img

Vì Sao Hàm Giả Tháo Lắp Bị Lỏng Lẻo Và Răng Giả Khó Nhai?

Trồng răng giả tháo lắp là một giải pháp để tăng cường sức nhai và thẩm mỹ cho người bị mất răng, đặc biệt cho người lớn tuổi. Nhưng, theo thời gian hoặc ngay cả khi mới làm, hàm giả đã không ổn định, lỏng lẽo và không có gì tệ hơn khi phải cố gắng sống một cuộc sống bình thường với một hàm răng không vừa vặn. Vậy, Vì Sao Hàm Giả Tháo Lắp Bị Lỏng Và Răng Giả Khó Nhai Được?

Đây là một thực tế mà nhiều người đeo răng giả phải đối mặt thường xuyên. Rất may, có nhiều cách để nha sĩ có thể sửa chữa răng giả bị lỏng và cung cấp cho bạn các giải pháp để hỗ trợ thêm cho sự ổn định của hàm giả.

Vì Sao Hàm Giả Tháo Lắp Bị Lỏng Và Không Thể Ăn Nhai Được?
Vì Sao Hàm Giả Tháo Lắp Bị Lỏng Lẻo Và Răng Giả Khó Nhai?

I. Nguyên Nhân Hàm Giả Tháo Lắp Lại Bị Lỏng Khi Mới Làm?

1. Chưa thích nghi với hàm giả mới:

Xương hàm, môi má và miệng sẽ bị lão hóa theo thời gian là điều không thể tránh khỏi ngay cả khi bạn sử dụng hàm giả trước đó. Sự thay đổi này diễn ra từ từ, chậm chạp đến mức bạn không nhận thấy. Nướu và xương bị teo và co rút lại từ từ. Răng bị mòn đi. Khoảng cách từ cằm đến mũi ngày càng giảm do nướu và răng ngắn lại, do đó bạn thường phải ngậm miệng lại để răng chạm vào nhau (đây là lý do tại sao răng mất răng khiến bạn trông già hơn, khuôn mặt chảy xệ và nhiều nếp nhăn).

Khi làm răng giả mới, Nha sĩ sẽ khắc phục tất cả những vấn đề trên cùng một lúc. Hàm giả mới sẽ tái tạo lại chiều cao của nướu và răng bị teo đi khi lão hóa. Điều này có nghĩa là nền hàm sẽ dày hơn, răng sẽ cao hơn để bù đắp những thiếu hụt.

Lưỡi, môi và má rất quan trọng để giữ cho hàm giả của bạn ở đúng vị trí, vì vậy cần có nhiều thời gian để môi, má và lưỡi làm quen với hình dạng của hàm giả.

Theo kinh nghiệm, bệnh nhân sẽ gặp phải tình trạng hàm giả tháo lắp bị lỏng và răng giả khó nhai và thường phải cần đến sáu tuần mới thích nghi với răng giả mới.

Vì Sao Hàm Giả Tháo Lắp Bị Lỏng Và Không Thể Ăn Nhai Được?
Hàm giả mới làm chưa thích nghi

2. Bệnh nhân kỳ vọng quá nhiều vào răng tháo lắp:

Thường thì răng giả cũ bị lung lay, bị lõng khiến bạn nghĩ rằng đó chỉ là do răng giả cũ và chỉ cần thay mới là có thể ổn định trở lại như trước kia.

Nhưng thật không may, thường hàm giả tháo lắp bị lỏng lẻo là do dự lão hóa của các cơ quan trong miệng, và một hàm giả mới chỉ có thể khắc phục được một phần của vấn đề này.

Hàm giả tháo lắp giúp cải thiện được 70-80% sức nhai so với trước kia còn răng thật.

3. Do tác động của môi má lưỡi:

Xung quanh hàm dưới có rất nhiều hệ cơ. Môi, lưỡi và má đều là những cơ vận động nhiều. Khi vừa mới nhổ răng, xương hàm rất cao và hàm giả năm cách xa các cơ này nên rất ổn định.

Khi xương hàm co xuống thấp hơn sau khi nhổ răng, viền hàm giảm sẽ càng gần các đầu cơ và cử động của cơ sẽ va chạm và làm sút hàm giả.

Đây là một vấn đề không thể sửa chữa bằng răng giả mới và cho dù bạn có điều chỉnh bao nhiêu lần, răng giả vẫn sẽ bật lên khi bạn ăn nhai, cười hoặc nói.

4. Do thiết kế hàm giả không tốt:

Hàm giả mới bị lỏng và không nhai được đa phần do tay nghề Nha sĩ kém, thiết kế nền hàm không ôm khít vào nướu răng, khớp cắn không đều dẫn đến hàm bị bập bên và sút ra.

Một hàm giả được thực hiện tốt ôm khít vào nướu răng, hít vào nướu, ăn nhai không bị đọng thức ăn dưới nền hàm và không bị sút ra khi ăn nhai

Vì Sao Hàm Giả Tháo Lắp Bị Lỏng Và Không Thể Ăn Nhai Được?
Nền hàm giả cần khít sát với nướu răng.

5. Cuối cùng là khớp cắn không đều.

Nếu các răng không chạm đều cùng một lúc sẽ dẫn đến hàm bị bập bên và bị đau. Một số răng chạm nhiều hơn những răng khác sẽ gây ra đau đớn và răng giả sẽ luôn bị di chuyển trong miệng.

Nếu khớp cắn phải chính xác và sau một thời gian, bạn vẫn chưa thể quen với răng giả, điều đó có nghĩa là bộ não của không muốn lập trình để thích răng giả mới, hoặc hình dạng của miệng không cho phép hàm giả ổn định được.

II. Nguyên nhân làm cho hàm giả bị lỏng sau một thời gian sử dụng?

Hàm giả bị lỏng sau một thời gian sử dụng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, bao gồm:

  • Tiêu xương hàm: Sau khi mất răng, xương hàm dần tiêu đi, làm thay đổi cấu trúc nướu và khoang miệng.
  • Sự hao mòn tự nhiên: Vật liệu hàm giả có thể bị mài mòn, mất độ bám dính theo thời gian.
  • Vệ sinh và bảo dưỡng kém: Không vệ sinh đúng cách có thể dẫn đến sự tích tụ của vi khuẩn, gây kích ứng mô nướu và làm hàm giả không vừa.
  • Thói quen ăn uống và sinh hoạt: Ăn thực phẩm quá cứng hoặc dai, hoặc không cẩn thận khi sử dụng hàm giả có thể dẫn đến tình trạng lỏng lẻo.
tiêu xương do mất răng
Tiêu xương do mất răng

III. Cách Khắc Phục Hàm Giả Bị Lỏng

Để cải thiện sự thoải mái và độ ổn định của hàm giả, người dùng cần áp dụng các phương pháp phù hợp và tham khảo ý kiến chuyên gia khi cần thiết. Dưới đây là các giải pháp hiệu quả để xử lý vấn đề hàm giả bị lỏng:

1. Tham Khảo Ý Kiến Nha Sĩ

Bước quan trọng nhất khi gặp vấn đề với hàm giả là tham khảo ý kiến nha sĩ hoặc chuyên gia hàm giả. Họ sẽ:

  • Đánh giá độ vừa vặn của hàm giả.
  • Xác định nguyên nhân gây lỏng, chẳng hạn như tiêu xương hàm hoặc hao mòn vật liệu.
  • Đề xuất các biện pháp xử lý như lót lại, điều chỉnh, hoặc thay thế hàm giả.

2. Đệm lại nền hàm

Khi hàm giả bị lỏng do sự thay đổi tự nhiên của xương hàm và nướu, quy trình lót lại có thể cải thiện độ vừa vặn bằng cách thêm vật liệu vào mặt trong của hàm giả.

  • Đệm hàm tạm thời: Được thực hiện tại phòng nha, phù hợp để giải quyết vấn đề nhanh chóng trước khi thực hiện đệm lại chính thức
  • Đệm hàm cố định: Giải pháp lâu dài được thực hiện tại phòng lắp để đảm bảo độ bám dính và sự thoải mái tối đa. Bạn phải để lại răng giả để Nha sĩ có thể hoàn tất trong 1-2 ngày.

3. Sử Dụng Keo Dán Hàm Giả Đúng Cách

Keo dán hàm giả có thể cải thiện sự ổn định, nhưng cần sử dụng đúng cách:

  • Chỉ dùng lượng vừa phải theo hướng dẫn.
  • Không lạm dụng, vì việc sử dụng keo quá mức có thể che giấu các vấn đề về độ vừa vặn.

4. Điều Chỉnh Thói Quen Ăn Uống và Sinh Hoạt

  • Ăn thực phẩm mềm: Ban đầu, hãy tránh các loại thực phẩm quá cứng hoặc dai, sau đó dần dần tái lập chế độ ăn uống bình thường.
  • Phân bố lực nhai đều: Nhai ở cả hai bên miệng để giảm áp lực lên một khu vực nhất định, giúp giữ hàm giả ổn định.
  • Tránh các thói quen gây hại: Không cắn móng tay, nhai đá, hoặc làm rơi hàm giả.

5. Khám Nha Khoa Định Kỳ

Đặt lịch khám nha khoa định kỳ để:

  • Theo dõi sự thay đổi của xương hàm và mô nướu.
  • Đảm bảo hàm giả được điều chỉnh hoặc thay thế khi cần thiết.

7. Cân Nhắc Hàm Giả Gắn Trên Implant (Implant-Supported Dentures)

Nếu hàm giả truyền thống không đáp ứng được nhu cầu về độ ổn định và sự thoải mái, hàm giả gắn trên implant là lựa chọn đáng cân nhắc. Implant nha khoa cung cấp nền tảng vững chắc, giúp hàm giả:

  • Gắn chặt vào xương hàm, tránh tình trạng lỏng lẻo.
  • Cải thiện khả năng nhai và nói chuyện.
  • Mang lại sự tự tin và cảm giác tự nhiên hơn.

IV. Các Giải Pháp Hiện Đại: Implant Nha Khoa

Implant nha khoa là giải pháp thay thế răng tiên tiến và lâu dài, đang ngày càng phổ biến nhờ khả năng cải thiện độ ổn định và thẩm mỹ vượt trội. Đây là một số lựa chọn implant phổ biến:

1. Hàm Giả Trên Implant (Overdenture)

Hàm giả này được gắn vào các trụ implant, mang lại:

  • Sự ổn định cao hơn: Gắn chặt vào implant nhưng vẫn có thể tháo ra để vệ sinh dễ dàng.
  • Phù hợp với nhiều bệnh nhân: Đặc biệt là những người chưa sẵn sàng chuyển sang cầu cố định.

2. Cầu Cố Định (Fixed Bridge hoặc All-on-4)

Cầu cố định được gắn chặt vào implant và chỉ có thể tháo ra bởi nha sĩ. Đây là giải pháp dành cho những người muốn phục hồi hoàn toàn chức năng và thẩm mỹ răng miệng.

3. Xử Lý Khi Không Đủ Xương Hàm

Đối với bệnh nhân không đủ xương hàm để cấy ghép implant, có thể áp dụng các biện pháp như:

  • Ghép xương (Bone Grafting): Kỹ thuật bổ sung xương để hỗ trợ implant.
  • Implant mini: Giải pháp thay thế cho bệnh nhân có xương hàm yếu hoặc không đủ.

Vì Sao Hàm Giả Tháo Lắp Bị Lỏng Và Không Thể Ăn Nhai Được?
So sánh hàm giả thông thường và hàm giả có hỗ trợ của Implant

Kết Luận

Việc xử lý hàm giả bị lỏng đòi hỏi sự kết hợp giữa chăm sóc chuyên nghiệp và ý thức bảo dưỡng đúng cách của người dùng. Để đạt được hiệu quả cao nhất, bệnh nhân nên duy trì thói quen khám nha khoa định kỳ và cân nhắc các giải pháp hiện đại như implant nha khoa.


Bài viết được kiểm duyệt bởi bác sĩ nha khoa Phan Xuân Sơn, chuyên gia phục hình răng, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe răng miệng.

Tài liệu tham khảo:

  • https://www.webmd.com/oral-health/dental-health-dentures
  • https://www.medicinenet.com/dentures/article.htm