MỤC LỤC
Tác giả bài viết: Bác sĩ Phan Xuân Sơn, 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực điều trị viêm tuỷ răng. Thành viên Hội Răng Hàm Mặt Việt Nam
Nhiều người thường cho rằng chăm sóc răng miệng chỉ cần đánh răng hàng ngày là đủ mà bỏ qua các biện pháp vệ sinh bổ sung. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những người đang niềng răng, vì nếu không chú ý, răng có thể dần bị tổn hại theo thời gian.
Khi ăn uống, mảng bám và vụn thức ăn dễ tích tụ ở thân răng, nướu và đặc biệt là kẽ răng, dần hình thành cao răng. Việc chỉ đánh răng không thể loại bỏ hoàn toàn các mảng bám này. Do đó, bạn cần sử dụng thêm các công cụ làm sạch như chỉ nha khoa hoặc bàn chải kẽ răng.
Trong bài viết này, Nha khoa 3T sẽ giới thiệu về bàn chải kẽ răng: bàn chải kẽ răng là gì, cách chọn lựa phù hợp và hướng dẫn sử dụng đúng cách để bảo vệ sức khỏe răng miệng tối ưu.
1. Mảng bám răng là gì và tác hại của mảng bám răng:
- Trong môi trường tự nhiên của miệng, luôn tồn tại một số lượng vi khuẩn nhất định. Vi khuẩn có mặt ở khắp mọi nơi: trong không khí, thực phẩm, trên da và tất nhiên, trong miệng của chúng ta. Sự hiện diện của vi khuẩn trong miệng là hoàn toàn bình thường.
- Thông thường, vi khuẩn được kiểm soát bởi các yếu tố bảo vệ từ cơ thể, bao gồm các chất kháng khuẩn trong nước bọt. Nước bọt có tác dụng duy trì sự cân bằng của hệ vi khuẩn tự nhiên. Tuy nhiên, khi vi khuẩn tiếp xúc với bề mặt cứng như răng, chúng có khả năng bám vào và bắt đầu phát triển mạnh mẽ.
- Khi vi khuẩn tích tụ trên răng, chúng hình thành một lớp màng sinh học, hay còn gọi là mảng bám răng. Mảng bám này là một cấu trúc bảo vệ giúp vi khuẩn sinh tồn và phát triển. Nó hoạt động như một hệ thống phòng thủ, che chắn vi khuẩn khỏi các yếu tố bên ngoài. Có thể hiểu, mảng bám giống như những “khu định cư” mà vi khuẩn xây dựng trên bề mặt răng của bạn. Điều đáng lo ngại là vi khuẩn không có lợi cho sức khỏe răng miệng, và mảng bám nếu không được loại bỏ sẽ gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng.
- Tác hại của mảng bám răng bao gồm việc gây ra sâu răng, viêm nướu, và nếu kéo dài, có thể dẫn đến các bệnh lý nặng hơn như viêm nha chu và mất răng. Việc chăm sóc và làm sạch răng miệng hàng ngày là rất quan trọng để ngăn chặn sự tích tụ của mảng bám và bảo vệ sức khỏe răng miệng lâu dài.
Khi vi khuẩn sinh sôi trong sự bảo vệ của màng sinh học, tạo ra rất nhiều chất thải. Màng sinh học càng lớn và mạnh, vi khuẩn thải ra càng nhiều (axit). Chất thải này (axti) làm mất cân bằng hóa học trên răng, và dẫn đến sâu răng, hôi miệng và tất cả các loại bệnh về nướu. Khi lớp màng quá dày và chắc, được gọi là mảng bám răng. Đương nhiên, chúng ta phải loại bỏ mảng bám răng sớm nhất có thể.
2. Làm thế nào để loại bỏ mảng bám răng
- Cách duy nhất để loại bỏ mảng bám răng là phải phá vỡ cấu trúc màng sinh học của nó. Điều này được thực hiện bằng cách chải răng hai lần mỗi ngày, nhẹ nhàng và kỹ lưỡng, bao gồm cả mặt trước, mặt sau và giữa các kẽ răng. Việc chải răng quá nhanh hoặc không đúng cách sẽ không mang lại hiệu quả: nếu không làm sạch kỹ, màng sinh học còn sót lại sẽ nhanh chóng tái tạo, và chỉ trong vòng vài giờ, vi khuẩn sẽ lại hình thành mảng bám mới.
- Sử dụng nước súc miệng mà không đánh răng không thể loại bỏ được mảng bám. Mảng bám có thể rất cứng và bám chặt vào bề mặt răng, khiến nước súc miệng không thể phá vỡ nó. Mặc dù nước súc miệng có thể mang lại cảm giác tươi mát, nhưng thực tế là mảng bám vẫn tồn tại và vi khuẩn tiếp tục phát triển bên dưới lớp màng sinh học.
- Tương tự, việc nhai kẹo cao su chỉ có tác dụng tạm thời trong việc che giấu hơi thở có mùi, nhưng không thể loại bỏ vi khuẩn hoặc mảng bám. Để thực sự loại bỏ mảng bám, việc chải răng kỹ lưỡng là phương pháp duy nhất hiệu quả. Không có cách nào khác có thể thay thế hoàn toàn quy trình này.
- Kem đánh răng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tiêu diệt vi khuẩn và loại bỏ mảng bám. Khi bạn chải răng, tác động cơ học từ bàn chải sẽ phá hủy màng sinh học, và các thành phần trong kem đánh răng, chẳng hạn như florua, sẽ giúp ngăn ngừa sự tái hình thành của vi khuẩn và mảng bám, đồng thời bảo vệ men răng khỏi sâu răng.
- Ngoài ra, bạn có thể dùng thêm tăm nước. Một nghiên cứu cho thấy rằng những người sử dụng máy tăm nước kết hợp với bàn chải tay đã giảm 74% mảng bám toàn miệng so với 58% ở những người sử dụng bàn chải tay và chỉ nha khoa. (nguồn: Evaluation of the plaque removal efficacy of a water flosser compared to string floss in adults after a single use. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/24282867/)
3. Mảng bám răng ẩn trong kẽ răng không thể chải răng sạch được:
Việc đánh răng thông thường chỉ làm sạch các bề mặt chính của răng, bao gồm mặt trước, mặt trong và mặt nhai. Tuy nhiên, không có loại bàn chải nào có thể tiếp cận được các mặt bên của răng, đặc biệt là các khoảng trống giữa kẽ răng, nơi mà thức ăn dễ mắc kẹt.
Thông thường, giữa các kẽ răng luôn tồn tại một khoảng trống nhỏ, nhưng vì lưỡi không đủ mảnh để cảm nhận hoặc làm sạch khu vực này, bạn có thể không nhận ra rằng thức ăn đã mắc kẹt ở đó. Nhiều người sử dụng tăm xỉa răng để làm sạch khoảng trống này, nhưng đó không phải là biện pháp tối ưu.
Kẽ răng là một vị trí lý tưởng cho vi khuẩn và mảng bám tích tụ, vì bàn chải thông thường không thể tiếp cận được. Đây cũng là khu vực bạn thường ít chú ý tới, dẫn đến việc mảng bám răng dễ dàng tích tụ nếu không được làm sạch đúng cách. Ngay cả những người chăm chỉ đánh răng hàng ngày cũng có thể bị mảng bám tích tụ trong các kẽ răng.
Do đó, việc làm sạch kẽ răng là cần thiết để ngăn ngừa mảng bám và vi khuẩn phát triển, bảo vệ toàn diện sức khỏe răng miệng.
Làm sạch khoảng kẽ răng bằng dùng chỉ nha khoa và bàn chải kẽ răng:
Có hai cách phổ biến để làm sạch kẽ răng: dùng chỉ nha khoa và bàn chải kẽ răng.
Theo các nghiên cứu, bàn chải kẽ có hiệu quả hơn hơn so với chỉ nha khoa. Ngoài ra, chỉ nha khoa có thể cắt vào nướu và làm chảy máu nướu, trong khi bàn chải kẽ răng an toàn hơn.
Bàn chải kẽ đi vào kẽ răng và phá hủy cấu trúc của màng sinh học. Chỉ cần chuyển động đơn giản vào và ra thường là đủ làm sạch. Bàn chải sau đó được rửa sạch và có thể được sử dụng lại.
Không giống như chỉ nha khoa, bàn chải kẽ răng có lông chải vào tất cả các ngóc ngách để làm sạch mảng bám. Đương nhiên, bàn chải kẽ hiệu quả hơn tăm xỉa răng.
Chỉ nha khoa hầu như không tiếp cận được vi khuẩn bên trong kẽ răng còn bàn chải kẽ răng làm sạch mọi thứ từ kẽ răng nhờ các sợi lông cứng.
Đối với các kích thước khác nhau của kẽ răng, bạn cần sử dụng các kích thước khác nhau của bàn chải kẽ răng. Nha sĩ thường sẽ giúp bạn chọn ra kích cỡ phù hợp cho bạn. Bạn có thể nhận được nhiều bàn chải kẽ khác nhau do kích thước các kẽ răng khác nhau trong miệng.
Ví dụ: bàn chải kẽ răng cửa mỏng hơn răng sau.
4. Cách lựa chọn bàn chải kẽ phù hợp với bạn:
Để làm sạch kẽ răng hiệu quả, việc chọn đúng kích thước bàn chải kẽ răng là rất quan trọng. Mỗi kẽ răng có kích thước khác nhau, vì vậy bạn cần các loại bàn chải phù hợp với từng vị trí khác nhau trong miệng. Nha sĩ của bạn có thể giúp xác định kích thước bàn chải phù hợp cho từng kẽ răng. Ví dụ, kẽ răng cửa thường hẹp hơn so với kẽ răng sau, do đó cần bàn chải nhỏ hơn.
Nha sĩ sẽ sử dụng một công cụ đặc biệt để đo kích thước khoảng trống giữa các kẽ răng. Dựa trên số đo này, nha sĩ sẽ tư vấn kích thước bàn chải kẽ răng phù hợp nhất cho bạn. Điều này đảm bảo rằng bàn chải sẽ vừa vặn và làm sạch hiệu quả mà không làm tổn thương răng hoặc nướu.
Nha sĩ sử dụng một công cụ đặc biệt để đo khoảng trống giữa các kẽ răng. Đây là cách nha sĩ đo khoảng trống kẽ răng của bạn
Thử sử dụng bàn chải kẽ răng tại phòng khám:
Bạn nên thử sử dụng bàn chải kẽ răng ngay tại phòng khám nha khoa dưới sự hướng dẫn của nha sĩ. Điều này giúp đảm bảo rằng bạn sử dụng đúng cách và tránh làm tổn thương nướu hay răng.
Trong lần đầu tiên sử dụng, một số người có thể bị chảy máu nhẹ ở nướu. Đây là dấu hiệu của viêm nướu nhẹ do mảng bám tích tụ. Tuy nhiên, khi bạn tiếp tục làm sạch kẽ răng đều đặn, tình trạng viêm nướu sẽ được cải thiện và chảy máu sẽ giảm dần.
Nếu tình trạng chảy máu kéo dài, có thể bạn cần được nha sĩ làm sạch sâu và lấy cao răng để loại bỏ mảng bám cứng đầu và ngăn ngừa các bệnh lý răng miệng nghiêm trọng hơn.
Xem thêm: Giá lấy cao răng làm sạch sâu
(Nên chọn bàn chải răng có kích thước phù hợp)
5. Cách sử dụng bàn chải kẽ:
- Chọn bàn chải kẽ răng có kích thước phù hợp
Bước đầu tiên để chải kẽ răng là chọn bàn chải phù hợp với kẻ răng của bạn.Như đã giải thích ở trên, bạn cần nha sĩ lựa chọn các bàn chải có kích thước khác nhau cho các vùng khác nhau trong miệng (chẳng hạn bàn chải kẽ có kích thước lớn hơn cho các răng hàm và nhỏ hơn ở răng cửa).
- Giữ bàn chải bằng 2 ngón tay
Giữ bàn chải giữa ngón cái và ngón trỏ, giống như giữ một cây bút chì. Điều này sẽ giúp dễ sử dụng hơn với cảm giác cầm tay thoải mái và linh hoạt nhất.
- Di chuyển nhẹ nhàng bàn chải giữa các kẽ răng
Nhẹ nhàng di chuyển bàn chải vào kẽ răng bằng chuyển động qua lại, khoảng 2-3 lần. Nếu bàn chải bị kẹt, bạn cần đổi một bàn chải nhỏ hơn. Khi làm sạch kẽ giữa các răng hàm, sẽ hiệu quả hơn nếu bạn chải từ cả trong ra ngoài và ngoài vào trong. Sử dụng bàn chải kẽ răng ít nhất một lần mỗi ngày trước khi đánh răng.
- Chải kỹ hơn ở những vị trí khó tiếp cận
Chải sạch mọi kẽ hở giữa các răng trong toàn bộ khuôn miệng. Đặc biệt chú ý đến những khu vực khó tiếp cận, vì đây là vị trí chứa nhiều mảng bám răng nhất.
- Tiếp tục thực hiện các bước chăm sóc răng miệng hàng ngày của bạn
Tiếp tục với việc chăm sóc răng miệng thông thường bằng bàn chải đánh răng lông mềm. Sau đó, ngăn chặn vi khuẩn và mảng bám phát triển trở lại bằng nước súc miệng diệt khuẩn.
7. Những gì để tránh khi sử dụng bàn chải kẽ:
Không tự chẩn đoán và điều trị tại nhà khi bị viêm nướu, không tự đo khoảng trống kẽ răng. Các bàn chải kẽ răng phải được chọn bởi nha sĩ có chuyên môn về răng. Có nhiều loại bàn chải kẽ răng phù hợp với một số tình trạng răng nhất định, vì vậy đừng tự chọn và mua bàn chải kẽ.
Không thay thế hoàn toàn việc đánh răng thông thường bằng bàn chải kẽ răng. Làm sạch kẽ răng là một phần trong việc vệ sinh răng miệng hằng ngày. Việc chải răng đúng cách, thường xuyên vẫn là điều quan trọng nhất: bàn chải mềm, chuyển động tròn nhẹ nhàng, từ trước và sau cho đến khi sạch và chải răng ít nhất hai lần một ngày.
Bạn nên tránh chế độ ăn nhiều axit, nhiều đường vì nó làm giảm khả năng bảo vệ răng và vi khuẩn sinh sản tốt hơn khi có nhiều đường.
Nếu bạn bị tiểu đường hoặc các vấn đề liên quan đến hệ miễn dịch, hãy chăm sóc răng tốt hơn. Suy giản miễn dịch làm suy yếu khả năng chống lại vi khuẩn trên răng và nướu răng, khiến nướu dễ bị viêm hơn.
Để có thể lựa chọn được bàn chải kẽ răng phù hợp, bạn có thể liên hệ với chúng tôi nhé:
NHA KHOA 3T – địa chỉ cạo vôi răng giá rẻ tại TPHCM
(Tận Tâm-Tiên Tiến-Tin Tưởng)
Hotline: 0913121713
Địa chỉ: Số 6 Nguyễn Cửu Đàm P.Tân Sơn Nhì Q.Tân Phú Tp.HCM
Thời gian làm việc: Thứ 2 đến thứ 7: 8h00 – 20h00
Xem thêm Video cạo vôi răng làm sạch răng