MỤC LỤC
Trồng răng giúp bệnh nhân có thể khôi phục lại chức năng ăn nhai, tăng cường sự tự tin và thẩm mỹ gương mặt. Do đó, sau khi nhổ răng, khách hàng rất nóng lòng để trồng lại. Tuy nhiên, trồng răng cũng không thể vội vàng ngay được, bạn cần chờ đợi lành thương sau khi nhổ răng mới có thể trồng lại được. Vậy, nhổ răng bao lâu thì mới trồng lại được?
Hậu quả của việc mất răng nếu không trồng lại?
Mất răng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Các ảnh hưởng phổ biến khi bị răng bị mất bao gồm:
Khả năng ăn nhai bị hạn chế: Mất răng có thể gây khó khăn cho việc nhai nát thức ăn, vì vậy bạn có thể không ăn được một số loại thực phẩm ưa thích hoặc có thể phải ăn nhai lâu hơn.
Xáo trộn khớp cắn: Mất răng có thể gây ra các vấn đề về khớp cắn 2 hàm, dẫn đến nét mặt không cân đối, cử động khó khăn và sức khỏe tổng giảm kém.
Chạy răng: Mất răng có thể làm dịch chuyển các răng kế cận và dẫn đến các vấn đề như viêm lợi, viêm lợi, sâu răng.
Mất tự tin và ảnh hưởng tâm lý: Mất răng có thể làm giảm sự tự tin của bệnh nhân vì nó ảnh hưởng đến tiếng cười, lời nói và tâm lý của họ, dẫn đến cảm giác lo lắng, căng thẳng và ngại khi giao tiếp trong xã hội.
Ảnh hưởng sức khỏe chung: Mất răng có thể dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa, trầm cảm, mất ngủ và các vấn đề khác liên quan đến sức khỏe tổng thể.
Do đó, các biện pháp bảo tồn răng và phục hồi răng sau khi nhổ như trồng răng giả, cấy ghép răng, ngoài ra cần duy trì sức khỏe răng để giảm nguy cơ mất thêm răng, hỗ trợ sức khỏe toàn thân và chất lượng cuộc sống.
Quá trình lành thương sau khi nhổ răng:
1. Lành thương nướu răng:
Quá trình lành thương nướu diễn ra sau khi nhổ răng thường kéo dài từ 7-10 ngày, tuy nhiên thời gian này sẽ khác nhau tùy từng người, từng trường hợp. Các giai đoạn quan trọng của quá trình lành thương nướu răng sau khi nhổ răng là:
Giai đoạn sưng đau (Ngày 1):
Ở giai đoạn này, chiếc răng mới nhổ vẫn còn đang chảy máu và có thể gây sưng tấy, đau nhức và nhức đầu. Bạn có thể chườm lạnh trong thời gian ngắn lên vùng da xung quanh vết thương để giảm đau và giảm sưng, kết hợp uống thuốc theo toa của Bác sĩ.
Giai đoạn Phục hồi (Ngày 2-4):
Vết thương bắt đầu hình thành đốm đen và thu nhỏ lại. Một số cơn đau và sưng có thể xảy ra trong giai đoạn này. Bạn có thể uống thuốc giảm đau, kháng viêm do bác sĩ kê đơn để đẩy nhanh quá trình hồi phục.
Giai đoạn tổ chức lại (5-7 ngày):
Vết thương tiếp tục xây dựng lại mô nướu và đóng kín 2 mép nướu răng lại. Trong thời gian này, bạn có thể cảm thấy dễ chịu hơn và dần hồi phục.
Giai đoạn lành thương nướu răng hoàn toàn (8-14 ngày):
Trong thời gian này, vết thương lành hoàn toàn và tình trạng sưng đau hết hoàn toàn. Bạn có thể trở lại sinh hoạt bình thường và ăn uống không cần kiêng cữ.
Trong quá trình lành vết thương, cần chú ý vệ sinh răng miệng và xung quanh vết thương, tránh rượu bia, thuốc lá, thức ăn quá cứng. Nếu có dấu hiệu biến chứng nên đến gặp lại bác sĩ để khám và điều trị kịp thời.
2. Lành thương xương hàm:
Quá trình lành xương bên dưới sẽ kéo dài hơn, có thể mất từ 3 đến 6 tháng hoặc lâu hơn sau khi nhổ răng. Các giai đoạn lành xương phổ biến nhất sau khi nhổ răng là:
Giai đoạn hình thành cục máu đông trong ổ răng:
Phần xương bị trống sau khi nhổ răng sẽ được lấp đầy bằng cục máu đông, giúp ngăn chặn chảy máu, chống nhiễm trùng.
Giai đoạn tái tạo lại ổ răng:
Mô sợi và mô liên kết bằng đầu phát triển bên trong cục máu đông, mao mạch cũng hình thành sau ít ngày để chuẩn bị cho quá trình tái cấu trúc lại xương ổ răng.
Giai đoạn hình thành xương mới:
Sau khi ổ răng được lấy đầy, các tế bào bước vào giai đoạn tu sửa xương, hình thành xương mới. Giai đoạn này mất từ 3-6 tháng để xương có thể lấy đầy ổ răng trống.
Khi xương mới được hình thành đủ sẽ mang lại sự ổn định và chắc khỏe cho vùng răng đã nhổ.
Tóm lại, quá trình lành thương bên trên phải mất khoảng một tuần để vết thương ở nướu lành hoàn toàn và bệnh nhân có thể sinh hoạt tương đối bình thường. Sau đó, lành thương bên dưới tiếp tục bên trong cho đến khi ổ chân răng được lấp đầy xương được tái tạo hoàn toàn (3-6 tháng).
Để trồng răng sau khi nhổ, bạn phải đợi cơ thể hoàn tất quá trình lành thương, khi đó răng sau khi trồng mới ổn định lâu dài. Một số người thấy lành thương nướu đã vội trồng lại khiến cho răng bị hở hoặc không còn vững ổn sau khi quá trình lành thương xương hàm hoàn tất.
Nhổ răng bao lâu thì trồng lại được?
Thời gian cần thiết để trồng lại răng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm tuổi của bệnh nhân, sức khỏe tổng quát, sức khỏe răng miệng và cách trồng răng được thực hiện.
Sau khi nhổ răng, thông thường phải đợi từ 4 đến 6 tháng để vết thương ở nướu và trong xương hàm lành hẳn mới có thể tiến hành trồng răng được. Có thể mất nhiều thời gian hơn nếu trước đó răng bị nhiễm trùng nặng, xung quanh răng có tình trạng xấu hoặc vệ sinh răng miệng kém khiến cho việc lành thương kéo dài.
Các phương pháp trồng răng giả bao gồm cấy ghép Implant, trồng cầu răng sứ hoặc trồng răng giả tháo lắp. Nhổ răng bao lâu mới trồng răng được cũng phụ vào phương pháp được sử dụng. Trong nhiều trường hợp, có thể gắn răng tạm sau khi nhổ răng để mang lại hiệu quả thẩm mỹ và cải thiện khả năng ăn nhai, tránh các vấn đề do mất răng gây ra.
Mất răng lâu năm có trồng được không cũng là vấn đề thường gặp. Với kỹ thuật nha khoa hiện đại thì gần như mọi trường hợp mất răng đều có phương pháp phù hợp để trồng lại dược
Các phương pháp trồng răng giả tốt nhất hiện nay:
Hiện nay có một số phương pháp trồng lại răng sau khi mất răng, bao gồm:
1. Cấy ghép Implant:
Cấy ghép implant là một trong những phương pháp phục hình răng hiện đại và phổ biến nhất hiện nay. Một trụ chân răng được làm bằng vật liệu Titanium cao cấp được đưa vào xương hàm để tạo thành một liên kết chắc chắn và an toàn với xương hàm thông qua một quá trình tích hợp xương.
Quá trình cấy ghép Implant được thực hiện như sau:
Chuẩn bị cấy ghép:
Nha sĩ sẽ thăm khám tổng quát sức khỏe, cấu trúc xương hàm, răng của bệnh nhân để xác định vị trí cấy ghép. Nếu cần thiết, bác sĩ sẽ thực hiện thêm các thủ thuật như ghép xương hàm, nâng xoang để đủ xương cho Implant bám vào
Cấy ghép Implant:
Các bác sĩ sẽ khoan một lỗ và đặt trụ implant vào trong xương hàm. Chờ đợi khoảng 3-4 tháng để thân implant tích hợp với xương hàm, tạo thành một liên kết chắc chắn giữa implant và xương hàm. Sau đó trồng răng sứ trên Implant đó.
Cấy ghép nha khoa có nhiều ưu điểm hơn các phương pháp thay thế răng khác, bao gồm:
-Implant được thiết kế và sao chép chính xác từ răng thật nên có tính thẩm mỹ cao.
-Độ bền và độ ổn định cao cải thiện việc ăn nhai của bệnh nhân.
-Tiết kiệm tiền bạc và thời gian, giảm thiểu cảm giác khó chịu và đau đớn so với các phương pháp khác. Tuy nhiên, trồng răng implant cũng có những hạn chế:
-Quá trình tích tụ xương cần có thời gian và cần sự kiên nhẫn của bệnh nhân.
-Trong một số trường hợp, cấy ghép răng có thể gây đau và sưng cho bệnh nhân sau khi thực hiện.
-Chỉ thích hợp cho những bệnh nhân có đầy đủ mô xương hàm và không có bệnh lý toàn thân nghiêm trọng mới thực hiện được.
Do đó, trước khi đặt implant, bệnh nhân nên được tư vấn kỹ về quy trình, tham khảo ý kiến nha sĩ và cân nhắc kiểm tra sức khỏe răng miệng cũng như tổng quát để đảm bảo quy trình diễn ra an toàn cho mình.
2. Cầu răng sứ:
Cầu răng sứ là phương pháp trồng răng thẩm mỹ, hiện đại nhằm thay thế răng đã mất.
Cầu răng sứ được làm bằng sứ cao cấp, có màu sắc và hình dáng giống với răng tự nhiên và răng xung quanh, được thực hiện bằng cách sử dụng những răng kế bên làm trụ cầu để trồng lại răng mất.
Cầu răng sứ có nhiều ưu điểm hơn so với các phương pháp trồng răng khác, bao gồm:
-Tính thẩm mỹ cao giúp bệnh nhân tự tin hơn trong giao tiếp và ăn nhai.
-Độ bền cao. Không dễ bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ thức ăn và dễ dàng làm sạch.
-Thời gian thực hiện nhanh chóng, chi phí không qua cao.
Tuy nhiên, cầu răng sứ đòi hỏi phải mài răng bọc sẽ nên cầ tay nghề và kinh nghiệm cao mới có thể đảm bảo an toàn không bị hư thêm răng, đồng thời cầu răng sứ có thể không phù hợp với những bệnh nhân đang gặp các vấn đề về lợi, viêm nướu…
Do đó, trước khi quyết định sử dụng cầu răng sứ, bệnh nhân nên tìm hiểu kỹ về phương pháp này, tham khảo ý kiến bác sĩ nha khoa và kiểm tra sức khỏe răng miệng để đảm bảo phương pháp trồng răng phù hợp với trường hợp mất răng của mình.
3. Răng giả tháo lắp:
Răng giả tháo lắp là sự thay thế người có nhiều răng bị mất. Phương pháp này bao gồm các răng giả bằng Composite hoặc có thể bằng sứ, gắn vào khung kim loại hoặc nền nhựa.
Răng giả tháo lắp là phương pháp thay thế răng mất nhanh chóng và dễ dàng nhất, giúp bệnh nhân lấy lại sự tự tin trong chức năng ăn nhai, phát âm và giao tiếp, có thể dùng để làm răng tạm thời trong quá trình lành thương.
Điều quan trọng nhất khi sử dụng răng giả tháo lắp là cần vệ sinh và chăm sóc răng miệng thường xuyên để tránh sự tích tụ của vi khuẩn nên hàm giả. Việc bảo trì và sửa chữa kịp thời cũng rất quan trọng, đặc biệt nếu các răng bị mòn hoặc hư hỏng.
Tuy nhiên, răng giả tháo lắp cũng có những hạn chế, dễ bị sút, lỏng lẻo, không có độ bắm chắc chắn khi cắn, nhai, gây khó chịu khi sử dụng thời gian đầu, không đáp ứng được nhu cầu thẩm mỹ của nhiều người.
Nếu bạn vừa nhổ răng và có nhu cầu trồng răng lại, bạn đang tìm hiểu nhổ răng bao lâu thì trồng lại được, bạn có thể đến khám và tư vấn tại Nha Khoa chúng tôi nhé:
NHA KHOA 3T – Địa chỉ trồng răng giả uy tín tại TPHCM
(Tận Tâm-Tiên Tiến-Tin Tưởng)
Hotline: 0913121713
Địa chỉ: Số 6 Nguyễn Cửu Đàm P.Tân Sơn Nhì Q.Tân Phú
Thời gian làm việc: Thứ 2 đến thứ 7: 8h00 – 20h00