MỤC LỤC
Cầu răng sứ bị hở là tình trạng thường gặp khi trồng răng sứ, lấy lại hoàn toàn chức năng và thẩm mỹ của răng bị mất. Cầu răng sứ bị hở có thể gây hư răng trụ bên dưới.
Cầu răng sứ là một phương pháp phục hồi răng bị mất bằng cách trồng răng sứ, lấy lại hoàn toàn chức năng và thẩm mỹ của răng bị mất. Cầu răng sứ cũng giúp ngăn ngừa các vấn đề do mất răng gây răng nhưng xô lệch răng thật, háp má, khó phát âm…
Tuy nhiên, cầu răng sứ cũng có những khuyết điểm mà bạn cần biết để có những biện pháp phòng ngừa và thay thế khi đến thời điểm thích hợp.Đó là sau một thời gian dài sử dụng, cầu răng sứ có thể bị hở, răng trụ có thể bị sâu, ê buốt…
Cầu răng sứ là gì và các loại cầu răng sứ đang được sử dụng:
Cầu răng sứ là một giải pháp thay thế những chiếc răng đã mất được sử dụng rất lâu trong ngành nha khoa, giúp trồng lại răng bị mất nhanh chóng, với mức chi phí vừa phải nên được nhiều người lựa chọn. Cầu răng sứ giúp lấp đầy khoảng trống do răng mất để lại, được gắn dính hai thân răng ở mỗi bên được gọi là răng trụ. Cụm phục hồi này tạo thành một cầu nối từ răng này sang răng kia.
Có ba loại cầu răng sứ phổ biến nhất nhất hiện nay đó là:
1.Cầu răng sứ truyền thống: Mão răng sứ được đặt vào hai răng kế bên của khoảng trống răng, dính vào răng thay thế nằm ở giữa. Răng sứ có thể được làm bằng răng toàn sứ hoặc răng sứ kim loại.
2.Cầu răng dán Maryland: không cần phải bọc sứ răng trụ kế bên, với sự trợ giúp của các cánh kim loại, răng thay thế được liên kết với mặt trong của răng tự nhiên ở mỗi bên.
3.Cầu răng vói: Cầu răng sứ này tương tự như truyền thống, tuy nhiên, chỉ cần một răng trụ để cố định nhịp cầu.
Vì sao cầu răng sứ bị hở sau một thời gian sử dụng?
Nhiều khách hàng khi mất răng đã tìm kiếm phương pháp cầu răng sứ để trồng lại. Cầu răng sứ rất bền, ăn nhai rất tốt. Tuy nhiên, sau nhiều năm sử dụng lại gặp phải tình trạng cầu răng sứ bị hở.
Tình trạng cầu răng sứ bị hở không phải là răng sứ bị mòn mà do tiêu xương hàm, răng trụ bị lỏng lẻo thậm chí lung lay răng thật.
Nguyên nhân làm cầu răng sứ mà vẫn bị tiêu xương hàm:
-Bản chất của cầu răng sứ là trồng răng giả trên nướu, hoàn toàn không có chân răng bên dưới. Cầu răng sứ mượn lực nâng đỡ từ răng lân cận để gắn mão răng sứ vào vị trí mất răng. Do đó, phương pháp này không thể phục hồi chân răng đã mất trong xương hàm. Do đó khi ăn nhai lực không thể tác động lên xương hàm, về lâu dài dẫn đến tình trạng tiêu xương hàm (giống như con người không vận động sẽ bị teo cơ, teo xương…).
-Biểu hiện dễ thấy nhất là vùng mô nướu dưới cầu răng lõm xuống, để lộ khoảng trống giữa nướu và răng giả, răng lung lay, thiếu chắc chắn gây bất tiện trong ăn nhai.
Hậu quả của cầu răng sứ bị hở gây ra:
Kích ứng nướu:
Cầu răng sứ bị hở khiến cho thức ăn đọng vào đó rất nhiều mà bạn không thể làm sạch. Sau thời gian, tình trạng này gây ra viêm nướu hoặc viêm nha chu, có thể dẫn đến kích ứng nướu, gây nhọt, nhiễm trùng và tụt nướu quanh cầu răng.
Bạn nên đến gặp nha sĩ khi bị kích ứng nướu hoặc cảm thấy cầu răng phù hợp.
Nhạy cảm và ê buốt:
Thông thường, khi cầu răng sứ bị hở, bệnh nhân sẽ cảm thấy ê buốt ở nướu và răng, ở mặt bên của cầu răng do bị lộ chân răng. Răng nhạy cảm hơn khi tiếp xúc với thức ăn hoặc nước uống có nhiệt độ lạnh hoặc vị chưa. Nếu bạn vẫn tiếp tục bị ê buốt quá lâu có thể gây ra những biến chứng liên quan đến cây cầu sứ do nó không được vừa vặn hoặc không phù hợp với bạn nữa.
Sâu răng:
Với cầu răng sứ, bạn cần giữ gìn vệ sinh răng miệng thật tốt. Thông thường những bệnh nhân làm cầu răng sứ sẽ bị sâu răng trên chiếc răng trụ, nơi mà các mão răng sứ được đặt làm cầu răng. Khi sâu răng xảy ra, răng trụ không còn đủ ổn định để hỗ trợ cho cầu răng sứ.
Để tránh bị sâu răng sứ, bạn cần đảm bảo mình có thói quen vệ sinh răng miệng tốt, bao gồm đánh răng hai lần một ngày và dùng chỉ nha khoa ít nhất một lần.
Việc khám răng định kỳ và thường xuyên cũng rất quan trọng để đảm bảo cầu răng sứ và các răng xung quanh luôn ở tình trạng tốt.
(Sâu răng trụ khi cầu răng sứ bị hở)
Nứt răng trụ
Mặc dù nó không phổ biến nhưng vẫn có khả năng xảy ra các vết nứt trên răng trụ. Vết nứt nhỏ nhất có thể dẫn đến nhiều vấn đề. Trong đó phổ biến nhất là độ nhạy cảm của răng. Nếu các vết nứt không được điều trị, nó sẽ trở thành cửa ngõ cho vi khuẩn xâm nhập vào các dây thần kinh của răng, nướu, v.v. Tất cả đều dẫn đến nhiễm trùng. Việc xác định răng bị nứt càng sớm càng tốt.
Cách khắc phục trong trường hợp cầu răng sứ bị hở:
Khi phát hiện cầu răng sứ bị hở thì đã đến lúc bạn nên thay cầu răng sứ mới khít sát với nướu răng hơn. Quy trình thực hiện thay cầu răng sứ tương tự như làm mới do cầu răng sứ không thể gỡ ra sửa chữa được:
Bước 1: Tháo cầu răng sứ cũ
Bước 2: Lấy dấu và gắn răng tạo để làm cầu răng sứ mới.
Bước 3: Thử độ khít sát của cầu răng sứ mới và gắn cố định
Toàn bộ quá trình thay cầu răng sứ mới mất khoảng 2-3 lần hẹn trong khoảng 3-4 ngày.
Cũng giống như trước khi, sau khoảng thời gian sử dụng (khoảng 5-10 năm) xương hàm vẫn bị tiêu và bạn vẫn phải tiếp tục thay cầu răng sứ mới. Do đó, nếu bạn cần một phương pháp thay thế hoàn hảo và ổn định hơn có thể lựa chọn cấy ghép Implant thay cho cầu răng sứ:
-Phương pháp Cấy ghép trụ Implant có cấu tạo như một răng, có cả chân răng bên dưới sẽ khắc phục triệt để nhược điểm của phương pháp cầu răng sứ. Răng implant có chân răng cấy ghép vào xương hàm, tương tự như răng tự nhiên, khi ăn nhai chân răng truyền lực đến xương hàm, tránh tình trạng tiêu xương theo thời gian.
-Trong trường hợp răng hàm của bạn đã bị tiêu xương nhiều trước đó, bác sĩ sẽ ghép xương tự thân hoặc nhân tạo, giúp nâng đỡ trụ implant chắc chắn.
Cách vệ sinh cầu răng sứ khi bị hở:
Khi cầu răng sứ bị hở, điều quan trọng là bạn cần thay cầu răng sứ mới khít sát hơn. Thông thường vấn đề thay mới này sẽ không được tính vào chế độ bảo hành. Do đó, việc phải tốn kém để thay cầu răng sứ mới khiến nhiều người e ngại và không thay. Bạn có thể thực hiện theo một số cách sau để bảo vệ răng trụ:
-Chải sạch cầu răng sứ bằng kem đánh răng không chứa thành phần mài mòn (thường là kem đánh trắng răng) vì có thể làm xước bề mặt cầu răng sứ khiến bám đồ ăn nhiều hơn. Sử dụng bàn chải lông mềm và thao tác nhẹ nhàng. Dùng lực quá mạnh có thể đánh bật cầu răng.
-Khi súc miệng, hãy dùng nước sạch, không quá lạnh để tránh ê buốt.
-Sử dụng tăm nước hoặc bàn chải kẽ răng để làm sạch bên dưới nhịp cầu, nơi bị hở thường đọng nhiều thức ăn mà chải răng thông thường không thể làm sạch được.
NHA KHOA 3T – địa chỉ bắt cầu răng sứ uy tín TP.HCM
(Tận Tâm-Tiên Tiến-Tin Tưởng)
Hotline: 0913121713
Địa chỉ: Số 6 Nguyễn Cửu Đàm P.Tân Sơn Nhì Q.Tân Phú Tp.HCM
Thời gian làm việc: Thứ 2 đến thứ 7: 8h00 – 20h00