img

Trám răng là gì & Khi nào cần phải trám răng?

Tác giả: Bác Sĩ Phan Xuân Sơn

trám răng là gì
Trám răng là gì, khi nào cần trám răng?

Trám răng là gì?

Trám răng là một phương pháp phục hồi răng hư tổn phổ biến nhất hiện nay. Nếu bạn gặp phải các trường hợp như: răng sâu, răng vỡ mẻ, răng thưa, răng bị mòn cổ

Ngoài phục hồi chức năng cho răng hư tổn, trám răng còn cải thiện thẩm mỹ cho răng. Bạn có thể lựa chọn nhiều loại vật liệu trám răng khác nhau, tuy nhiên Composite là loại vật liệu được đánh giá khá cao về chất lượng, thẩm mỹ nên được nhiều người ưa chuộng.

  • Vật liệu trám răng thẩm mỹ Composite:

– Là vật liệu trám được ưa chuộng nhiều nhất hiện nay do có màu sắc giống như răng thật. Do đó, Composite thường được sử dụng để trám răng thẩm mỹ. 

– Sở hữu độ nén chịu lực, chịu mài mòn cao nên không bị hỏng khi ăn nhai.

– Khả năng tương thích sinh học cao, an toàn đối với cơ thể.

– Thực hiện nhanh chóng, thời gian trám một răng chỉ mất 10-15 phút.

Vật liệu trám răng thẩm mỹ composite

Các trường hợp có thể trám răng thẩm mỹ được:

1. Sâu răng hàm hoặc răng cửa:

Sâu răng là một bệnh lý trên răng do vi khuẩn trong miệng lên men thức ăn còn sót lại sinh ra axit đục thủng men răng.

Quá trình sâu răng thường diễn ra âm thầm, đến khi men răng đã bị tổn thương (có lỗ sâu màu đen) thì bạn mới phát hiện ra và khi đó, sâu răng có thể đã ăn sâu vào tận tủy răng và thần kinh răng bên trong.

Do đó, phát hiện sâu răng và trám lại sớm là điều vô cùng quan trọng để ngăn ngừa phải lấy tủy răng thậm chí phải nhổ bỏ.

2. Mòn cổ răng:

Đây là những khiếm khuyết hình chêm ở cổ răng, gây cảm giác ê buốt khi chải răng và khiến cho răng nhạy cảm với các loại đồ ăn uống nóng, lạnh.

Mòn cổ răng đa phần là do bệnh nhân có thói quen chải răng sai cách theo chiều ngang, chải răng quá mạnh, dùng bài chải có lông cứng.

Đây là những tổn thương ở cổ răng, thường ở mặt ngoài răng hàm và răng nanh.

Những trường hợp này thì việc trám thẩm mỹ là phương pháp tốt nhất, với composite trám thẩm mỹ sẽ cho kết quả thẩm mỹ và ít xâm lấn mô răng nhất.

Các trường hợp cần trám răng
Các trường hợp cần trám răng

3. Răng cửa bị mẻ do chấn thương:

Chấn thương hoặc tai nạn có thể khiến răng bị bể, mẻ hay răng không còn ở hình dạng như lúc đầu. Do vậy, cần được trám để tái tạo và phục hồi lại hình dáng cũng như chức năng ăn nhai cho răng.

Chấn thương thường gây m ở răng cửa khiến răng rất mất thẩm mỹ. Đối với các trường hợp mẻ nhỏ hơn 1/3 thân răng thì có thể phục hồi lại được bằng phương pháp trám răng thẩm mỹ. Còn khi vết mẻ lớn hơn, bạn cần điều trị chuyên sâu hơn, có thể phải lấy tuỷ răng và bọc/dán răng sứ.

4. Trám răng thưa thẩm mỹ:

Trám răng thưa giúp các kẽ răng thưa được đóng kín, tránh được việc nhét thức ăn vào kẽ răng và giúp bạn tự tin khi cười nói. Đặc biệt trám răng thưa hoàn toàn không mài trên răng thật khiến nhiều người lựa chọn.

Trám răng thưa là phương pháp rất đơn giản để đóng kín khe thưa, tuy nhiên nó cũng đòi hỏi sự khéo tay của Nha sĩ và sự tỉ mỉ, tinh tế của người thực hiện nên không phải ai cũng trám đẹp được.

Quy trình trám răng Được Thực Hiện Như Thế Nào?

Thời gian cần thiết để hoàn thành quá trình trám răng phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Tuy nhiên, thông thường, quá trình trám răng mất từ 30 phút đến 60 phút để hoàn. Trường hợp trám răng thẩm mỹ đơn giản chỉ cần 20 phút là xong. Còn đối với kỹ thuật trám răng Onlay hoặc Inlay cần, răng bị tổn thương lớn thì cần ít nhất 2 lần hẹn mới hoàn tất được.

Yếu tố ảnh hưởng đến thời gian trám răng

Yếu tố ảnh hưởng đến thời gian trám răng:

Mức độ sâu răng: Răng bị sâu nặng, tổn thương lớn hơn sẽ cần nhiều thời gian hơn để điều trị và trám lại hơn.

Số lượng răng cần trám: Nếu cần trám nhiều răng, thời gian sẽ tăng lên tương ứng.

Vị trí của răng: Răng nằm ở vị trí khó tiếp cận có thể làm tăng thời gian trám răng.

Kỹ năng của nha sĩ: Kinh nghiệm và kỹ năng của nha sĩ cũng ảnh hưởng đến thời gian hoàn thành quá trình trám răng.

Quy trình trám răng sâu lỗ to như thế nào?

Quy trình thực hiện trám răng như sau:

Trám răng bao gồm các bước sau:

Bước 1: Khám và kiểm tra răng cần trám

Trước khi bắt đầu trám răng, nha sĩ sẽ tiến hành kiểm tra kỹ lưỡng để xác định mức độ sâu răng và vị trí cần trám. Nếu cần thiết, nha sĩ có thể sử dụng các phương pháp chụp X-quang để đánh giá chi tiết hơn.

Bước 2: Dùng thuốc tê (nếu cần)

Thông thường trám răng không cần thuốc tê nhưng khi bệnh nhân có cơ địa quá nhạy cảm và sợ đau hoặc sâu răng lớn sát tủy răng, để đảm bảo quá trình trám răng diễn ra thuận lợi và không gây đau đớn cho bệnh nhân, nha sĩ sẽ tiêm thuốc tê vào khu vực xung quanh răng cần trám. Thuốc tê sẽ giúp làm giảm đau và cảm giác không thoải mái trong quá trình điều trị.

Bước 3: Tiến hành trám răng

Sau khi tê (nếu cần), nha sĩ sẽ sử dụng các dụng cụ chuyên dụng để loại bỏ phần răng bị sâu và làm sạch vùng tổn thương. Việc này nhằm đảm bảo rằng không còn mảng bám và vi khuẩn gây sâu răng ở vùng cần trám.

Sau khi làm sạch vùng tổn thương, nha sĩ sẽ tiến hành trám răng bằng vật liệu trám phù hợp, thường là composite hoặc amalgame. Vật liệu trámsẽ được đặt vào vùng răng đã làm sạch và được nặn sao cho phù hợp với hình dạng răng tự nhiên. Sau đó, nha sĩ sẽ sử dụng ánh sáng đặc biệt để làm cứng và khô vật liệu trám, giúp nó kết dính chặt chẽ với răng.

Bước 4: Chỉnh khớp cắn và kiểm tra

Cuối cùng, nha sĩ sẽ chỉnh miếng trám và mài nhẵn bề mặt vật liệu trám để đảm bảo rằng nó không ảnh hưởng đến khớp cắn của bệnh nhân. Nha sĩ cũng sẽ kiểm tra kỹ lưỡng để đảm bảo rằng trám răng đã được thực hiện đúng cách và hiệu quả.

Lưu Ý Khi Trám Răng

Sau khi trám răng, bạn cần chú ý đến một số điều sau đây để đảm bảo kết quả tốt nhất:

  • Hạn chế ăn uống trong vài giờ sau khi trám răng để vật liệu trám có thể khô và cứng hoàn toàn.
  • Tránh ăn các thức ăn cứng, dính hoặc quá nóng/ lạnh trong một thời gian ngắn sau khi trám răng.
  • Chăm sóc răng miệng đúng cách, bao gồm đánh răng ít nhất hai lần mỗi ngày, sử dụng chỉ nha khoa và thăm nha sĩ định kỳ.
  • Nếu bạn cảm thấy đau đớn hoặc không thoải mái sau khi trám răng, hãy liên hệ với nha sĩ của bạn để được kiểm tra và hỗ trợ kịp thời.
Cách chăm sóc sau khi trám răng

NHA KHOA 3T - Địa chỉ trám răng uy tín tại TP.HCM

Nha Khoa 3T là địa chỉ trám răng thưa đẹp và bền chắc bạn có thể tham khảo để thực hiện

Chính vì vậy, khi răng miệng của bạn mắc phải những trường hợp cần trám răng trên, bạn cần đến phòng nha để được thăm khám và điều trị. Trám răng rất nhanh chóng, không mất nhiều thời gian của bạn nhưng lại có rất nhiều tác dụng trong việc bảo vệ răng cứng chắc và khỏe mạnh. Bạn nên duy trì thói quen lấy vôi răng định kì 6 tháng/ lần để phát hiện kịp thời bệnh lý như sâu răng, viêm nướu… để trám răng kịp thời và tiết kiệm nhất.

Bảng giá trám răng cập nhật tháng 09/2024
Bảng giá trám răng cập nhật tháng 11/2024

Một số hình ảnh trám răng tại Nha Khoa 3T:

Hotline tư vấn và đặt lịch: 0913121713

Địa chỉ: Số 6 Nguyễn Cửu Đàm P.Tân Sơn Nhì Q.Tân Phú

Thời gian làm việc; Thứ 2- T7, 8 – 20h