khác trong miệng. Trên thực tế, một trong những triệu chứng phổ biến nhất mà bệnh nhân thường gặp đó là răng sứ bị đau khi cắn xuống.
Răng sứ bị đau là biến chứng sau khi bọc răng sứ, rất dễ bị bỏ qua nhưng tiềm ẩn nhiều nguy cơ phức tạp bên trong răng sứ.
Răng sứ bị đau ngay khi mới ngắn hoặc răng bọc sứ lâu năm bị đau.
Có nhiều nguyên nhân có thể khiến bạn cảm thấy đau, nhạy cảm hoặc áp lực khi nhai và cắn lên răng sứ.
8 nguyên nhân có thể khiến răng sứ bị đau khi cắn xuống:
-Răng sứ bị cợm khớp, kênh cao.
-Đau nhức do chưa quen với răng sứ mới.
-Gãy chân răng bên dưới.
-Răng sứ bị nứt.
-Bị nghiến răng.
-Viêm tủy răng, chết tủy răng.
-Áp xe răng.
-Áp xe nướu.
1. Răng sứ bị cợm khớp, kê cao hơn so với các răng khác:
Nếu khi vừa mới gắn răng sứ, bạn bị đau khi cắn cắn xuống có thể là do cợm khớp. Hay nói cách khác, răng sứ bị cao hoặc không đều. Điều đó có nghĩa là khi bạn cắn xuống, răng sứ bị va chạm mạnh hơn so với tất cả những chiếc răng khác.
Khi đó, răng sứ bị quá tải lực nhai dẫn đến đau hoặc ê buốt bất cứ khi bạn nhai vào nó. Vì chiếc răng đó đang chịu lực quá tải nên sẽ bị chấn thương sau vài ngày.
Tình trạng này rất phổ biến khi bạn mới làm răng sứ trong một hoặc hai tuần.
Khi thử và dán mão sứ vào, rất có thể lúc đó bạn sẽ bị ê buốt nên không thực sự cảm nhận được răng bị kê cao, không biết tất cả các răng của mình có chạm đều nhau hay không. Và sau khi hết ê buốt, bạn bắt đầu nhai trên răng sứ, bạn mới nhận thấy đau khi cắn vào.
Cách khắc phục khớp răng sứ bị cợm khớp:
Nếu răng sứ bị kê cao khiến bạn bị đau khi nhai vào thì giải pháp khắc phục khá đơn giản. Bạn chỉ cần quay lại nha sĩ để tái khám và điều chỉnh khớp cắn cho răng sứ.
Về cơ bản, những gì nha sĩ sẽ làm là dùng giấy cắn để đánh dấu khớp cắn răng. Giấy cắn sẽ làm lộ ra những điểm chạm không đều, bị kê cao khi bạn cắn xuống.
Sau đó, Nha sĩ sẽ mài đi những điểm bị cao và đánh bóng lại bề mặt răng sứ. Không quá 10 phút đã chỉnh khớp xong.
Cần lưu ý rằng, răng sứ có thể vẫn còn hơi ê đau trong 2-3 sau đó, bạn cần có thời gian để răng bình phục hoàn toàn sau khi bị cao khớp. Vì vậy, bạn nên tránh nhai bên đó trong một thời gian ngắn cho đến khi răng sứ hoàn toàn bình thường lại. Khi đó, bạn có thể ăn uống như bình thường.
2. Đau do răng sứ mới lắp vào, chưa thích nghi:
Nếu khớp cắn không bị kê cao, rất có thể răng sứ bị đau do kích thích với chất gắn răng sứ hoặc các thao tác làm răng sứ. Có rất nhiều tác động lên răng thật như khoan, mài chỉnh lên chiếc răng đó trong suốt quá trình thực hiện bọc răng sứ khiến răng thật bị tổn thương tạm thời (sẽ hồi phục).
Để bọc được răng sứ, nha sĩ thường cần ít nhất 45-60 phút để mài chỉnh chuẩn bị răng, nên răng sẽ cảm thấy hơi đau hoặc ê buốt sau khi thực hiện.
Dưới đây là hình ảnh về răng trông như thế nào trước khi gắn răng sứ. Như bạn có thể thấy, răng đã được mài đi lớp men bên ngoài để có thể mang răng sứ.
Cần làm gì nếu răng sứ bị đau khi mới gắn răng sứ:
Nếu không có vấn đề khác ngoài răng bị đau do thủ thuật thực hiện thì cơn đau sẽ giảm dần, rồi hết hẳn và răng sẽ tự khỏi. Có thể mất vài ngày hoăc tối đa 2 tuần là răng trở lại bình thường.
3. Gãy chân răng bên dưới:
Nếu răng sứ bị đau khi cắn vào nhưng nhìn bên ngoài không có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào thì chân răng bên dưới có thể bị gãy. Thân răng sứ vẫn nguyên vẹn nhưng cấu trúc răng bên dưới có thể bị nứt gãy.
Cách duy nhất để xác minh tình trạng chân răng bên dưới có bị nứt gãy hay không là phải tháo mão răng sứ ra. Mặc dù việc tháo răng sứ ra đồng nghĩ với việc phải phá hỏng răng sứ, vì vậy có thể sẽ cần phải thay răng sứ mới.
Ngoài ra, chụp CBCT, phim X-quang 3D cũng có thể xem xét khả năng bị gãy hay không. X-quang 2D thông thường chỉ hiển thị hai chiều nên khó phát hiện vết nứt.
Điều trị cho răng sứ bị đau do gãy chân răng bên dưới:
Nếu thực sự răng bị gãy bên dưới, thật không may, bạn phải nhổ bỏ răng. Không có phương pháp điều trị nào trên thế giới có thể hàn gắn chân răng bị gãy. Cách điều trị thích hợp duy nhất là nhổ bỏ và trồng lại răng mới.
Để trồng lại chiếc răng bị nhổ, bạn có thể thực hiện cấy ghép nha khoa hoặc làm cầu răng sứ.
Cấy ghép Implant tốt hơn vì không cần phải mài răng kế bên. Cầu răng sứ yêu cầu phải bọc sứ cả hai chiếc răng kế bên để thực hiện 3 răng sứ dính liền.
4. Răng sứ bị nứt:
Răng sứ bị đau khi cắn xuống có thể do mão răng sứ bị nứt gãy. Có thể răng bên dưới có thể vẫn còn nguyên vẹn. Chỉ răng sứ bị hư hỏng.
Răng sứ đôi khi bị thủng một lỗ trên mặt nhai cũng có thể khiến bạn cảm thấy đau mỗi khi ăn. Thức ăn cứ bị mắc kẹt bên vết nứt nên khi cắn sẽ gây đau.
Triệu chứng răng sứ bị nứt tương tự như dấu hiệu răng sứ bị hở.
Cách khắc phục răng sứ bị nứt gãy:
Đối với trường hợp răng sứ bị nứt, cách điều trị đơn giản là thay răng sứ mới. Răng sứ hoàn toàn nguyên vẹn sẽ bảo vệ răng bên dưới, cơn đau khi ăn nhai sẽ giảm bớt và hết hoàn toàn.
Nhiều người lo sợ tháo răng sứ có đau không thì hãy yên tâm, tháo răng sứ hoàn toàn không gây đau.
5. Chứng nghiến răng về ban đêm:
Nếu mắc phải chứng nghiến răng khi ngủ, điều này sẽ gây áp lực không chỉ lên mão răng sứ mà còn toàn bộ hàm răng. Chuyển động nghiến tới lui đó sẽ khiến răng mài vào nhau suốt đêm. Bạn cảm thấy đau răng khi thức dậy vào buổi sáng kèm theo mỏi hàm.
Tuy nhiên, trường hợp này khiến răng đau cả hàm. Nếu CHỈ có mão răng sứ bị đau thì rất có thể đó không phải do nghiến răng.
Cần làm gì khi nghiến răng:
Nếu bạn bị nghiến răng, bạn thực hiện dụng cụ bảo vệ răng ban đêm.
Đây là máng đeo răng bằng acrylic vào ban đêm khi ngủ để bảo vệ răng.
Máng bảo vệ không ngăn được nghiến răng nhưng ít nhất sẽ bảo vệ răng khỏi bị hư hại.
Nhờ có máng bảo vệ, răng sẽ nghiến lên máng nhựa mềm thay vì nghiến răng. Sau một thời gian sử dụng, máng bảo vệ có thể bị mòn, bị gãy, và bạn cần phải thay thế máng mới.
6. Viêm tủy răng không hồi phục – Chết tủy răng:
Răng sứ bị đau khi cắn xuống có thể do răng bọc sứ bị viêm tủy.
Do quá trình mài răng quá mức làm tổn thương tủy răng. Có thể lúc đầu bạn chưa thấy đau nhưng sau khi gắn răng sứ vào, bạn mới bắt đầu đau.
Khi dây thần kinh bên trong răng bị viêm, đây là chứng viêm tủy không hồi phục. Có nghĩa là dây thần kinh răng bị hư không thể hồi phục được. Nếu không được làm sạch tủy và cơn đau sẽ làm bạn khó chịu cho đến khi bạn quyết định điều trị.
Chắc chắn, viêm tủy răng sẽ làm răng sứ bị đau, và là nguyên nhân thường gặp nhất.
Điều trị răng sứ bị đau do viêm tủy:
Cách duy nhất để điều trị răng sứ bị đau do viêm tủy là lấy tủy răng. Đây là một điều trị tại Nha Khoa, chỉ nha sĩ mới có đủ chuyên môn để thực hiện được. Vì vậy bạn không nên tìm cách dùng thuốc trị đau răng tại nhà.
Để lấy được tủy răng bên dưới, Nha sĩ sẽ khoan xuyên qua mão răng sứ, tạo đường vào để tiếp tủy răng bên dưới. Sau đó, làm sạch tủy răng và bịt kín lại bằng vật liệu đặt biệt..
Răng sứ không còn nguyên vẹn về cấu trúc vì có một lỗ xuyên nên có thể phải cần thay răng sứ mới.
7. Áp xe răng:
Một số trường hợp răng đã được lấy tủy và bọc sứ lại nhưng khi nhai xuống lại khiến răng sứ bị đau.
Nếu điều này giống với tình trạng của bạn, thì có thể do ống tủy chân răng đã bị tái nhiễm trùng và áp xe đang hình thành ở dưới chân răng.
Nếu bạn thấy răng bị chảy mủ, bạn nên gặp nha sĩ càng sớm càng tốt. Đau khi cắn lại chắc chắn không phải cợm khớp mà răng có thể bị áp xe bên dưới.
Đây là hình ảnh một chiếc răng bị áp xe. Một trong những dấu hiệu nhận biết áp xe chân răng là nổi nhọt mủ trên nướu bên ngoài răng.
Cách điều trị răng sứ bị bị đau do áp xe răng:
Nếu răng đã lấy tủy rồi mà vẫn bị áp xe, bạn có thể phải lấy tủy lại. Quy trình lấy tủy răng lại giống như lấy tủy răng lần đầu.
Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất khiến răng vẫn bị đau sau khi lấy tủy đó là sót tủy răng. Hầu hết các răng hàm đều có ba ống tủy nhưng có những trường hợp răng có nhiều, khiến răng bị lấy sót tủy.
Thông qua chụp X-Quang có thể thấy răng có bao nhiêu ống tủy. Mỗi đường màu trắng đại diện cho một kênh hoặc ống tủy.
Răng đã được lấy tủy cẩn thận và đặt mão răng sứ lên nhưng một số ống tủy phụ vẫn còn bị bỏ sót, điều đó có thể là nguyên nhân khiến bị áp xe sau một thời gian. Nếu răng chỉ bị áp xe, răng sứ bị đau khi cắn xuống sau một thời gian.
8. Áp xe nướu:
Ngoài áp xe răng, nướu xung quanh cũng có thể bị nhiễm trùng. Điều này có thể xảy ra nếu thức ăn bị mắc kẹt vào nướu do răng sứ làm không tốt, từ từ nướu sẽ sưng lên giống như hình dưới.
Nếu điều đó xảy ra, răng sứ có thể bị lung lay, bi đau khi cắn vào, toàn bộ khu vực đó sẽ sưng đỏ lên.
Cách điều trị răng sứ bị đau do áp xe nướu:
Nếu bạn bị áp xe nướu xung quanh răng sứ, cách duy nhất để điều trị là làm sạch thức ăn thường xuyên đọng trong đó.
Bạn chắc chắn sẽ cần gặp nha sĩ vì không thể thực hiện làm sạch sau cho răng sứ ở nhà. Ngoài ra, nha sĩ có thể sẽ gây tê răng để làm sạch hoàn toàn bên dưới.
Nha sĩ có thể kê toa thuốc kháng sinh và nước súc miệng kháng khuẩn để điều trị thêm. Bạn sẽ thấy cải thiện chỉ sau 24 giờ điều trị. Cơn đau do sẽ giảm dần sau vài ngày khi nướu lành hoàn toàn.
Tóm Tắt Về Tình Trạng Răng Sứ Bị Đau :
Nếu răng sứ bị đau khi cắn xuống, chắc chắn có điều gì đó không ổn. Có thể nguyên nhân không đơn giản như bạn nghĩ.
Nếu nguyên nhân do răng bị nhiễm trùng hoặc áp xe, bạn sẽ cần nhiều lần hẹn với nha sĩ để điều trị! Tuy nhiên, nếu nguyên nhân do răng sứ như cợm khớp thì chỉ cần điều chỉnh sau vài phút.
Tốt nhất, bạn nên gặp nha sĩ để kiểm tra và điều chỉnh càng sớm càng tốt!
Nếu bạn ở gần khu vực Thành phố Hồ Chính Minh, Nha Khoa 3T sẽ cung cấp dịch vụ bọc răng sứ và điều trị răng sứ bị đau nếu bạn có nhu cầu:
NHA KHOA 3T – địa chỉ Nha khoa nào bọc răng sứ Uy Tín tại TPHCM
(Tận Tâm-Tiên Tiến-Tin Tưởng)
Hotline: 0913121713
Xem thêm nhiều trường hợp bọc răng sứ tại FANPAGE NHA KHOA 3T
(Nha khoa bọc răng sứ tốt nhất)
Địa chỉ: Số 6 Nguyễn Cửu Đàm P.Tân Sơn Nhì Q.Tân Phú
Thời gian làm việc: Thứ 2 đến thứ 7: 8h00 – 20h00