img

Có Phải Ai Cũng Mọc Răng Khôn Không & Làm Sao Để Biết Có Răng Khôn ?

Quá trình mọc răng ở người trường thành thường chia theo nhiều giai đoạn, bắt đầu mọc từ răng cửa, răng nanh đến răng tiền hàm và răng hàm. Trẻ em mọc bộ răng sữa trước và sẽ rụng dần và thay thế bằng bộ răng vĩnh viễn, là bộ răng sau cùng, không còn thay thế được nữa. Mọc răng khôn là nhóm răng cuối cùng và nằm ở phía sau cùng của hàm.

Hầu hết mọi người sẽ mọc răng khôn trong độ tuổi thanh niên từ 17-21 tuổi. Răng hàm số 3 này được đặt tên là răng khôn vì xuất hiện vào đúng thời điểm các bạn trẻ vào đại học và sắp bước vào tuổi trưởng thành. Nhiều người sẽ có 4 chiếc răng khôn (ở 4 góc hàm trên và dưới), một số người thì lại có ít hơn 4 chiếc hoặc không có chiếc răng khôn nào cả. Vậy, Có Phải Ai Cũng Mọc Răng Khôn Không & Làm Sao Để Biết Có Răng Khôn?

Có Phải Ai Cũng Mọc Răng Khôn Không & Làm Sao Để Biết Có Răng Khôn ?

Có phải ai cũng bị mọc răng khôn không?

Mặc dù răng khôn từng rất cần thiết cho chế độ ăn thô của con người với các loại hạt, rễ, thịt và lá, nhưng ngày nay, răng hàm thứ ba này không còn cần thiết nữa. Con người hiện đại có chế độ ăn bao gồm thức ăn mềm hơn, dễ nghiền nát hơn. Vậy có phải ai cũng mọc răng khôn không?

Nghiên cứu cho thấy răng khôn rất cần thiết cho con người trước kia khi kỹ thuật nấu nướng còn thô sơ. Sự phát triển của thiết bị nấu nướng đồng nghĩa với việc con người có thể chế biến thức ăn mềm hơn, dễ ăn hơn, khiến răng khôn trở nên thừa thải.

Các nhà khoa học cũng cho rằng sự biến đổi của số lượng răng khôn là do dòng dõi và di truyền. Ví dụ, người Mỹ gốc Á và người Mỹ gốc Phi thường có ít hơn bốn chiếc răng khôn hơn những người gốc Âu.

Không phải ai cũng có răng khôn và không phải ai cũng mọc đủ 4 chiếc răng khôn. Nha sĩ sẽ chụp phim X-quang để xác định xem bạn có răng khôn hay không.

Có Phải Ai Cũng Mọc Răng Khôn Không & Làm Sao Để Biết Có Răng Khôn ?

Làm sao để biết bạn có mọc răng khôn không?

Đôi khi, răng khôn bị mọc kẹt trong hàm hoặc bị nướu răng cản trở không thể mọc hoàn toàn, bạn sẽ không nhìn thấy răng khôn trong miệng. Nếu răng khôn mọc không đúng cách, nó nhồi nhét thức ăn và dẫn đến nhiễm trùng, tổn thương dây thần kinh hoặc đau.

Nguyên nhân cơ bản khiến răng khôn không mọc lên được là do không đủ chỗ trong khoang miệng, xương hàm kém phát triển (do chế độ ăn mềm) cản trở chiếc răng khôn mọc lên.

Để biết mình có răng khôn hay không, nếu không nhìn thấy răng khôn trong miệng, nha sĩ sẽ chụp X-quang để biết bạn có răng khôn không. Nha sĩ cũng sẽ khám lâm sàng để dự báo quá trình mọc và xác định xem có cần thiết phải nhổ bỏ răng khôn hay không.

Khi nào cần phải khám mọc răng khôn?

Không phải ai cũng có răng khôn và thời điểm mọc răng không cũng rất khác nhau. Bạn sẽ không biết chính xác khi nào răng khôn sẽ nhú lên. Dấu hiệu mọc răng không phổ biến nhất là đau ở nướu trong cùng hàm dưới, trong khi một số người không cảm thấy đau. Khi bạn bị đau nướu răng hàm dưới trong cùng thì hãy đi khám răng khôn ngay, đừng bỏ qua vì đây có thể là dấu hiệu của răng bị áp xe.

Có Phải Ai Cũng Mọc Răng Khôn Không & Làm Sao Để Biết Có Răng Khôn ?

(Chụp X-quang để biết bạn có răng khôn không)

Việc đi khám răng khôn sẽ làm giảm nguy cơ:

– Nhiễm trùng răng khôn, xương hàm và các răng kế bên.

– Sâu răng phá hủy răng hàm số 2

– Mất xương hàm do nhiễm trùng.

– Đau do dây thần kinh bị ảnh hưởng.

– Dịch chuyển các răng do bị răng khôn thúc đẩy từ phía sau.

Có nên nhổ bỏ khi có răng khôn không?

Hầu hết các nha sĩ sẽ khuyên bạn nên nhổ răng khôn nếu có mầm răng khôn, ngay cả khi răng khôn chưa gây ra vấn đề gì nghiêm trọng hoặc chưa xuất hiện trong miệng.

Mặc dù răng khôn có thể tồn tại trong miệng bạn mà không gặp vấn đề gì, nhưng đến thời điểm nào đó sẽ gây ra các biến chứng và khi bạn càng lớn tuổi thì sẽ càng khó loại bỏ, quá trình hồi phục cũng sẽ lâu hơn.

Nha sĩ sẽ chụp X-quang để xem bạn có răng khôn không, nếu có, thì răng khôn có mọc thẳng không và có đủ không gian để mọc hay không. Quá trình nhổ răng khôn rất đơn giản và chỉ cần gây tê là có thể thực hiện được.

-Nếu răng khôn chưa mọc hoàn toàn, mọc một phần và còn ngầm trong nướu, nha sĩ sẽ rạch một đường nhỏ trên nướu để bộc lộ răng khôn và lấy ra.

-Những răng khôn có chân phức tạp có thể được cắt răng thành các mảnh nhỏ hơn để loại bỏ dễ dàng hơn.

-Nếu răng khôn còn ngầm trong xương thì có thể cần loại bỏ phần xương cản trở việc lấy răng ra.

Có Phải Ai Cũng Mọc Răng Khôn Không & Làm Sao Để Biết Có Răng Khôn ?

Sau khi nhổ răng khôn, bạn có thể bị đau, sưng và rỉ máu một vài tiếng. Bạn không nên chải răng vào vị trí nhổ răng trong 24 giờ đâu. Bạn cũng nên ăn thức ăn mềm trong thời gian này và không sử dụng thuốc lá trong ít nhất 72 giờ.

Các biến chứng thường gặp nếu không nhổ bỏ răng khôn:

Sưng và đỏ nướu răng: Bạn có thể bị sưng đỏ và đau ở  nướu răng trong cùng hàm dưới (viêm lợi trùm). Tình trạng sưng tấy sẽ trở nên trầm trọng hơn nếu thức ăn thừa bị nhồi nhét và nướu răng phủ trên răng khôn. Nếu nó không thể tự giảm sau khi làm sạch răng khôn thì tốt nhất bạn nên đi khám ​​nha sĩ.

Đau: Bạn có thể đau khi răng khôn mọc. Đau do mọc răng khôn có thể do nướu răng, sâu răng dẫn đến viêm tủy hay u nang bên dưới.

Chèn ép răng: Những chiếc răng khôn không đủ chỗ mọc thường sẽ bị kẹt ở giữa răng và nướu. Thức ăn và vi khuẩn có thể bị mắc kẹt trong răng khôn và dẫn đến sâu răng. Sự chèn ép có thể khiến bạn bị há miệng hạn chế, thức ăn đọng trong răng khôn là nguyên nhân hôi miệng.

Nhiễm trùng: Nướu phủ trên răng khôn có thể mắc kẹt các mảnh thức ăn và bị nhiễm trùng. Tình trạng nhiễm trùng này được gọi là viêm lợi trùm và dẫn đến sưng đau nướu răng hàm dưới trong cùng.

Chen chúc răng: Răng khôn thường không đủ chỗ mọc thường sẽ đẩy và tạo áp liên tục lên các răng phía trước, dẫn đến lệch lạc và chen chúc các răng cửa. Răng khôn cũng có thể đẩy các răng khác xung quanh và gây ra nhiều biến chứng hơn.

Xem video nhổ răng khôn hàm trên.

Để biết mình có răng không hay không, bạn có thể đến khám, chụp phim kiểm tra miễn phí tại Nha Khoa 3T nhé:

NHA KHOA 3T:

Hotline tư vấn và đặt lịch: 0913121713

Địa chỉ: Số 6 Nguyễn Cửu Đàm P.Tân Sơn Nhì Q.Tân Phú

Thời gian làm việc : thứ 2- thứ 7 , 8-20h, CN nghỉ