MỤC LỤC
Người bị nghiến răng khi đến khám sẽ được Nha sĩ chỉ định làm máng chống nghiến răng để bảo vệ răng.
Vậy Máng Chống Nghiếng Răng Là Gì, Giá Bao Nhiêu?
Hầu hết mọi người đều bị nghiến răng. Nghiến răng khi căng thẳng, tập trung khi làm một việc gì đó, thường không gây hại. Nhưng khi nghiến răng diễn ra thường xuyên, nghiến răng khi ngủ thì răng có thể bị tổn thương và gây ra các vấn đề nghiêm trọng hơn trên khớp thái dương hàm.
Nguyên nhân chính dẫn đến nghiến răng là gì?
Nghiến răng có thể do căng thẳng, lo lắng và thường xảy ra trong khi ngủ.
Nghiến răng cũng gặp ở những bệnh nhân có khớp cắn bất thường, bị mất răng hoặc răng khấp khểnh.
Nguyên nhân ít gặp hơn cũng có thể do rối loạn giấc ngủ như hội chứng ngưng thở khi ngủ.
Làm sao để biết “tôi có bị nghiến răng hay không”?
Do nghiến răng thường xảy ra trong khi ngủ nên hầu hết mọi người đều không biết rằng mình bị nghiến răng khi ngủ một mình.
Tuy nhiên, nếu bạn bị đau đầu âm ỉ, đau liên tục hoặc đau quai hàm khi bạn thức dậy là dấu hiệu đáng chú ý cho biết bạn đã nghiến răng suốt đêm qua.
Nhiều người biết mình nghiến răng bởi người thân nghe thấy tiếng nghiến răng vào ban đêm của bạn.
Nếu bạn nghi ngờ mình có thể đang bị nghiến răng không, hãy đi khám nha khoa nhé. Nha sĩ có thể kiểm tra răng miệng và hàm của bạn để tìm các dấu hiệu của bệnh nghiến răng, chẳng hạn như đau cơ hàm, đau khớp thái dương hàm hoặc mòn răng quá mức ở mặt nhai.
Nghiến răng có nguy hiểm không ?
Trong hầu hết các trường hợp nghiến răng lâu ngày sẽ dẫn đến mòn răng nghiêm trọng, thậm chí gãy, lung lay hoặc mất răng vĩnh viễn.
Nghiến răng thường xuyên có thể làm mòn răng xuống tận gốc cây. Khi răng cần phải phục hồi lại bằng cách bọc răng sứ, chữa tủy răng hoặc cấy ghép, trồng răng giả bán hàm hoặc toàn bộ…
Nghiến răng nặng không chỉ làm hỏng răng và dẫn đến mất răng mà còn có thể ảnh hưởng đến xương hàm, khớp thái dương hàm, gây ra bệnh TMD / TMJ, thậm chí làm thay đổi vẻ ngoài khuôn mặt của bạn.
Máng chống nghiến răng là gì, giá làm máng chống nghiến bao nhiêu tiên?
Để bảo vệ răng và khớp thái dương hàm, nha sĩ thường chỉ định bạn làm máng chống nghiến răng. Khí cụ này là một máng nhựa mềm được đúc theo khuôn răng của bạn. Bạn sẽ đeo khi ngủ để giảm lực nghiến trên răng.
Cần phải làm gì khi bị nghiến răng?
Bạn nên thực hiện máng chống nghiến răng theo chỉ định của Nha sĩ. Máng chống nghiếng sẽ bảo vệ răng khỏi lực nghiến trong khi ngủ.
Nếu bạn đang stress, căng thẳng khiến bạn nghiến răng, hãy tìm cách giảm bớt áp lực trong cuộc sống. Gặp các chuyên gia tư vấn về stress, tập thể dục, hoặc các bài vật lý trị để giảm bớt căng thăng mệt mỏi…
Nếu rối loạn giấc ngủ gây ra nghiến răng, việc điều trị chuyên sâu để cải thiện giấc ngủ, ngủ ngon hơn có thể loại bỏ tật nghiến răng của bạn.
Loại bỏ các thói quen khác giúp bạn cải thiện được chứng nghiến răng bao gồm:
Tránh hoặc giảm sử dụng thực phẩm và đồ uống có chứa caffeine, chẳng hạn như sô-cô-la và cà phê.
Tránh uống rượu. Nghiến răng có xu hướng tăng lên sau khi uống rượu.
Không sử dụng răng để cắn bút chì hoặc mở nắp chai, không sử dụng răng nhai bất cứ thứ gì không phải là thức ăn.
Tránh nhai kẹo cao su vì sẽ kích thích cơ hàm quen với việc nghiến răng hơn, khiến bạn có khả năng bị nghiến răng nhiều hơn.
Tập luyện thói quen không siết chặt 2 hàm. Nếu bạn nhận thấy mình đang siết chặt hai hàm khi lái xe, khi tập trung làm việc hoặc nghiến nhiều lần trong ngày thì hãy đặt đầu lưỡi giữa hai hàm răng để luôn nhắc nhở mình không được nghiếng. Bài tập này giúp cơ hàm của bạn được thư giãn rất tốt.
Thư giãn cơ hàm vào ban đêm bằng cách lấy khăn ấm áp vào má trước, dái tai khoảng 30p trước khi ngủ.
Nếu bạn đang bị nghiến răng, hãy đến khám và điều trị ngay tại các cơ sở nha khoa uy tín nhé.
NHA KHOA 3T
(Tận Tâm-Tiên Tiến-Tin Tưởng)
Hotline: 0913121713
Địa chỉ: Số 6 Nguyễn Cửu Đàm P.Tân Sơn Nhì Q.Tân Phú
Thời gian làm việc: Thứ 2 đến thứ 7: 8h00 – 20h00