img

Phòng Ngừa Biến Chứng Viêm Quanh Implant & Cách Điều Trị

Hạn Chế Biến Chứng Viêm Quanh Implant

Bác sĩ Bob Winter | tháng 3-2015

Người dịch : Bác Sĩ Phan  Xuân Sơn

Phòng Ngừa Biến Chứng Viêm Quanh Implant & Cách Điều Trị
Biến chứng khi trồng implant

Tăng cường sức khỏe mô mềm là yêu cầu cần thiết cho sự thành công lâu dài của Implant.

Thiết lập một rào chắn sinh học vững chắc có thể ngăn sự thâm nhập của vi khuẩn xuyên qua mô mềm và cho phép sự kết dính chặt chẽ giữa Implant và mô mềm. Điều này hạn chế sự định cư của vi khuẩn ở vùng đầu sau khi cấy ghép Implant gây tình trạng viêm và nhiễm trùng.

Hai vùng đối diện với bề mặt Abutment có nguy cơ cao viêm nhiễm cao là biểu mô bám dính và càng về phía chóp của biểu mô kết nối. Sự ấn trú của vi khuẩn bên trong các kết nối Implant cũng là một mối quan tâm lớn.

Phòng Ngừa Biến Chứng Viêm Quanh Implant & Cách Điều Trị
Trồng răng Implant

Hạn chế điều chỉnh phục hình implant trên ghế nha:

Trong suốt quá trình gia công Abutment trong labo và điều chỉnh để lắp trên lâm sàng, những mãnh vụn và chất ô nhiễm (vụn titanium, chất đánh bóng và dầu từ tay khoan)  lưu giữ trên bề mặt Abutment gây viêm nhiễm và ức chế sự bám dính của mô mềm trên Abutment.

Dù sử dụng CAD/CAM hay kĩ thuật labo truyền thống để gia công abutment, mục đích cần đạt được vẫn là hạn chế sự cần thiết phải mài điều chỉnh trên ghế nha. Sử dụng phục hình tam để hướng dẫn sự lành thương mô mềm và tạo trụ lấy dấu cá nhân khi mô mềm đã lành thương và ổn định cũng là cách làm giảm thời gian điều chỉnh trên ghế.

Kĩ thuật viên sẽ sử dụng trụ lấy dấu cá nhân để mô phỏng mô mềm trên mẫu hàm tương ứng với mức mô mềm của bệnh nhân.

Nếu không tuân theo các bước này, hình dạng mô mềm trên mẫu hàm sẽ không đúng như trong miệng và kĩ thuật viên phải tự đánh giá để điều chỉnh hình dạng mô mềm để tạo khoảng cho Abutment  và tự quyết định hình dạng của nó.

Sau đó, khi gắn abutment,  bác sĩ phải điều chỉnh đường viền để giảm áp lực nén quá mức trên mô mềm. Nếu  không giảm áp lực trên mô mềm sẽ bị ức chế sự di chuyển của mô hoặc thiếu thẩm mỹ trên mô mềm.

Khi sử dụng phục hình tạm để hướng dẫn mô mềm, việc mài chỉnh để tạo hình bề mặt Abutment tiếp xúc với mô mềm làm gia tăng khả năng tích tụ những mãnh vụn. Xi-măng lưu giữ trong khe nướu là một tác nhân gây viêm nhiễm mô mềm và là nguyên nhân quan trọng gây viêm quanh Implant.

Độ thô của xi-măng làm tăng sự lưu giữ vi khuẩn và cản trở việc làm sạch chúng, vì vậy phải cẩn thận để chắc chắn rằng tất cả xi-măng dư phải được loại bỏ.

Chúng ta sẽ thực hiện phục hình cho bệnh nhân bên dưới như một ví dụ:

Phòng Ngừa Biến Chứng Viêm Quanh Implant & Cách Điều Trị
Răng bị hư

Bệnh nhân có đường gãy dọc ở chân răng cửa giữa hàm trên bên trái. Kế hoạch điều trị bao gồm nhổ răng và làm phục hình trên Implant.

3 bước  xử lý bề mặt trụ Zirconia có lợi cho sự bám dính mô mềm :

  1. Bắt đầu với mũi bánh xe đánh bóng Dialite màu xanh (Brasseler L26DBC)
  2. Tiếp theo là mũi bánh xe đánh bóng Dialite màu hông (Brasseler L26DRM)
  3. Kết thúc bằng mũi bánh xe đánh bóng Dialite màu xám (Brasseler L26DGXF)

Đỗ mẫu hàm từ dấu cao su sử dụng trụ lấy dấu cá nhân. Mô mềm trên mẫu hàm mô tả lại đúng hình dạng lâm sàng.

Nếu bề mặt Abutment quá thô sẽ như một tác nhân kích thích và mô mềm không thể bám dính tốt được, đồng thời tạo ra bề mặt cho vi khuẩn dễ dàng bàm vào và phát triển. Nếu bề mặt Abutment quá nhẵn bóng, mô mềm sẽ khó khăn để bám dính và có thể sẽ trượt dần dần trên Abutment và di chuyển càng nhiều về phia chóp.

Nếu sử dụng bàn chải lông dê cứng và chất đánh bóng kim cương sẽ tạo một bề mặt quá nhẵn bóng.

Những vết trầynhỏ trên Abutment  khi sử dụng mũi đánh bóng xám Dialite (0.17 µm) tạo bề mặt tốt nhất cho sự bám dính mô mềm.

Sau khi điều chỉnh hình dạng và đánh bóng, bề mặt abutment phải được làm sạch đầy đủ:

Phòng Ngừa Biến Chứng Viêm Quanh Implant & Cách Điều Trị
Răng trên Implant

Đường viền của Abutment được xác định bởi phục hình tạm. Bề mặt của Abutment tiếp xúc với mô mềm được đánh bóng và làm sạch theo hướng dẫn phác thảo.

3 bước để làm sạch abutment :

  1. Làm sạch bằng siêu âm trong 5 phút với Enzymax (Hu-Friedy).
  2. Làm sạch bằng hơi nước trong 10 giây ở khoảng cách 5cm.
  3. Đặt vào bọc hấp tiệt trừng.

Trong tương lai, việc làm sạch và khử trùng có thể  sử dụng ánh sáng cực tím hoặc thể plasma của Argon. Cần có nhiều nghiên cứu để quết định hiệu quả của những phương pháp này trên những vật liệu Abutment khác nhau. Khi đã dược làm sạch và khử trùng, Abutment đã sẵn sàng để gắn cho bệnh nhân

12 bước để gắn abutment trên lâm sàng :

  1. Tháo phục hình tạm hoặc trụ lành thương.
  2. Xem xét vùng đầu Implant để xác định không có mô mềm và xương .
  3. Bơm rửa thật sạch vùng đầu Implant.
  4. Khử nhiễm bằng Clorhexidine 1%.
  5. Đặt EZ Seat vào vít và phần chóp của Abutment. (EZ Seat là hỗn hợp thuốc bao gồm thành phần căn bản là lanolin với 5% tetracycline và 2% hydrocortisone)
  6. Đặt abutment vào vùng đầu Implant.
  7. Chụp phim kiểm tra để chắc chắn Abutment khít sát hoàn toàn với Implant.
  8. Vặn ốc kết nối với lực torque theo qui định nhà sản xuất (sử dụng ốc mới).
  9. Đặt băng Teflon vào lỗ tháo ốc.
  10. Đặt một lớp composite màu đục (ví dụ: Tokuyama Estelite Omega) và để tạo một phần lõm nhẹ. (Phần lõm này như một bể chứa xi-măng dư)
  11. Sử dụng kĩ thuật 2 sợi chỉ co nướu để tránh xi-măng dư trong khe nướu, chỉ chồng lên nhau tại vị trí kẽ răng:
Phòng Ngừa Biến Chứng Viêm Quanh Implant & Cách Điều Trị
Gắn răng trên Implant

Sử dụng kĩ thuật đặt 2 sợi chỉ để tránh xi-măng dư trong khe nướu quanh các Abutment.

  1. Sợi chỉ đầu tiên được đặt ở mặt xa Abutment, bắt đầu tại vùng tiếp xúc của mão răng phía khẩu cái và hướng về mặt ngoài mặt gần Abutment và dừng tại vị trí vùng tiếp xúc mặt gần của mão răng về phía khẩu cái.
  2. Sợi chỉ thứ 2 đặt trọng khe nướu phía khẩu cái và hướng về mặt ngoài của vùng tiếp xúc phía gần và phía xa . Đặt cẩn thận chỉ trong khe nướu để tránh vướng vào viền mão trong suốt thời gian dán xi-măng.
  3. Sau khi gắn xi-măng, chỉ co nướu được lấy ra cẩn thận, một sợi hướng về phía ngoài và một sợi hướng về phía khẩu cái. Kiểm tra để chắc chắn không còn xi-măng còn dư lại trong khe nướu:
Phòng Ngừa Biến Chứng Viêm Quanh Implant & Cách Điều Trị
Gắn răng vĩnh viễn

Bệnh nhân cần được dặn dò chải răng hằng ngày, dùng chỉ nha khoa và sử dụng chất chống oxi hóa tại chỗ như AO ProVantage Gel và AO ProRinse (PeroSciences). Các chất chống oxi hóa tự nhiên tạo sự cân bằng mội mô trong miệng, thúc đẩy quá trình lành thương, loại bỏ các chất oxi hóa nguy hại cho Implant và vật liệu, được chứng minh có đặc tính chống lại vi khuẩn.

Tinh dầu trong nước súc miệng (Methol và Thymol) có tác dụng chống lại mảng bám và viêm nướu, không gây hại cho mô mềm và các chất chống oxy hóa (Phloretin và axit Ferulic) có hiệu quả thuận lợi trên bộ máy chức năng , điều hòa sự di chuyển của tế bào sợi và phát triển trong suốt thời gian lành thương hoặc sửa chữa mô nha chu.

Xử lý và làm sạch Abutment  một cách đúng đắn, cùng với chế độ duy trì tại nhà  thích hợp giúp giảm tỉ lệ viêm quanh Implant và gia tăng sự thành công toàn vẹn các ca Implant của bạn.

Phòng Ngừa Biến Chứng Viêm Quanh Implant & Cách Điều Trị
1 tháng và 3 năm sau

Tài liệu tham khảo về viêm quanh Implant:

  1. Canullo l, Penarrocha-Oltra D, Marchionni S, Baga L, Penarrocha-Diago M, & Micarelli, C. Soft tissue cell adhesion to titanium abutments after different cleaning procedures: Preliminary results of a randomized clinical trial. Med Oral Patol Oral Cir Bucal. 2014, Mar 1, 19(2):e177-83. http://dx.doi.org/10.4317/medoral.19329
  2. Wilson TG Jr. The positive relationship between cement and peri-implant disease: A prospective clinicall endodontic study. J Periodontol. 2009, 80(9): 1388-92
  3. Happe A. Managing the peri-implant restorative interface in the esthetic zone. Presentation at the American Academy of Restorative Dentistry Annual Meeting. March 1, 2014.
  4. San Miguel S, Opperman L, Allen E, Zielinski J, & Svoboda K. (2012). Antioxidant combinations protect oral fibroblasts against metal-induced toxicity. Archives of Oral Biology. 2012,58(3), 299-310. http://dx.doi.org/10.1016/j.archoralbio.2012.05.013