img

Răng Lung Lay Khắc Phục Thế Nào & Làm Sao Để Chắc Lại?

Răng nhai bị lung lay không chỉ gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ nụ cười mà còn ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân, triệu chứng, cũng như cách để Răng Lung Lay Khắc Phục Thế Nào & Làm Sao Để Chắc Lại?

Răng Lung Lay Làm Sao Để Chắc Lại?

Răng lung lay là một vấn đề nghiêm trọng vì có thể dẫn đến mất răng. Có nhiều nguyên nhân khiến cho răng bị lung lay như bị chấn thương, bị sâu hoặc bệnh nha chu. Để răng lung lay chắc lại thì phải điều trị tận gốc nguyên nhân gây bệnh.

Bác sĩ Phan Xuân Sơn – NHA KHOA 3T
Răng lung lay làm sao để chắc lại?
Răng lung lay làm sao để chắc lại?

Cùng tìm hiểu rõ hơn trong bài viết dưới đây:

Mục lục

  1. Răng nhai bị lung lay: Khái niệm và nguyên nhân
  2. Triệu chứng của răng nhai bị lung lay
  3. Phương pháp điều trị răng nhai bị lung lay
  4. Cách phòng ngừa răng nhai bị lung lay
  5. Kết luận

1. Răng nhai bị lung lay, Khái niệm và nguyên nhân

Răng nhai bị lung lay là tình trạng mất đi độ bám của răng vào mô nha chu (bao gồm nướu và xương hàm), dẫn đến răng không còn chắc chắn khi ăn nhai. Tình trạng này có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân, bao gồm:

  • Viêm nha chu: Viêm nha chu là tình trạng viêm nướu và mô xương hàm, do vi khuẩn xâm nhập. Khi viêm nha chu không được điều trị kịp thời, vi khuẩn sẽ tiếp tục gây hại teo nướu và tiêu xương, dẫn đến răng nhai bị lung lay.
  • Tác động ngoài: Răng nhai có thể bị lung lay do va chạm, tai nạn, hay thói quen nghiến răng, ăn đồ cứng.
  • Nhiễm trùng răng: Sâu răng là nguyên nhân thường gặp dẫn đến viêm tuỷ răng, nếu không được điều trị tuỷ, vi khuẩn sẽ tiếp tục xâm nhập vào xương hàm, gây viêm quanh chóp răng, áp xe răng…làm cho răng lung lay.
  • Tuổi tác: Càng cao tuổi, mô xương có thể bị thoái hóa, làm giảm độ bám sát giữa răng và xương hàm, dẫn đến răng nhai bị lung lay.
  • Bệnh lý hệ thống: Một số bệnh lý hệ thống như đái tháo đường, bệnh lý xương, hoặc bệnh lý miệng có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng, dẫn đến răng nhai bị lung lay.

Để điều trị răng lung lay chắc lại, Nha sĩ cần chuẩn đoán đúng nguyên nhân gây bệnh để đưa ra phát đồ phù hợp.

2. Triệu chứng của răng lung lay

Răng nhai bị lung lay thường đi kèm với một số triệu chứng sau:

  • Răng bị lung lay mạnh hơn khi ăn nhai, đặc biệt là khi ăn đồ cứng.
  • Răng dài ra do tụt nướu.
  • Đau nhức, sưng tấy ở vùng lợi và xương hàm xung quanh răng bị lung lay.
  • Răng có thể bị thay đổi vị trí, dẫn đến hàm răng bị xô lệch.
  • Chảy máu chân răng khi chải răng hoặc sử dụng tăm xỉa răng.
  • Ê buốt do chân răng bị lộ.
  • Hôi miệng: Răng bị lung lay cũng có thể dẫn đến hôi miệng do vi khuẩn tích tụ quanh răng, gây ra mùi hôi khó chịu.
  • Nhiễm trùng răng: Vi khuẩn có thể xâm nhập và gây nên nhiễm trùng, dẫn đến đau nhức, sưng tấy, chảy mủ…thường gọi là áp xe nha chu
Triệu chứng răng lung lay
Triệu chứng răng lung lay

3. Phương pháp điều trị Để Răng Lung Lay Chắc Lại:

Điều trị răng bị lung lay và làm cho răng chắc lại, phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng và nguyên nhân gây ra. Một số phương pháp điều trị phổ biến bao gồm:

  • Điều trị viêm nha chu: Nếu răng lung lay do bệnh viêm nha chu gây ra, phương pháp điều trị trị viêm nha chu bao gồm: làm sạch mặt gốc răng, phẫu thuật lật vạt làm nông độ sâu túi, sử dụng thuốc súc miệng chuyên dụng…, và theo dõi định kỳ với nha sĩ, tuỳ theo mức độ nghiêm trọng bệnh.
  • Ghép xương: Nếu mô xương bị tổn thương nặng, có thể cần phải cắm ghép xương để tái tạo lại xương bị mất, tăng độ bám giữa răng và xương hàm.
  • Điều trị nhiễm trùng xương hàm: Nếu răng lung lay do sâu răng dẫn đến nhiễm trùng xương hàm, có thể sẽ cần phải điều trị lấy tuỷ răng, cắt chóp nạo vét nhiễm trùng xương hàm… để loại bỏ hoàn toàn nhiễm trùng.
  • Nẹp răng: Nếu răng lung lay do chấn thương, Nha sĩ có thể nẹp răng lại một thời gian để răng cứng lại.
  • Nhổ răng lung lay: Trong trường hợp răng bị lung lay quá nặng và không thể giữ được, có thể cần phải nhổ răng và thay thế bằng cấy ghép Implant.
Nẹp răng lung lay do chấn thương
Nẹp răng lung lay do chấn thương

4. Cách phòng ngừa răng nhai bị lung lay

Để phòng ngừa răng nhai bị lung lay, bạn nên thực hiện những biện pháp sau:

  • Vệ sinh răng miệng đúng cách: Chải răng ít nhất 2 lần mỗi ngày, sử dụng chỉ nha khoa và tăm xỉa răng để làm sạch kẽ răng.
  • Thăm khám định kỳ: Thăm khám nha sĩ định kỳ (ít nhất 1 lần/6 tháng) để kiểm tra tình trạng răng miệng và phát hiện sớm các vấn đề.
  • Hạn chế thức ăn đường: Giảm thiểu lượng đường trong chế độ ăn để giảm nguy cơ sâu răng và viêm nha chu.
  • Bảo vệ răng nhai: Sử dụng miếng bảo vệ răng khi chơi thể thao hoặc trong trường hợp có thói quen nghiến răng.

5. Kết luận

Răng bị lung lay là một tình trạng răng miệng phổ biến, có thể gặp ở nhiều lứa tuổi và do nhiều nguyên nhân gây ra. Để làm cho răng lung lay chắc lại, bạn cần được khám và chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh, từ đó đưa ra phát đồ điều trị phù hợp.

Để rõ hơn tình trạng bệnh của mình, bạn có thể đến khám và tư vấn tại Nha Khoa 3T.

NHA KHOA 3T – Địa chỉ điều trị răng lung lay tại TP.HCM

(Tận Tâm-Tiên Tiến-Tin Tưởng)

Hotline: 0913121713

Địa chỉ: Số 6 Nguyễn Cửu Đàm P.Tân Sơn Nhì Q.Tân Phú

Thời gian làm việc: Thứ 2 đến thứ 7: 8h00 – 20h00