img

Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Nấm Lưỡi, Lưỡi Bị Trắng

Nấm lưỡi (lưỡi bị trắng) là tình trạng  nhiễm trùng nấm men do nấm Candida albicals phát triển quá mức kiểm soát ở vùng niêm mạc miệng. Bình thường vẫn có một lượng nấm ổn định trong khoang miệng, tuy nhiên khi chúng phát triển quá mức sẽ gây tình trạng nhiễm trùng nấm men, mang lại nhiều bất lợi trong quá trình ăn uống, sinh hoạt  hàng ngày của người bệnh.

nấm lưỡi
nấm lưỡi

Những triệu chứng thường gặp khi bị nấm lưỡi (lưỡi bị trắng):

Nấm miệng có biểu hiện rõ rệt bằng những đốm, mảng trắng  trên niêm mạc lưỡi, vòm miệng, má hoặc phía trong môi. Những đốm này thường dày đặc và dẻo như phô mai. Khi cạo lớp trắng này sẽ để lại một lớp nền thô màu đỏ, hơi đau rát và chảy máu nhẹ.

+ Cùng với những mảng nấm trắng, lưỡi bị trắng, bệnh nhân bị đau rát tại vùng bị tổn thương

+ Những mảng đỏ  xung quanh vị trí tổn thương

+ Giảm vị giác do nấm phát triển dày, hạn chế sự cảm nhận của các gai vị giác

+ Khô miệng, khó ăn hoặc khó nuốt

[section label=”Media Bottom” bg_color=”rgb(208, 208, 208)” bg_overlay=”rgba(255, 255, 255, 0.85)” padding=”0px”]

[row style=”collapse” h_align=”center”]

[col span__sm=”12″ padding=”50px 0px 50px 0px” margin=”0px 0px -53px 0px” align=”center”]

Nguyên nhân dẫn đến nấm lưỡi Candida.

Nguyên nhân chính dẫn đến nấm miệng là sự phát triển quá mức của nấm Candida trong vùng miệng. Ở trạng thái cơ thể khỏe mạnh nấm candida vẫn tồn tại hòa bình với cơ thể, tuy nhiên khi hệ miễn dịch bị tổn hại hoặc mất cân bằng các vi sinh vật trong cơ thể, nấm sẽ sinh sôi và phát triển nhanh chóng.  Những yếu tố dẫn đến điều này như:

  • Thuốc kháng sinh:

Khi sử dụng thuốc kháng sinh để tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh,  tác dụng của thuốc kháng sinh vô tình tiêu diệt cả những vi khuẩn có lợi cho cơ thể, do đó  dẫn đến mất cân bằng các vi khuẩn có lợi và hại, tạo điều kiện cho nấm men phát triển. ngoài ra sử dụng thuốc kháng sinh trong thời gian dài cũng gây rối loạn tiêu hóa do mất cân bằng vi khuẩn đường ruột.

  • Sử dụng các thuốc hen phế quản, suyễn dạng xịt.

Các thuốc này có tác dụng ức chế miễn dịch để điều trị hen suyễn , khi sử dụng lượng thuốc còn đọng lại sau khi xịt ở vùng họng miệng sẽ làm bội nhiễm nấm Candida.

  • Suy giảm miễn dịch dễ bị nấm lưỡi:

Các bệnh nhân mắc HIV, bệnh nhân đang điều trị xạ trị, hóa trị người có sức khỏe và hệ miễn dịch kém cũng dễ bị nấm miệng. những trường hợp suy giảm miễn dịch khi mắc bệnh sẽ rất lâu lành và dễ tái phát do cơ thể không đủ miễn dịch

  • Bệnh tiểu đường:

Người mắc tiểu đường có Gluco trong máu và nước bọt cao, tạo điều kiện thuận lợi cho nấm men phát triể

  • Vệ sinh răng miệng kém:

Chế độ vệ sinh răng miệng không tốt, không thay bàn chải thường xuyên tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại phát triển trong khoang miệng

  • Trẻ em sử dụng bình bú, ti giả không sạch:

Bình sữa của trẻ không được vệ sinh và tiệt trùng kĩ trước khi dung, cùng với thói quen vừa bú vừa ngủ, trẻ vẫn ngậm sữa ngay cả khi ngủ, không rơ miệng sạch sau khi uống sữa sẽ là môi trường thuận lợi cho nấm, vi khuẩn phát triển

Những đối tượng có nguy cơ cao mắc nấm miệng:

Nấm miệng có thể gặp ở bất cứ đối tượng và độ tuổi nào, tuy nhiên một số người có nguy cơ mắc cao hơn như

+ Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ: trẻ nhỏ có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, dễ bị tấn công bởi vi khuẩn, vi nấm, nếu trẻ không được chăm sóc kĩ sẽ rất dễ nhiễm bệnh. Trẻ sinh ra có mẹ bị nhiễm nấm âm đạo cũng có nguy cơ cao bị  nhiễm nấm Cadida ở miệng

+ Người lớn tuổi, người mắc các bệnh mãn tính, tiểu đường. Đây là nhóm đối tượng có sức đề kháng

 kém, dễ bị phát bệnh

+ Người bị hen suyễn, sử dụng thuốc corticoid, thuốc kháng sinh trong thời gian dài

+ Sử dụng hàm giả tháo lắp: hàm tháo lắp khó vệ sinh và dễ gây tích tụ nhiều vi khuẩn, đây là môi trường lí tưởng để vi nấm phát triển

Điều trị nấm lưỡi.

Bệnh nấm miệng là một bệnh nhiễm trùng không nguy hiểm đến tính mạng. bằng phương pháp điều trị thích hợp, bệnh thường khỏi trong vòng vài ngày đến hai tuần. tùy theo mức độ nặng nhẹ, thuốc trị nấm tại chỗ có thể được sử dụng bằng cách bôi trực tiếp lên vùng tổn thương hoặc tác đông toàn thân qua đường uống

Điều trị có thể bao gồm:

  1. Sử dụng thuốc trị nấm

Tiêu diệt vi khuẩn nấm trong miệng. Các loại thuốc phổ biến được sử dụng để điều trị tưa miệng bao gồm Nystatin, Itraconazole và Fluconazole. Chúng có thể ở dạng gel lỏng bôi trực tiếp lên vùng bị bệnh hoặc ở dạng viên nén, viên ngậm.

  1. Sử dụng thuốc sát trùng.

Những loại thuốc này ngăn chặn sự phát triển của nấm Candida, đồng thời tiêu diệt những vi khuẩn có hại trong miệng.

  1. Bổ sung men tiêu hóa, các thực phẩm có chứa lợi khuẩn.

Khi sử dụng thuốc kháng sinh bạn nên dùng kèm men tiêu hóa để bổ sung lượng lợi khuẩn bị tiêu diệt. Lưu ý uống thuốc kháng sinh và men tiêu hóa cách nhau 2 tiếng để bảm bảo tác dụng của từng loại thuốc.

Phòng ngừa nấm lưỡi Candida.

Để phòng ngừa nấm miệng, các đối tượng có nguy cơ cao cần được chăm sóc kĩ hơn. Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ sau khi uống sữa cần được rơ sạch lưỡi, miệng, tránh để tồn  đọng sữa. Đối với trẻ lớn hơn và người trưởng thành cần đánh răng sau mỗi bữa ăn để làm sạch khoang miệng

Các bệnh nhân sử dụng thuốc hen xuyễn dạng xịt. Sau khi xịt xong nên súc miệng lại bằng nước sạch để loại bỏ lượng thuốc dư trong vòm họng.

Các bệnh nhân tiểu đường, bệnh mãn tính cần theo dõi kĩ tình trạng sức khỏe, bổ sung các thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất, lợi khuẩn để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.

Khi xuất hiện tình trạng nấm nên đưa bệnh nhân tới khám tại các cơ sở nha khoa, chuyên khoa để được thăm khám và điều trị sớm.

Thường xuyên cạo vôi răng định kỳ, làm sạch răng miệng và lưỡi để ngăn ngừa nấm lưỡi có cơ hội bùng phát

NHA KHOA 3T – địa chỉ điều trị các bệnh răng miệng, nấm lưỡi, lưỡi vị trắng tại TP.HCM

Xem thêm: Video cạo vôi răng tại Nha Khoa 3T

(Tận Tâm-Tiên Tiến-Tin Tưởng)

Hotline: 0913121713

Địa chỉ: Số 6 Nguyễn Cửu Đàm P.Tân Sơn Nhì Q.Tân Phú

Thời gian làm việc: Thứ 2 đến thứ 7: 8h00 – 20h00

[/featured_box]