MỤC LỤC
Tác giả bài viết: Bác sĩ Phan Xuân Sơn, trên 10 năm kinh nghiệm điều trị răng thưa.
Nhiều bệnh nhân đến phòng khám Nha Khoa 3T để tìm cách khắc phục tình trạng răng thưa. Mặc dù vấn đề này tuy không ảnh hưởng đến chức năng nhưng thường mang khiến cho bệnh nhân cảm thấy thiếu tự tin vì những khe hở giữa các răng của họ.
Hiện đã có nhiều phương pháp để đóng kín răng thưa. Trước khi lựa chọn được phương pháp điều trị thích hợp, sẽ rất hữu ích nếu bạn tìm hiểu về răng thưa, về nguyên nhân gây ra tình trạng trên.
I. Khoảng thưa răng cửa là gì?
Răng thưa là thuật ngữ y khoa được sử dụng để mô tả khoảng trống giữa các răng. Khoảng thưa răng có thể xảy ra ở bất kỳ đâu trong miệng, nhưng thường gặp phổ biến nhất ở giữa các răng cửa.
Trong hầu hết các trường hợp, khoảng thưa răng cửa không có tác động tiêu cực đến sức khỏe răng miệng. Tuy nhiên, có một số trường hợp làm giắt thức ăn, gây ra bệnh nướu răng.
Cả trẻ em và người lớn đều có thể thưa răng cửa, mặc dù tình trạng này phổ biến hơn ở trẻ em. Đối với nhiều trẻ em, những khoảng trống này sẽ khép lại khi bộ răng trưởng thành mọc hoành.
Răng thưa có ảnh hưởng gì không?
Thưa răng cửa được coi là bình thường và phổ biến, không phải là bệnh lý. Ngoài các vấn đề về thẩm mỹ, khoảng trống giữa các răng thường không được coi là vấn đề cần điều trị.
Mặc dù vậy, nghiên cứu được công bố trên tạp chí “Community Dentistry and Oral Epidemiology” vào năm 2022, đánh giá ảnh hưởng của răng thưa đến sức khỏe răng miệng và chất lượng cuộc sống của người bệnh, đã cho thấy rằng:
Răng thưa có thể ảnh hưởng đến khả năng vệ sinh răng miệng, dẫn đến nguy cơ cao bị sâu răng và bệnh nướu răng. Răng thưa cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai và phát âm, cũng như gây ra sự tự ti về ngoại hình.
II. Nguyên Nhân Gây Ra Khe Thưa Răng Cửa?
Một trong những câu hỏi đầu tiên mà bệnh nhân thường đặt ra khi gặp nha sĩ đó là: nguyên nhân gây ra khe thưa răng là gì?
Khe thưa răng cửa có thể hình thành do rất nhiều nguyên nhân, bao gồm nhưng không giới hạn ở:
1. Bệnh nướu răng:
Bệnh nướu răng (viêm nướu/viêm nha chu) là tình trạng nhiễm trùng nướu có thể làm tổn thương mô và xương nâng đỡ răng.
Tổn thương do bệnh nướu răng gây ra có thể làm lung lay răng và tạo ra các khe hở.
Triệu chứng của bệnh nướu răng bao gồm:
- Nướu mềm, sưng.
- Nướu bị viêm, dễ chảy máu khi đánh răng không kỹ.
- Hôi miệng.
- Đau khi ăn Răng lung lay.
2. Có vật cản giữa răng:
Đối với một số bệnh nhân, khe thưa răng là do có các vật cản giữa răng. Thường gặp nhất là do mọc thêm răng dư/thừa ở giữa hoặc răng sữa của trẻ không chịu rụng khi thay răng.
Các vật cản khác có thể gây ra khe thưa răng bao gồm:
- U nang giữa các răng cửa.
- Thắng/phanh môi bám thấp (mô nằm giữa hai răng cửa trên và nướu), chêm vào giữa 2 răng cửa, tạo ra khe thưa.
- Thắng môi lớn cũng có thể tạo ra khoảng trống giữa các răng.
3. Chênh lệch kích thước răng cửa so với xương hàm:
Nếu răng cửa quá nhỏ so với kích thước xương hàm, các khe hở có thể hình thành giữa các răng.
Kích thước xương hàm là vấn đề di truyền, do đó, đây là một nguyên nhân không dễ khắc phục. Tuy nhiên, nó giải thích tại sao tình trạng khe thưa thường xảy ra ở nhiều thành viên trong cùng một gia đình và di truyền giữa các thể hệ.
4. Răng khểnh hoặc mất răng:
- Nếu răng bị khểnh hoặc mất răng sớm cũng có thể tạo ra khoảng trống giữa các răng.
- Các khe hở thường hình thành khi các răng ở hai bên của hai răng cửa hàm trên tương đối nhỏ (răng chuột) hoặc mất hoàn toàn.
Nói chung, những răng có vị trí, hình dạng và kích thước bất thường dễ hình thành các khe hở hơn. Ví dụ, nếu răng nanh không mọc ở vị trí bình thường, thì răng cửa của bạn sẽ không nhận được áp lực cần thiết để giữ chúng ở đúng vị trí, dẫn đến chúng dần dần bị đẩy ra xa nhau và hình thành khe thưa giữa răng.
5. Các vấn đề về phản xạ nuốt:
Người bình thường có động tác nuốt khoảng 1000 – 2000 lần mỗi ngày. Và mỗi lần nuốt tạo ra lực đẩy khoảng 1800g (4 pound).
- Khi nuốt, theo phản xạ tự nhiên, lưỡi sẽ ấn vào vòm miệng. Tuy nhiên, một số người lại đẩy lưỡi vào răng cửa. Lực bất lợi này nếu tác động thời gian lâu dài, mãn tính thì chắc chắn sẽ khiến răng lệch lạc mức độ từ trung bình đến nặng.
- Áp lực lặp đi lặp lại lên răng cửa cuối cùng có thể đẩy chúng về phía trước và hình thành nên khe thưa.
6. Thói quen xấu:
Hầu hết trẻ em sẽ bỏ thói quen mút tay khi được 1 – 2 tuổi. Tuy nhiên, theo thống kê, có khoảng 15% trẻ vẫn tiếp tục mút tay cho đến 4 tuổi. Một số trẻ có thể mút tay nhiều hơn vào ban đêm hoặc khi trải qua căng thẳng tinh thần dù đã lớn hơn.
Mút tay kéo dài suốt thời gian phát triển của răng có thể gây ra khe thưa khi trưởng thành. Ngoài ra các thói quen khác cũng làm răng thưa bao gồm:
- Tật đẩy lưỡi.
- Mút ngón tay cái.
- Mút môi
Tất cả những thói quen xấu này đều có thể gây áp lực lên răng cửa, dần đẩy chúng về phía trước và tạo ra các khe thưa.
7. Tật đẩy lưỡi:
Tật đẩy lưỡi là thói quen đặt lưỡi sai tư thế, thường là vị trí giữa hai hàm răng. Tật này rất thường gặp ở trẻ nhỏ với tỷ lệ từ 60 – 90%.
- Răng thưa thường xuất hiện ở các răng cửa trên, tuy nhiên cũng có thể xảy ra ở các răng cửa dưới.
- Trong hầu hết các trường hợp, nguyên nhân của loại răng thưa này là do lưỡi đẩy quá mạnh về phía trước trong miệng, hay còn được gọi là tật đẩy lưỡi.
8. Răng thưa sinh lý:
- Răng thưa được coi là một phần bình thường trong quá trình phát triển răng ở trẻ em.
- Ước tính một nửa số trẻ em từ 6 đến 8 tuổi có khoảng trống giữa các răng.
- Những khoảng trống này thường khép lại khi răng nanh vĩnh viễn mọc ở hàm trên.
III. Các dạng răng thưa:
Khe hở răng/răng thưa (diastema) có thể xuất hiện giữa bất kỳ răng nào trong miệng, nhưng phổ biến hơn ở một số vị trí nhất định.
Các loại khe hở răng phổ biến nhất bao gồm:
- Khe hở ở giữa răng cửa: Loại khe hở này ảnh hưởng đến hai răng cửa trên hoặc dưới.
- Khe hở ở giữa các răng hàm: Loại khe hở này ảnh hưởng đến bất kỳ răng nào ở hàm dưới.
- Khe hở toàn bộ hàm: Mặc dù hiếm gặp, một số người có khe hở giữa tất cả các răng.
Có thể đóng kin các khe hở giữa răng bằng nhiều phương pháp và lựa chọn điều trị khác nhau được nêu dưới đây.
IV. Các phương pháp điều trị đóng kín răng thưa:
Khoảng trống giữa răng có thể khiến bạn mất tự tin và ngại cười. May mắn là chúng ta có nhiều lựa chọn để lấp đầy những khoảng trống đó một cách hiệu quả.
Các phương pháp phổ biến nhất để đóng kín răng thưa bao gồm:
1. Bọc răng sứ và dán sứ Veneer răng thưa:
Bọc răng sứ răng thưa hoặc dán sứ Veneer là một giải pháp thẩm mỹ để đóng kín các khoảng trống giữa các răng hoặc thay thế miếng trám răng thưa tạm thời.
- Veneer là những lớp sứ siêu mỏng, được dán vào mặt ngoài răng để lấp đầy khoảng trống. Dán sứ Veneer là một trong những lựa chọn hàng đầu cho răng cửa thưa.
- Tuy nhiên, để gắn veneer, Nha sĩ vẫn cần loại bỏ một lượng men răng tối thiểu (khoảng 0.5mm) để tạo không gian cho lớp sứ. Việc mài bỏ men răng cũng nhằm mục đích đảm bảo veneer có thể kết dính tốt với răng.
Nếu veneer không phải giải pháp phù hợp, hoặc răng của bạn bị thưa kèm bị sâu hoặc tổn thương, Nha sĩ có thể cân nhắc sử dụng bọc răng sứ.
Răng sứ trông gần giống với răng thật và có thể điều chỉnh để phù hợp với màu sắc và hình dạng răng của bạn. Khi bọc răng sứ, Nha sĩ sẽ cần phải thực hiện các bước sau:
- Sửa chữa răng hư hỏng trên răng.
- Gắn răng tạm thử nghiệm
- Gắn răng sứ chính thức lên răng
Thông thường, bọc răng sứ là một lựa chọn thích hợp khi răng thưa kèm bị sâu hoặc hư hỏng nghiêm trọng, nhưng vẫn còn đủ phần răng khỏe để gắn răng sứ.
2. Phương pháp trám răng thưa thẩm mỹ (Dental Bonding):
Đối với những khoảng thưa không lớn, dưới 2mm, thường là giữa hai răng cửa. (Trên thực tế, có đến 25% số người có ít nhất một khe hở giữa các răng dạng này.) thì có thể trám răng thưa.
Trám răng thưa thẩm mỹ Composite là một lựa chọn mà bạn có thể cân nhắc để đóng kín các khoảng thưa này đơn giản và hiệu quả.
Phương pháp này được thực hiện như sau:
- Chọn loại Composite (chất trám răng) có màu phù hợp với răng thật.
- Trám vào kẽ hở răng và tạo hình phù hợp.
- Làm cứng Composite bằng đèn chiếu quang trùng hợp chuyên dụng
Quy trình trám răng thưa rất đơn giản, chỉ khoảng 30 phút để hoàn thành.
3. Cấy ghép Implant
Cấy ghép răng Implant là một trong những lựa chọn trồng răng răng tiên tiến nhất hiện nay và chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng phương pháp này nếu bạn có khoảng trống ở răng cửa lớn, kéo dài qua toàn bộ chiều rộng của một chiếc răng.
Tuy nhiên, quy trình có phần phức tạp hơn và sẽ yêu cầu:
- Đặt một trụ chân răng bằng Titanium vào xương hàm.
- Chờ đợi lành thương và Implant tích hợp vào xương hàm khoảng 3 tháng.
- Gắn răng sứ vào trụ implant
Cấy ghép Implant là một lựa chọn tuyệt vời, lâu dài cho bất kỳ ai đang xem xét phương pháp đóng kín các khoảng trống giữa các răng hoặc thay thế một chiếc răng bị mất.
Chúng tôi rất sẵn lòng kiểm tra răng miệng của bạn để xác định xem bạn có phù hợp cho việc cấy ghép răng Implant hay không.
5. Niềng răng:
Niềng răng có thể giúp đóng các khe thưa giữa các răng.
Đối với đa số thanh thiếu niên và người lớn, Invisalign là lựa chọn tối ưu. Niếng răng Invisalign sẽ dần dần dịch chuyển các răng về đúng vị trí, giúp răng ngay hàng thẳng lối mang lại cho bạn một nụ cười hoàn hảo.
Các Lựa Chọn Phương Pháp Niềng Răng:
Trong một số trường hợp như răng có nhiều khoảng thưa hoặc khoảng thưa răng quá lớn, chỉnh nha là lựa chọn tốt nhất cho bạn. Niềng răng được sử dụng chỉnh răng toàn diện, trong tất cả các trường hợp như:
- Răng khấp khểnh
- Răng lệch lạc
- Răng thưa
Một số phương pháp niềng răng phổ biến bao gồm:
- Khay niềng trong suốt: Ví dụ điển hình là Invisalign, một lựa chọn chỉnh nha tháo lắp được rất nhiều người ưa chuộng.
- Niềng răng mắc cài thông thường: Mang lại kết quả tương tự như Invisalign và thường được coi là một trong những lựa chọn tiết kiệm chi phí nhất.
- Niềng răng mặt lưỡi: Mắc cài được gắn ở mặt trong của răng (mặt lưới), giúp niềng răng kín đáo, người khác không thể nhận ra dễ dàng như niềng răng thông thường.
6. Phẫu Thuật:
Phẫu thuật có thể là giải pháp cần thiết nếu nguyên nhân gây ra răng thưa là do tình trạng thắng môi bám thấp hoặc thắng môi quá lớn.
- Quá trình phẫu thuật sẽ loại bỏ phần mô thừa, thu hẹp thắng môi hoặc di chuyển thắng môi về đúng vị trí thích hợp.
- Sau khi phẫu thuật hoàn tất, Nha sĩ sẽ tư vấn các phương pháp đóng kín khe thưa.
- Tuy nhiên, phẫu thuật cho trẻ em, khoảng trống giữa răng thường sẽ khép lại tự nhiên sau khi phẫu thuật mà không cần làm gì thêm.
7. Điều trị bệnh nha chu
Nếu bệnh về nướu là nguyên nhân gây ra khe thưa, việc điều trị sẽ tập trung vào việc kiểm soát và giải quyết bệnh lý.
Quá trình điều trị sẽ tùy thuộc vào mức độ phát triển của bệnh.
Nếu ở giai đoạn nhẹ, Nha sĩ có thể đề xuất các phương pháp xâm lấn tối thiểu như:
- Cạo vôi và đánh bóng chân răng: Làm sạch và láng mịn bề mặt chân răng. Thao tác này sẽ loại bỏ vi khuẩn, giúp ngăn ngừa vôi răng và vi khuẩn tích tụ.
- Xử lý mặt gốc răng: Loại bỏ vôi răng bên dưới nướu, sâu trong gốc răng.
- Điều trị bằng thuốc kháng sinh: Bệnh về nướu là một bệnh nhiễm trùng, vì vậy nha sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh dạng uống hoặc dạng gel bôi trên nướu hay nước súc miệng để tiêu diệt vi khuẩn.
Trong trường hợp bệnh nướu răng nặng hơn (viêm nha chu), phẫu thuật nướu có thể là phương pháp cần thiết. Các lựa chọn điều trị bao gồm:
- Ghép mô mềm: Phương pháp này sẽ bổ sung thêm mô nướu cho những vùng đã bị tụt nướu.
- Ghép xương: Thúc đẩy sự phát triển của xương mới ở những vùng bị tổn thương do bệnh nha chu.
- Tái tạo mô có hướng dẫn: Sử dụng các vật liệu đặc biệt (xương nhân tạo, màng Collagen…) để hướng dẫn sự phát triển của xương và mô nướu mới ở những khu vực bị ảnh hưởng bởi bệnh nướu răng.
- Phẫu thuật vạt nướu: Làm sạch sâu các gốc chân răng nhằm loại bỏ cao răng, đồng thời giúp giảm thiểu độ sâu các túi nướu.
- Protein kích thích mô: Kết hợp với phẫu thuật vạt nướu để giúp tái tạo lại xương và mô nướu.
Nếu bệnh lý trên nướu răng là nguyên nhân gây ra các khoảng trống giữa các răng của bạn, nha sĩ sẽ thảo luận về các lựa chọn điều trị phù hợp cùng bạn.
V. Các bước Ngăn ngừa Khe Thưa Răng
Trong một số trường hợp, bạn có thể thực hiện các bước để ngăn ngừa khe thưa răng (Diastema). Tuy nhiên, nếu bạn bị thưa răng do có có răng nhỏ bẩm sinh, bị răng mất, gặp vấn đề về phản xạ nuốt hoặc một số các yếu tố khác dẫn đến khe hở giữa các răng, những bước này sẽ không thể giải quyết triệt để tình trạng của bạn.
Tuy nhiên, các bước sau đây vẫn là nền tảng của thói quen vệ sinh răng miệng và chắc chắn sẽ mang lại lợi ích:
- Đánh răng và dùng chỉ nha khoa: Chúng tôi luôn khuyên tất cả bệnh nhân đánh răng hai đến ba lần mỗi ngày. Ngoài việc đánh răng, bạn cũng nên dùng chỉ nha khoa ít nhất một lần mỗi ngày để loại bỏ thức ăn thừa có thể mắc kẹt giữa kẽ răng. Các nghiên cứu cho thấy 68% người Canada đánh răng ít nhất hai lần mỗi ngày, vì vậy hãy đảm bảo rằng bạn cũng nằm trong số đó.
- Khám răng định kỳ: Khám răng và làm sạch định kỳ giúp bạn ngăn ngừa các vấn đề về răng miệng và xác định các nguy cơ trước khi chúng trở nên rõ ràng. Chỉ với một lần vệ sinh định kỳ, bạn cũng đã có thể ngăn ngừa các bệnh về nướu.
- Mút ngón tay: Cần hạn chế thói quen mút ngón tay ở trẻ em lẫn người lớn. Thói quen này dễ dẫn đến khe thưa răng và là nguyên nhân dễ phòng ngừa nhất.
- Các vấn đề về phản xạ nuốt: Nếu bạn gặp vấn đề về phản xạ nuốt, hãy tìm kiếm biện pháp hỗ trợ như tấm chặn lưỡi, để thói quen này không gây ảnh hưởng đến răng miệng.
VI. Các câu hỏi thường gặp về răng thưa
Trong điều kiện răng miệng khỏe mạnh, khe thưa răng sẽ không rộng ra theo thời gian. Nếu bạn thấy khoảng cách giữa các răng ngày càng rộng, hãy liên hệ với nha sĩ để kiểm tra vì đây có thể là dấu hiệu của bệnh nướu răng.
Trừ khi hở răng cửa là do nhiễm trùng hay bệnh nướu răng gây ra thì đây không phải là điều đáng lo ngại.
Răng thưa không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng của bạn. Trên thực tế, nhiều người coi khoảng cách giữa hai răng cửa là một nét đẹp độc đáo.
Nếu bạn muốn khép khoảng cách giữa các răng, có rất nhiều phương pháp điều trị có thể giúp bạn đạt được mục tiêu về thẩm mỹ.
Câu trả lời tùy thuộc vào nguyên nhân gây thưa răng. Tuy nhiên, khe hở thường sẽ được khép kín sau khi loại trừ nguyên nhân thì không còn tái phát, trừ khi cá nhân quay trở lại các thói quen như mút ngón tay hoặc không tuân theo hướng dẫn của nha sĩ.
VII. Khi Nào Nên Gặp Nha Sĩ Về Khe Thưa Răng
Khe thưa răng có thể khiến bạn thiếu tự tin và tình trạng này thường sẽ trở nên tồi tệ hơn nếu ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống của bạn. Hãy đặt lịch hẹn khám để sớm nói lời “tạm biệt” với những khe hở giữa răng của bạn.
Nha Khoa 3T, địa chỉ đóng khe thưa tại TP.HCM
Nha Khoa 3T, địa chỉ uy tín và chất lượng tại TPHCM chuyên về điều trị răng thưa thẩm mỹ. Dưới đây là những ưu điểm nổi bật của Nha Khoa 3T:
- Nha Khoa 3T cam kết mang đến dịch vụ điều trị răng thưa chất lượng, với đội ngũ bác sĩ chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm.
- Sử dụng công nghệ hiện đại và các thiết bị y tế tiên tiến nhất để đảm bảo quy trình trám răng diễn ra nhanh chóng, hiệu quả và an toàn.
- Quy trình điều trị răng thưa thẩm mỹ tại Nha Khoa 3T được thực hiện một cách nhanh chóng, giúp khách hàng tiết kiệm thời gian và thoải mái.
- Cung cấp dịch vụ trám răng cửa thưa với chi phí hợp lý, phù hợp với đa dạng đối tượng khách hàng.
- Đảm bảo an toàn và bảo mật cho răng thật của khách hàng trong quá trình thực hiện.
Nha Khoa 3T là phòng khám Răng Hàm Mặt được Sở Y Tế TP.HCM cấp giấy phép hoạt động số 07688/HCM-GPHĐ,
Phụ trách chuyên môn
Bác sĩ Phan Xuân Sơn
– Chuyên khoa Răng Hàm Mặt, tốt nghiệp ĐH Y Dược TP.HCM
– 10 năm kinh nghiệm.
– Hoàn tất chứng chỉ chỉnh nha niềng răng nâng cạo ĐH Y Dược Huế.
– Hoàn tất chứng chỉ cấy cấp Implant nâng cao Bv. Răng Hàm Mặt Trung Ương TP.HCM.
– Hoàn tất chứng chỉ cấp cứu trong Răng Hàm Mặt do Viện 115 cấp.
Đã giúp cho hơn 7000 bệnh nhân có được hàm răng và nụ cười khoẻ mạnh
Hiện nay, Nha Khoa 3T đang cung cấp dịch vụ điều trị răng thưa như trên. Mọi chi tiết về dịch vụ trám răng thẩm mỹ, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ bên dưới:
NHA KHOA 3T
(Tận Tâm-Tiên Tiến-Tin Tưởng)
- Hotline: 0913121713
- Fanpage: Nha Khoa 3T
- Địa chỉ: Số 6 Nguyễn Cửu Đàm P.Tân Sơn Nhì Q.Tân Phú
- Thời gian làm việc: Thứ 2 đến thứ 7: 8h00 – 20h00