MỤC LỤC
Răng miệng khỏe mạnh là điều mà ai cũng mong muốn, nhưng vẫn còn rất ít người biết cách để bảo vệ và Chăm Sóc Răng Miệng Đúng Cách
Phần lớn những ca bệnh đến với nha khoa trong tình trạng răng đã bị nhiễm bệnh nặng, tất cả đều có tâm lý thờ ơ với những biểu hiện nhỏ của răng miệng, rồi mặc kệ cho đến khi răng bị nhiễm bệnh nặng mới quan tâm thì đã không kịp nữa. Vì thế việc biết để bảo vệ răng mình sẽ giúp đỡ hao tổn thời gian cũng như tiền bạc để trám răng sâu và điều trị nha chu
Chăm sóc răng miệng đúng cách giúp loại bỏ các mảng bám và sự tích tụ của vi khuẩn trong khoang miệng hiệu quả. Nhờ đó giúp phòng tránh các nguy cơ gây mất răng như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu… Đặc biệt, việc chăm sóc răng miệng hàng ngày còn có tác dụng hạn chế tình trạng răng bị ố vàng do sự bám màu của các thực phẩm bạn dùng hàng ngày.
-
Thay đổi thói quen ăn uống
Chuyển sang chế độ ăn uống lành mạnh không những giúp cơ thể thon gọn, khỏe khoắn mà răng của chúng ta cũng được bảo vệ rất tốt. Các loại nước như trà không đường hoặc nước trái cây tự nhiên rất tốt cho sức khỏe, bổ sung vitamin. Các sản phẩm có đường như kẹo luôn luôn tăng nguy cơ bị sâu răng rất cao. Hạn chế uống các loại nước có gas, đậm màu và nhiều axit:Những loại nước uống này vừa không mang lại giá trị dinh dưỡng vừa có hại cho răng, nó khả năng ăn mòn men răng, là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và tấn công vào răng.
-
Nhai kẹo cao su
Kẹo cao su ở đây phải là loại kẹo không đường thì mới ngăn ngừa được bệnh sâu răng. Chất xylitol là chất ngọt tự nhiên, có khả năng kích thích bài tiết nước bọt giúp tăng cường tái tạo men răng, giảm vi khuẩn và mảng bám thức ăn, ức chế sự hình thành acid gây sâu răng.
-
Sử dụng vừa đủ lượng fluor
Chất fluor ngừa sâu răng chính là tiến bộ lớn trong sức khỏe răng miệng giúp tăng cường sự bền vững của men răng và giảm sâu răng. Rất nhiều kem đánh răng và nước súc miệng đều chứa fluor. Tuy nhiên, ở trẻ em nên cẩn thận khi sử dụng quá nhiều fluor, bạn chỉ nên cho kem đánh răng trên bàn chải với kích thước khoảng hạt đậu Hà Lan, vì quá nhiều sẽ khiến răng trẻ có đốm trắng.
-
Thay bàn chải đánh răng
Bệnh về nướu và sâu răng là hai vấn đề lớn và thường gặp. Không chỉ với người lớn tuổi mà 3/4 các thanh thiếu niên có nướu bị chảy máu khi đánh răng, vì thế bạn nên:
Đánh răng hai lần mỗi ngày
Thay đổi bàn chải đánh răng 3–4 lần trong năm
Đối với bạn niềng răng cần sử dụng bàn chải đặc biệt và các dụng cụ vệ sinh răng khác theo hướng dẫn của nha sĩ
Người lớn tuổi bị viêm khớp hay các vấn đề sức khỏe khác khiến bạn khó cầm bàn chải đánh răng, có thể dùng bàn chải điện.
-
Khám nha khoa định kỳ
Các chuyên gia khuyến cáo bạn nên khám nha sĩ mỗi 6 tháng và thường xuyên hơn nếu bạn có vấn đề về răng nướu.
Xem video cạo vôi răng định kỳ tại Nha Khoa 3T
Với những thói quen và bí quyết đơn giản trên, bạn có thể bảo vệ bản thân và thành viên trong gia đình khỏi các bệnh răng miệng thông thường. Bạn hãy thay đổi từ bây giờ để chăm sóc răng miệng cho cả nhà nhé! Nếu có dấu hiệu bất thường về răng miệng bạn nên đến những nha khoa 3T với bảng giá nha khoa tổng quát giá cả vừa phải, các bác sĩ sẽ cho bạn phương pháp điều trị và bảo vệ răng bạn tốt nhất.
Bác sĩ Phan Xuân Sơn là nha sĩ chuyên môn sâu về phục hình răng sứ thẩm mỹ, cấy ghép Implant và niềng răng-chỉnh nha. Với hơn 10 năm kinh nghiệm giúp mọi người có nụ cười đẹp và khỏe mạnh, Bác sĩ Sơn đã được đông đảo bệnh nhân tin tưởng và đánh giá cao.
Bác sĩ Sơn tốt nghiệp Đại học Y Dược TP.HCM với bằng cấp Bác sĩ Răng Hàm Mặt. Sau đó, Bác sĩ tiếp tục hoàn thành chương trình đào tạo chuyên sâu về chỉnh nha và cấy ghép Implant tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương và Bệnh viện Trung ương Huế. Nhờ chuyên môn và kinh nghiệm dày dặn, Bác sĩ Sơn có thể điều trị nhiều vấn đề nha khoa khác nhau, bao gồm:
Mất răng:
– Mất răng đơn lẻ
– Mất răng toàn hàm
Răng lệch lạc:
– Răng hô
– Răng móm
– Răng khấp khểnh
Sai lệch khớp cắn
Ngoài ra, Bác sĩ Sơn còn có kiến thức sâu rộng về nha khoa tổng quát và có thể cung cấp cho bệnh nhân các dịch vụ nha khoa khác như:
– Khám răng định kỳ và vệ sinh răng miệng
– Tẩy trắng răng
– Trám răng và lấy tuỷ răng
– Nhổ răng thông thường và tiểu phẫu răng khôn