MỤC LỤC
Niềng răng ăn gì? Niềng răng thường diễn ra trong một khoảng thời gian dài. Trong từng giai đoạn bạn cần chăm sóc thật kỹ lưỡng để có nụ cười hoàn hảo như bạn mong muốn. những ngày đầu cảm giác đau làm bạn ăn uống khó khăn, chính vì vậy bạn cần phải ăn uống theo hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo sức khỏe hơn.
Trong vài tuần đầu tiên, niềng răng ăn gì khi mới gắn mắc cài?
-Lúc này cảm giác ê ẩm và đau âm ỉ vẫn còn, việc ăn uống gặp nhiều trở ngại làm cho bạn không muốn ăn uống. Tốt nhất bạn phải ăn thức ăn mềm lúc này ngay cả khi không thích. Vì ăn thức ăn mềm không làm lệch hay đứt niềng răng, tránh gây những tổn thương khác cho răng miệng.
–Những loại thức ăn như các món luộc, khoai tây nghiền, uống thêm các lại nước ép và sữa chua, các loại thức ăn mềm như cháo, súp, phô mai… Nhưng bạn không cần phải lo lắng khi sử dụng thức ăn này, vì trong một thời điểm ngắn mà thôi, để tránh các loại thức ăn rắt vào thiết bị niềng răng, cảm giác đau đớn và vô cùng khó chịu.
-Theo thời gian điều trị, răng của bạn được thắt chặt hơn, bạn cũng nên tiếp tục sử dụng các loại thực phẩm mềm cho đến khi bạn cảm thấy không còn khó chịu hay đau đớn nữa.
Hạn chế đồ ngọt trong chế độ ăn khi niềng răng:
-Vệ sinh răng miệng khi niềng răng khó hơn bình thường vì vướng mắc cài trong miệng. Các loại thức ăn có đường và giàu tinh bột tạo ra axit và bợn răng, phát sinh các vi khuẩn có hại làm sâu răng, có thể dẫn tới các loại bệnh về nha chu.
-Hạn chế uống đồ uống có ga, trà, nước ép nho, việt quất và quả mâm xôi… đồ uống tối màu. Hạn chế dùng kẹo cao su, các loại kẹo dẻo như mạch nha, caramel…thức ăn có độ dính như xôi, nếp, bánh dẻo vì khi bám trên mắc cài rất khó vệ sinh. Ngoài nguy cơ gây hại cho răng do khó vệ sinh, thức ăn dính còn có khả năng gây bong rớt mắc cài, sứt dây cung, rớt khâu…
Răng khi chưa niềng cũng nên hạn chế đồ ăn cứng, khi niềng răng rồi điều này càng cần phải cẩn thận hơn. Tác động lực cắn, nhai quá mạnh của đồ ăn ảnh hưởng đến mắc cài, dễ làm bung và đứt mắc niềng.
Khi ăn những đồ không quá cứng cũng cần cắt nhỏ như táo, cà rốt…trước khi ăn. Các loại thức ăn cứng, dồn có thể tác động lên mắc cài gây bong rớt, nhất là ở giai đoạn đầu niềng răng, khi dây cung khá căng do răng còn lệch lạc.
Lưu ý cũng không nên làm những điều sau: nhai đá, mút ngón tay, thở bằng miệng quá nhiều, cắn môi và lấy lưỡi đẩy răng.
Đây chỉ là vấn đề nhỏ khi niềng răng, quan trọng là bạn phải kiên trì thực hiện để không gây đau đớn khi niềng. Và đạt được kết quả cuối cùng tốt nhất để có hàm răng chắc khỏe và nụ cười sáng bóng.
Quan tâm dịch vụ niềng răng giá rẻ, quý khách hàng vui lòng liên hệ với Nha Khoa 3T để được hướng dẫn và tư vấn bởi các chuyên gia chỉnh nha hàng đầu tại TPHCM nhé !
Xem video niềng răng
Bác sĩ Phan Xuân Sơn là nha sĩ chuyên môn sâu về phục hình răng sứ thẩm mỹ, cấy ghép Implant và niềng răng-chỉnh nha. Với hơn 10 năm kinh nghiệm giúp mọi người có nụ cười đẹp và khỏe mạnh, Bác sĩ Sơn đã được đông đảo bệnh nhân tin tưởng và đánh giá cao.
Bác sĩ Sơn tốt nghiệp Đại học Y Dược TP.HCM với bằng cấp Bác sĩ Răng Hàm Mặt. Sau đó, Bác sĩ tiếp tục hoàn thành chương trình đào tạo chuyên sâu về chỉnh nha và cấy ghép Implant tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương và Bệnh viện Trung ương Huế. Nhờ chuyên môn và kinh nghiệm dày dặn, Bác sĩ Sơn có thể điều trị nhiều vấn đề nha khoa khác nhau, bao gồm:
Mất răng:
– Mất răng đơn lẻ
– Mất răng toàn hàm
Răng lệch lạc:
– Răng hô
– Răng móm
– Răng khấp khểnh
Sai lệch khớp cắn
Ngoài ra, Bác sĩ Sơn còn có kiến thức sâu rộng về nha khoa tổng quát và có thể cung cấp cho bệnh nhân các dịch vụ nha khoa khác như:
– Khám răng định kỳ và vệ sinh răng miệng
– Tẩy trắng răng
– Trám răng và lấy tuỷ răng
– Nhổ răng thông thường và tiểu phẫu răng khôn