MỤC LỤC
Tăm nước là dụng cụ vệ sinh răng miệng, có tác dụng tương tự như chỉ nha khoa nhưng sử dụng lực nước phun vào kẽ răng để làm sạch, loại bỏ thức ăn bị mắc kẹt trong đó. Dùng tăm nước là một lựa chọn rất tốt cho những người gặp khó khăn khi sử dụng chỉ nha khoa truyền thống hoặc cần có một chế độ vệ sinh răng miệng đặt biệt như đang niềng răng.
Cách sử dụng tăm nước như thế nào?
Tăm xịt nước khôn thay thế cho bàn chải đánh răng thông thường mà bạn vẫn phải cần đánh răng hai lần một ngày. Sau đó, sử dụng tăm nước để làm sạch sâu hơn cho răng.
Đầu tiên, hãy đổ đầy nước vào bình chứa của tăm nước.
Sau đó, bật nút khởi động và lựa chọn chế độ cũng như thời gian để làm sạch.
Đặt vòi xịt nước một góc 90 độ so với răng và xịt vào. Nước sẽ phun ra theo nhịp đều đặn để làm sạch từng kẽ răng của bạn.
Bắt đầu làm sạch kẽ răng từ phía sau ra trước và xung quanh miệng.
Tập trung vào phần trên của răng, đường viền nướu và khoảng cách giữa các răng. Nhớ làm sạch cả răng khôn nếu có.
Quá trình làm sạch răng bằng tăm nước thường sẽ mất khoảng 2 phút. Đổ hết nước thừa trong bình để vi khuẩn không phát triển bên trong bình.
Nguyên tắc làm sạch của máy tăm nước:
Giống như dùng chỉ nha khoa thông thường, tăm nước sẽ loại bỏ thức ăn mắc kẹt giữa các kẽ răng, làm trôi mảng bám để không cho vi khuẩn tồn đọng lại có cơ hội hình thành vôi răng, gây hại cho răng và nướu.
Bàn chải đánh răng không thể chui vào giữa các kẽ răng để làm sạch dù bạn chải răng rất kỹ lưỡng. Dùng tăm nước cũng có thể làm giảm bệnh viêm nướu răng và chảy máu chân răng.
Dù vậy, bạn cũng nên đi cạo vôi răng định kỳ để làm sạch mặt gốc răng nhé.
Xem thêm: Quy trình cạo vôi răng tại Nha Khoa 3T.
Dùng tăm xịt nước có tốt như dùng chỉ nha khoa không?
Theo hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ cho biết tăm nước theo tiêu chuẩn ADA có thể loại bỏ mảng bám rất hiệu quả. Mảng bám là lớp màng chứa vi khuẩn hiện diện trên bề mặt răng, lâu dần sẽ biến thành cao răng và dẫn đến sâu răng kèm thêm các bệnh về nướu.
Nhưng một số nghiên cứu cho thấy tăm nước không loại bỏ mảng bám tốt như chỉ nha khoa truyền thống.
Do vậy, đừng vứt bỏ chỉ nha khoa truyền thống để thay bằng tăm nước mà nên sử dụng song song cả 2 phương pháp làm sạch này kèm theo chế độ vệ sinh, chải răng ít nhất 2 lần mỗi ngày.
Hầu hết mọi người đều biết việc dùng chỉ nha khoa thường xuyên là cách tốt nhất để làm sạch kẽ răng. Phương pháp dùng chỉ nha khoa truyền thống cho phép bạn chà lên và xuống các mặt của răng để loại bỏ mảng bám.
Nếu thức ăn bị mắc kẹt trong những kẽ răng mà không thể dùng tăm nước thì hãy thử dùng chỉ nha khoa để làm sạch. Lúc đầu dùng chỉ nha khoa gây chảy máu, không thoải mái nếu bạn không quen và khó thao tác.
Nếu bạn đang niềng răng hoặc có các phục hình răng giả như cầu răng sứ cố đinh thì tăm nước rất hữu ích để làm sạch. Tăm nước cũng rất tốt cho người bị bệnh viêm nha chu hoặc khô miệng.
Trẻ em hoặc thanh thiếu niên niềng răng rất thích dùng tăm nước hơn dùng chỉ nha khoa truyền thống vì rất hữu dụng để làm sạch răng hơn chỉ nha khoa truyền thống.
Hỏi nha sĩ xem liệu bạn có nên chuyển sang dùng tăm xịt nước không cũng như các loại máy tăm nước tốt trước khi mua nhé!
Bác sĩ Phan Xuân Sơn là nha sĩ chuyên môn sâu về phục hình răng sứ thẩm mỹ, cấy ghép Implant và niềng răng-chỉnh nha. Với hơn 10 năm kinh nghiệm giúp mọi người có nụ cười đẹp và khỏe mạnh, Bác sĩ Sơn đã được đông đảo bệnh nhân tin tưởng và đánh giá cao.
Bác sĩ Sơn tốt nghiệp Đại học Y Dược TP.HCM với bằng cấp Bác sĩ Răng Hàm Mặt. Sau đó, Bác sĩ tiếp tục hoàn thành chương trình đào tạo chuyên sâu về chỉnh nha và cấy ghép Implant tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương và Bệnh viện Trung ương Huế. Nhờ chuyên môn và kinh nghiệm dày dặn, Bác sĩ Sơn có thể điều trị nhiều vấn đề nha khoa khác nhau, bao gồm:
Mất răng:
– Mất răng đơn lẻ
– Mất răng toàn hàm
Răng lệch lạc:
– Răng hô
– Răng móm
– Răng khấp khểnh
Sai lệch khớp cắn
Ngoài ra, Bác sĩ Sơn còn có kiến thức sâu rộng về nha khoa tổng quát và có thể cung cấp cho bệnh nhân các dịch vụ nha khoa khác như:
– Khám răng định kỳ và vệ sinh răng miệng
– Tẩy trắng răng
– Trám răng và lấy tuỷ răng
– Nhổ răng thông thường và tiểu phẫu răng khôn