img

Lấy Tủy Răng Có Đau Không & Thường Đau Ở Giai Đoạn Nào?

Bài viết bởi Bác sĩ Phan Xuân Sơn – Chuyên khoa Răng Hàm Mặt, ĐH Y Dược TP.HCM, 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực lấy tuỷ răng.

Điều trị lấy tủy răng trước đây thường mang lại nổi ám ảnh đau đớn cho bệnh nhân mỗi khi thực hiện. Sợ đau khi lấy tủy răng là cản trở lớn nhất khiến nhiều người không dám đi tới nha khoa để điều trị, khiến răng hư tổn ngày càng nặng nề tới mức phải nhổ bỏ. Rất đáng tiếc !

Quan niệm về lấy tủy răng rất đau đó có đúng không? Lấy tủy răng có đau không? Nha Khoa 3T sẽ trình bày chuyên sâu về vấn đề này qua bài viết dưới đây.

lay tuy rang co dau khong 1
Lấy tuỷ răng có đau không?

I. Tiểu hiểu về Điều trị Tủy răng

Lấy tủy răng, hay còn được biết đến là chữa nội nha, là một quy trình nha khoa nhằm loại bỏ phần tủy bị nhiễm trùng hoặc viêm bên trong răng. 

Buồng tủy chứa dây thần kinh và mạch máu, khi bị tổn thương do sâu răng nặng, chấn thương, hoặc các yếu tố khác, có thể dẫn đến tình trạng đau nhức răng dữ dội và nhiễm trùng. 

Liệu pháp tủy răng được thực hiện để bảo tồn chiếc răng tự nhiên, giảm đau, và phục hồi sức khỏe răng miệng.

Theo số liệu thống kê cho thấy, có khoảng 24 triệu chiếc răng không bị nhổ bỏ nhờ phương pháp điều trị tủy răng mỗi năm ở Mỹ. Nếu không được làm sạch tủy răng, răng sẽ mau chóng hư hỏng nặng do nhiễm khuẩn lan rộng hơn kèm thêm những đau nhức cho chủ nhân.

II. Lý do vì sao lấy tủy răng gây ra nổi ám ảnh sợ đau cho bệnh nhân:

1. Nỗi sợ hãi về mũi tiêm:

  • Nhiều người sợ hãi với kim tiêm, đặc biệt là khi tiêm vào nướu. Việc tiêm thuốc tê trước khi lấy tủy răng có thể gây ra sự lo lắng và căng thẳng cho bệnh nhân.

2. Âm thanh và rung động:

  • Quá trình lấy tủy răng sử dụng máy khoan nha khoa tạo ra âm thanh và rung động có thể gây khó chịu cho bệnh nhân. Âm thanh này có thể gợi lại những ký ức đau buồn về các trải nghiệm nha khoa trước đây.

3. Mùi thuốc và dụng cụ nha khoa:

  • Mùi thuốc sát trùng, thuốc tê và dụng cụ nha khoa có thể khiến bệnh nhân cảm thấy khó chịu và lo lắng.

4. Lo lắng về biến chứng:

  • Một số bệnh nhân lo lắng về các biến chứng tiềm ẩn sau khi lấy tủy răng, chẳng hạn như nhiễm trùng hoặc đau nhức kéo dài.

5. Trải nghiệm tiêu cực trong quá khứ:

  • Bệnh nhân có thể đã trải qua cơn đau dữ dội trong quá trình lấy tủy răng, khiến họ ám ảnh về việc quay lại nha sĩ.
  • Cơn đau có thể kéo dài sau khi lấy tủy răng, dẫn đến lo lắng về biến chứng và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
  • Những bệnh nhân có trải nghiệm nha khoa tiêu cực trong quá khứ, đặc biệt là khi lấy tủy răng, có thể có nguy cơ cao bị ám ảnh sợ đau.

6. Nghe kể lại:

  • Ví dụ về mô tả trải nghiệm tiêu cực: “Lần đầu tiên tôi lấy tủy răng là một trải nghiệm kinh hoàng. Nha sĩ không hề giải thích quy trình và thực hiện rất nhanh, khiến tôi đau đớn vô cùng. Sau đó, tôi bị nhiễm trùng và phải quay lại nha khoa nhiều lần để điều trị. Kể từ đó, tôi luôn sợ hãi mỗi khi nghĩ đến việc đi nha khoa.”
  • Bệnh nhân có thể nghe kể như vậy về những trải nghiệm tiêu cực của người khác khi lấy tủy răng, khiến họ lo lắng và sợ hãi. Những câu chuyện này có thể củng cố nỗi ám ảnh sợ đau và khiến họ trì hoãn việc điều trị nha khoa.

7. Thiếu thông tin chính xác:

  • Thiếu thông tin về quy trình lấy tủy răng và mức độ đau có thể khiến bệnh nhân lo lắng và sợ hãi.
Lay Tuy Rang Gay Ra Noi Am Anh
Lấy Tủy Răng Gây Ra Nổi Ám Ảnh Trong Quá Khứ?

III. Những quan điểm sai lầm về lấy tuỷ răng:

1. Lấy tuỷ răng rất đau và sợ hãi.

  • Một trong những hiểu lầm phổ biến nhất về điều trị nội nha (lấy tủy răng) là cho rằng đây là một thủ thuật rất đau đớn. Tuy nhiên, với công nghệ tiên tiến và thuốc tê hiệu quả ngày nay, thực tế thì hoàn toàn ngược lại.
  • Kỹ thuật nội nha hiện đại không gây đau hơn trám răng thông thường. Thủ thuật này còn giúp giảm cơn đau nhức răng dữ dội thường xảy ra do tổn thương mô bên trong răng.
  • Các bác sĩ nội nha, chuyên gia về điều trị tủy răng, được đào tạo kỹ lưỡng để đảm bảo phần lớn các ca điều trị được thực hiện nhanh chóng và thoải mái.
  • Nhờ sử dụng thuốc tê tại chỗ, bạn sẽ không cảm thấy đau trong suốt quá trình điều trị. Bất kỳ cảm giác khó chịu nào sau điều trị cũng có thể kiểm soát được bằng thuốc giảm đau không kê đơn.
tiem thuoc te rang
Lấy tuỷ răng không đau nhờ vào thuốc tê hiệu quả

2. Quan điểm về việc lấy tủy răng làm suy yếu răng:

Đúng là lấy tủy răng có thể làm suy yếu răng ở một mức độ nào đó.

Lý do:

  • Loại bỏ tủy: Quá trình lấy tủy loại bỏ phần tủy răng chứa các mạch máu và dây thần kinh, khiến răng không còn được nuôi dưỡng tự nhiên.
  • Giảm độ đàn hồi: Răng mất tủy có thể trở nên giòn hơn và dễ gãy hơn so với răng khỏe mạnh.
  • Nguy cơ nứt vỡ: Răng lấy tủy có nguy cơ nứt vỡ cao hơn, đặc biệt là khi chịu lực nhai mạnh.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng:

  • Lấy tủy là phương pháp điều trị cần thiết: Lấy tủy giúp bảo tồn răng bị tổn thương nặng, ngăn ngừa nhiễm trùng lan rộng và dẫn đến mất răng.
  • Kỹ thuật hiện đại: Kỹ thuật lấy tủy hiện đại giúp bảo tồn mô răng tối đa, giảm thiểu nguy cơ suy yếu.
  • Phục hồi răng: Các phương pháp phục hồi răng sau lấy tủy như mão răng, trám răng giúp tăng cường sức chịu lực và bảo vệ răng.

Nhìn chung, việc lấy tủy răng có thể làm suy yếu răng ở một mức độ nào đó, nhưng lợi ích của việc bảo tồn răng thường lớn hơn rủi ro.

3. Điều trị tủy răng gây bệnh.

Một quan niệm sai lầm phổ biến khác về điều trị tủy răng là tin rằng nó có thể gây ra bệnh tật hoặc góp phần gây ra các bệnh toàn thân.

  • Quan niệm sai lầm này bắt nguồn từ nghiên cứu lỗi thời và được thực hiện kém, được tiến hành gần một thế kỷ trước khi hiểu biết về các bệnh còn hạn chế.
  • Tuy nhiên, không có bằng chứng khoa học nào liên kết điều trị tủy răng với ung thư hoặc các bệnh khác.
  • Trên thực tế, nghiên cứu hiện đại đã chỉ ra rằng những bệnh nhân đã trải qua nhiều lần điều trị nội nha có nguy cơ ung thư giảm 45%.
  • Điều quan trọng cần lưu ý là điều trị tủy răng là một thủ thuật an toàn và hiệu quả có thể giúp bạn bảo tồn răng tự nhiên và cải thiện sức khỏe răng miệng tổng thể.

4. Nhổ răng thay vì lấy tuỷ để bảo tồn răng.

Nhiều người cho rằng nhổ răng sẽ tốt hơn điều trị tủy (lấy tủy răng). Tuy nhiên, điều quan trọng cần hiểu là giữ lại răng thật luôn nên là lựa chọn hàng đầu.

  • Không gì có thể thay thế hoàn toàn vẻ ngoài, cảm giác và chức năng của một chiếc răng thật.
  • Mặc dù nhổ răng có vẻ là giải pháp nhanh chóng hơn, nhưng nhổ răng thường dẫn đến các biến chứng và các thủ thuật nha khoa bổ sung.
  • Nhổ răng đòi hỏi thời gian điều trị lâu hơn và có thể dẫn đến nhu cầu cần trồng răng lại bằng cầu răng, cấy ghép implant hoặc hàm giả tháo lắp. Những lựa chọn trồng lại răng này có thể tốn kém hơn và tốn thời gian hơn so với điều trị tủy.
Lay tuy rang that su khong dau nhu ban nghi
Lấy tuỷ răng thật sự không đau như bạn nghĩ!

IV. Quy trình lấy tủy răng.

Để giúp bạn hiểu rõ hơn về quy trình điều trị lấy tủy răng có đau, chúng tôi sẽ trình bày quy trình chi tiết như sau:

  • Đánh giá ban đầu: Nha sĩ sẽ kiểm tra răng và yêu cầu chụp X-quang để xác định mức độ nhiễm trùng và đánh giá tính khả thi của việc điều trị tủy.
  • Gây tê: Trước khi bắt đầu thủ thuật, nha sĩ sẽ tiêm thuốc tê cục bộ để làm tê vùng xung quanh chiếc răng bị ảnh hưởng. Điều này đảm bảo rằng bạn sẽ không cảm thấy bất kỳ cơn đau nào trong quá trình điều trị. Thường bệnh nhân cũng rất sợ tiêm thuốc tê, Nha sĩ sẽ sử dụng thuốc bôi tê nướu trước khi đưa kim vào.
  • Tiếp cận tủy: Khi răng đã được gây tê, nha sĩ sẽ tạo một lỗ nhỏ ở đỉnh răng để tiếp cận tủy bị nhiễm trùng hoặc bị viêm.
  • Lấy tủy: Tủy bị tổn thương sẽ được loại bỏ cẩn thận bằng các dụng cụ nha khoa chuyên dụng. Nha sĩ sẽ làm sạch và khử trùng các ống tủy để loại bỏ mọi nhiễm trùng.
  • Trám ống tủy: Sau khi các ống tủy đã được làm sạch kỹ lưỡng, chúng sẽ được trám bằng một vật liệu tương thích sinh học gọi là gutta-percha. Vật liệu này giúp bịt kín các ống tủy và ngăn ngừa tái nhiễm trùng.
  • Phục hồi răng: Tùy thuộc vào tình trạng răng của bạn, nha sĩ có thể đề nghị đặt một mão răng hoặc trám răng để phục hồi sức bền của răng và bảo vệ răng khỏi bị tổn thương thêm.
  • Chăm sóc sau điều trị: Sau khi điều trị tủy răng, bạn có thể được kê đơn thuốc kháng sinh hoặc thuốc giảm đau, nếu cần. Điều quan trọng là phải tuân theo bất kỳ hướng dẫn sau điều trị nào do nha sĩ cung cấp để đảm bảo quá trình lành bệnh tối ưu.
Quy trình lấy tuỷ răng mấy lần còn tuỳ thuộc về cấu trúc giải phẫu của răng, mức độ nhiễm trùng, kinh nghiệm của Nha sĩ…
Quy trinh dat thuoc diet tuy lay tuy rang
Quy trình đặt thuốc diệt tuỷ & lấy tuỷ răng

V. Vậy, Lấy Tủy Răng Có Đau Không và thường đau ở giai đoạn nào?

Bác sĩ giải đáp:

Lấy tuỷ răng không gây ra bất kỳ cơn đau nào nhờ vào thuốc tê tại chỗ mà Nha Sĩ sử dụng. Cơn đau thường xuất phát từ chính chiếc răng đang bị nhiễm trùng. Việc loại bỏ nhiễm trùng sẽ giúp loại bỏ cơn đau. Những quan niệm cho rằng lấy tủy răng rất đau đớn thực sự chỉ là hiểu lầm.

Thông thường, bệnh nhân thường bị ám ảnh sợ bị đau ở 2 giai đoạn là trong lúc lấy tủy răng và sau khi trở về nhà

Vậy, toàn bộ quy trình lấy tủy răng có đau thật như đồn đoán không?

1. Khi lấy tủy răng có đau không?

Khi lấy tủy răng, bạn sẽ không còn cảm thấy gì cả, kể cả cảm giác nhói như nhiều người đồn thổi, do trong khi lấy tủy răng, nha sĩ đã thực hiện gây tê cục bộ cho răng trước.

Một số trường hợp tủy răng đã hoại hoàn toàn, khoang tủy trống rỗng, thì nha sĩ có thể không cần đến thuốc tê để làm sạch tủy răng. Tuy nhiên, nếu bạn quá lo sợ thì hãy yêu cầu Nha sĩ sử dụng thuốc tê để tránh khả năng bị đau dù là nhỏ nhất.

Sau khi đã gây tê răng, nếu bạn vẫn còn cảm thấy bất kỳ cơn đau nào trong quá trình thực hiện, hãy báo với nha sĩ cho thêm thuốc tê hoặc có các biện pháp ngăn chặn cơn đau.

2. Lấy tủy răng xong rồi về nhà có đau không?

Bạn có thể sẽ cảm thấy hơi đau sau khi  lấy tủy răng xong và trở về nhà. Mặc dù cơn đâu có thể dai dẳng âm ỉ, nhưng sẽ không quá dữ dội và có thể dễ dàng sử dụng các loại thuốc giảm đau không kê đơn để làm dịu bớt.

Bạn cũng có thể áp dung một số mẹo giảm đau răng tại nhà như chườm đá, sử dụng tinh dầu…như một cách chữa đau răng.

Nếu vẫn không thành công, bạn có thể đến gặp nha sĩ và yêu cầu kê toa thuốc mạnh hơn để giảm đau răng tại nhà.

Ngoài ra, bạn không ăn ngay sau khi lấy tủy răng và tránh nhai thức ăn bằng răng đó trong vài ngày.

3. Có trường hợp nào bị đau khi lấy tuỷ răng không?

Vẫn có nhiều trường hợp lấy tủy răng có thuốc tê mà vẫn bị đau, là do:

Hiệu quả thuốc tê bị giảm:

  • Mức độ hiệu quả của thuốc tê có thể khác nhau ở mỗi người, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Loại thuốc tê sử dụng, kỹ thuật tiêm thuốc của nha sĩ.
  • Trong một số trường hợp răng bị nhiễm trùng nặng, đang bị đau cấp tính thì thuốc tê có thể bị giảm tác dụng. Nha sĩ phải kê toa thuốc kháng sinh vài ngày trước khi điều trị.

Mức độ viêm nhiễm nặng:

  • Nếu răng bị viêm nhiễm nặng, việc lấy tủy có thể gây kích thích và dẫn đến cảm giác đau nhức, ngay cả khi đã sử dụng thuốc tê.
  • Viêm nhiễm lan rộng ra các mô xung quanh răng cũng có thể dẫn đến đau nhức.

 Kỹ thuật lấy tủy răng không tốt:

  • Kỹ thuật lấy tủy không tốt có thể gây tổn thương đến các mô xung quanh răng, dẫn đến đau nhức.
  • Ví dụ, việc lấy tủy không chụp X-quang đưa dụng cụ ra khỏi chóp răng, gây tổn thương quanh chóp.

Yếu tố tâm lý:

  • Căng thẳng, lo lắng có thể khiến bạn cảm nhận cơn đau nhức rõ ràng hơn
Nguyen Nhan Rang Bi Dau Khi Lay Tuy
Nguyên Nhân Răng Bị Đau Khi Lấy Tuỷ Thường Gặp Là Do Quá Chóp Chân Răng, Xâm Lấn Vào Xương Hàm.

VI. Hướng dẫn đi lấy tủy răng không đau, giúp bạn an tâm

Để lấy tuỷ răng an toàn, hiệu quả và không đau. Bạn cần lưu ý những hướng dẫn do Bác sĩ tại Nha Khoa 3T đề xuất sau:

1. Lựa chọn nha khoa uy tín và bác sĩ có kinh nghiệm:

Đây là yếu tố quan trọng nhất quyết định trải nghiệm lấy tủy của bạn. Nha khoa uy tín sẽ sử dụng thiết bị và công nghệ hiện đại, vật liệu an toàn và đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao, đảm bảo thực hiện thủ thuật nhanh chóng, chính xác và không đau.

2. Trao đổi kỹ lưỡng với bác sĩ:

Đừng ngần ngại chia sẻ với bác sĩ về nỗi sợ hãi của bạn và mong muốn lấy tủy không đau. Bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn các phương pháp giảm đau phù hợp như gây tê, dùng thuốc giảm đau, đặt thuốc diệt tuỷ trước vài ngày…

3. Hãy hỏi Bác sĩ về kỹ thuật lấy tủy sẽ thực hiện:

Hiện nay, các nha khoa uy tín sử dụng kỹ thuật lấy tủy bằng máy với nhiều ưu điểm như:

  • Nhanh chóng và chính xác: Máy móc giúp bác sĩ thao tác chính xác, giảm thời gian điều trị.
  • Giảm đau hiệu quả: Máy lấy tủy rung động siêu âm giúp giảm thiểu cảm giác đau đớn.
  • Hạn chế xâm lấn: Kỹ thuật lấy tủy bằng máy giúp bảo tồn mô răng tối đa.

4. Chăm sóc theo đúng dặn dò sau khi lấy tủy:

  • Uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ: Thuốc giảm đau, kháng sinh giúp bạn kiểm soát cơn đau và ngăn ngừa nhiễm trùng.
  • Chườm đá: Chườm đá giúp giảm sưng và bầm tím trong 24 giờ đầu tiên sau khi lấy tủy.
  • Ăn thức ăn mềm: Tránh nhai thức ăn cứng bằng răng vừa lấy tủy trong vài ngày đầu.
  • Tái khám theo lịch hẹn: Tái khám giúp bác sĩ kiểm tra tình trạng răng và đảm bảo quá trình phục hồi diễn ra suôn sẻ.

5. Bí quyết giúp giảm căng thẳng khi lấy tuỷ răng:

  • Nghe nhạc hoặc xem phim: Giúp bạn thư giãn và giảm bớt căng thẳng.
  • Cho nha sĩ biết nếu bị đau: Đừng ngần ngại báo cho Bác sĩ biết khi bị đau.
Cac Ky Thuat Lay Tuy Rang
Nên lựa chọn lấy tuỷ răng bằng máy hiện đại để không bị đau.

VII. Khi Nào Bạn Cần Quay Lại Nha Khoa Ngay Khi Bị Đau Răng Sau Khi Lấy Tủy?

Đau nhẹ trong vài ngày sau khi điều trị lấy tủy răng hoặc nhai còn hơi nhói là hoàn toàn bình thường và không cần đến gặp nha sĩ. Thuốc giảm đau không kê đơn đủ hiểu quả để khống chế và làm giảm những cơn đau này.

Tuy nhiên, có một số trường hợp bạn cần quay lại nha khoa ngay nếu bị đau răng sau khi lấy tủy.

  • Đau nhức dữ dội: Đau nhức không thuyên giảm sau khi uống thuốc giảm đau hoặc ngày càng tăng cường độ.
  • Đau ê ẩm kéo dài: Nếu cơn đau cứ kéo dài sau khi lấy tủy răng hơn 2 tuần sau thì bạn nên quay lại nha khoa.
  • Sưng tấy: Nướu xung quanh răng lấy tủy bị sưng đỏ, tấy lên.
  • Chảy mủ: Có mủ chảy ra từ nướu hoặc răng lấy tủy.
  • Răng bị nứt vỡ: Răng lấy tủy bị nứt vỡ hoặc mẻ.
  • Cảm giác cộm cấn: Cảm giác cộm cấn, khó chịu khi nhai hoặc cắn.
  • Sốt: Sốt cao sau khi lấy tủy.

Nguyên nhân răng vẫn đau sau khi lấy tuỷ răng:

  • Thông thường, nếu ống tủy không được làm sạch đủ và đúng cách, răng sẽ bị đau dai dẳng và không giảm được, hết thuốc sẽ đau lại và khi đó, bạn cần phải quay lại để kiểm tra.
  • Một số trường hợp, đau cũng có thể do dụng cụ nhỏ bị gãy và mắc kẹt trong ống tủy răng khi nha sĩ sử dụng để làm sạch tủy.

Để tránh được những  điều đó, hãy lựa chọn nha khoa uy tín có Bác sĩ nhiều kinh nghiệm để thực hiện lấy tủy răng.

Hãy liên hệ với chúng tôi nếu bạn đang tìm kiếm một trung tâm nha khoa uy tín, đầy đủ dụng cụ với máy móc hiện đại để thực lấy tủy răng nhanh chóng và không đau!

VIII. Kết luận vấn đề lấy tủy răng có đau không?

Điều trị lấy tủy răng sẽ không đau nếu được nha sĩ gây tê cục bộ trước để làm tê răng và các vùng xung quanh trước khi thực hiện. Nhờ có thuốc tê, bạn sẽ không cảm thấy đau đớn trong suốt quá trình lấy tủy răng

Tuy nhiên, khi về nhà bạn sẽ có cảm giác đau nhẹ và khó chịu là điều bình thường trong vài ngày sau khi thực hiện lấy tủy răng.

Điều quan trọng là bạn nên hiểu rõ rằng, điều trị lấy tủy răng không gây đau đớn và đừng nên né tránh, không dám đến Nha Khoa để chữa răng nữa vì sợ đau.

Sự thật là hầu hết những người cần lấy tủy răng là những người đã và đang bị chiếc răng đó hành hạ một thời gian dài, và cơn đau do viêm tủy răng thường sẽ làm bạn khó chịu nhiều hơn so với việc lấy tủy răng, là phương cách giúp cắt giảm cơm đau.

Nếu qua bài viết này bạn vẫn còn lo sợ về việc lấy tủy răng có đau không, bạn có thể đến khám và tư vấn trực tiếp tại Nha Khoa 3T để yên tâm thực hiện hơn nhé.

Tram rang lay tuy tai Nha Khoa 3T
Nha Khoa 3T tự hào là một địa chỉ trám răng lấy tủy uy tín

IX. NHA KHOA 3T – Địa chỉ lấy tủy răng uy tín tphcm

Nha khoa 3T chính là địa chỉ tin cậy trong điều trị viêm tuỷ răng với kỹ thuật điều trị tủy răng và hàn kín hệ thống ống tủy bằng công nghệ hiện đại, cùng hệ thống các máy móc dụng cụ làm việc vô khuẩn tuyệt đối. Bạn có thể hoàn toàn yên tâm vào chất lượng dịch vụ và tay nghề của đội ngũ nha sĩ, bác sĩ chuyên môn tại 3T.

Hotline: 0913121713

Địa chỉ: Số 6 Nguyễn Cửu Đàm P.Tân Sơn Nhì Q.Tân Phú

Thời gian làm việc: Thứ 2 đến thứ 7: 8h00 – 20h00

Nha Khoa 3T là địa chỉ lấy tuỷ răng tại TP. Hồ Chí Minh, được Sở Y Tế TP.HCM cấp giấy phép hoạt động hành nghề khám chữa bệnh số 07688/HCM-GPHĐ (được phép thực hiện thủ thuật lấy tuỷ răng)

Giấy Phép Hoạt Động
Bac si phan xuan son 3

Phụ trách chuyên môn

Bác sĩ Phan Xuân Sơn

– Chuyên khoa Răng Hàm Mặt, tốt nghiệp ĐH Y Dược TP.HCM

– 10 năm kinh nghiệm.

– Hoàn tất chứng chỉ chỉnh nha niềng răng nâng cạo ĐH Y Dược Huế.

– Hoàn tất chứng chỉ cấy cấp Implant nâng cao Bv. Răng Hàm Mặt Trung Ương TP.HCM.

– Hoàn tất chứng chỉ cấp cứu trong Răng Hàm Mặt do Viện 115 cấp.

Đã giúp cho hơn 3000 bệnh nhân bị viêm tuỷ răng lấy lại được hàm răng và nụ cười khoẻ mạnh

Nguồn tham khảo:

Các Hiệp Hội Nha Khoa:

Trang web Y tế Uy tín:

Tạp Chí Nha Khoa: