MỤC LỤC
Những Thói Quen Xấu Gây Hại Cho Răng Mà Bạn Cần Tránh
Việc chăm sóc và điều trị các bệnh lý răng miệng là điều cần thiết để có một hàm răng khỏe mạnh như mong muốn. Mặc dù việc sinh và chăm sóc răng miệng được chúng ra thực hiện hằng ngày nhưng bên cạnh đó, vẫn có nhiều thói quen không tốt ảnh hưởng xấu trực tiếp đến răng mà mọi người không hay biết. Sau đây là những thói quen bạn cần tránh để có một hàm răng chắc khỏe theo ta đến suốt đời.
-
Đánh răng ngay sau khi ăn
Đánh răng ngay sau khi ăn hoặc uống thức uống có tính axit là một sai lầm lớn của rất nhiều người. Điều này làm tăng nguy cơ mòn răng của bạn. Ngay sau khi ăn hoặc uống thực phẩm chứa nhiều axit, các axit sẽ làm yếu men răng. Do đó, bạn cần chãi răng sau 30 phút, đó là thời gian axit trong miệng đã được trung hòa bởi nước bọt
-
Không quan tâm đến tật nghiến răng hằng đêm
Nghiến răng là một vấn đề nghiêm trọng nếu tiếp tục kéo dài sẽ gây hiện tượng mòn răng, biến dạng cơ mặt. Nếu bạn không biết mình có nghiến răng hay không, hãy thử kiếm tra các dấu hiệu đau hàm, nhức đầu, mỏi cơ mặt vào buổi sáng thức dậy
Nếu gặp phải vấn đề nghiến răng, bạn cần lập tức đến hỏi ý kiến bác sĩ để điều trị và có những biện pháp bảo vệ răng hợp lý
- Đánh răng sai cách và dùng lực quá mạnh
Đánh răng là việc cần thiết và cần được thực hiện thường xuyên liên tục hằng ngày đề giữ vệ sinh răng miệng. Nhưng đánh răng sai cách, chải ngang thay vì chải dọc, dùng lực chải quá mạnh và chải răng sai thời điểm, ngay sau khi ăn lại có tác hại trên răng của bạn, khiến răng mòn đi theo thời gian. Lý tưởng nhất bạn nên chải 3 lần một ngày, một lần vào buổi sáng, một lần sau buổi ăn trưa và một lần trước khi đi ngủ, thời gian chải răng từ 2-3 phút với lực chải nhẹ nhàng.
4.Dùng tăm tre truyền thống
Tăm tre truyền thống có nguy cơ làm thưa răng, gãy gai nướu khiến cho thức ăn càng đọng nhiều sau thời gian dài xử dụng. Do đó, bạn cần thay tăm tre bằng tăm chỉ Nha Khoa
-
Không thay bàn chải đánh răng thường xuyên
Lần cuối cùng bạn thay bàn chải là bao giờ? Không nhớ? Nếu không thay bàn chải thì bạn có chăm sóc răng miệng tốt tới đâu thì cũng không sạch được đâu. Bạn nên thay bàn chải mỗi 3 tháng một lần.
- Đừng bỏ qua lưỡi khi chải răng.
Đánh răng không chỉ giới hạn ở răng, bạn cần vệ sinh lưỡi nữa. Các gờ, rãnh,lông trên lưỡi là nơi trú ngụ của nhiều vi khuẩn. Làm sạch lưỡi giúp hạn chế vi khuẩn tăng sinh gây hại cho răng và lợi
-
Đau răng rồi mới đi khám
Về mặt lâm sàng – bệnh lý ,đa số khi răng bị đau thì sâu răng đã trở lên nghiêm trọng, sâu răng không còn giới hạn ở men răng bên ngoai nữa mà đã xâm lấn gây nhiễm trùng tủy răng bên trong. Khi đó, việc điều trị trở nên phức tạp, mất nhiều thời gian và chi phí. Do đó, đùng để đau mới bi khám răng nhé, hay đến Nha Sĩ ngay khi phát hiện những bất thường đầu tiên.
Xem thêm: Răng đang đau có trám được không?
Trên đây là những thói quen thường gặp khiến răng bạn ngày càng hư hỏng nặng mà mọi người cần lưu ý và quan tâm nhiều hơn. Hãy cải thiện những thói quen này vì một sức khỏe răng miệng toàn diện và lâu dài.
Bác sĩ Phan Xuân Sơn là nha sĩ chuyên môn sâu về phục hình răng sứ thẩm mỹ, cấy ghép Implant và niềng răng-chỉnh nha. Với hơn 10 năm kinh nghiệm giúp mọi người có nụ cười đẹp và khỏe mạnh, Bác sĩ Sơn đã được đông đảo bệnh nhân tin tưởng và đánh giá cao.
Bác sĩ Sơn tốt nghiệp Đại học Y Dược TP.HCM với bằng cấp Bác sĩ Răng Hàm Mặt. Sau đó, Bác sĩ tiếp tục hoàn thành chương trình đào tạo chuyên sâu về chỉnh nha và cấy ghép Implant tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương và Bệnh viện Trung ương Huế. Nhờ chuyên môn và kinh nghiệm dày dặn, Bác sĩ Sơn có thể điều trị nhiều vấn đề nha khoa khác nhau, bao gồm:
Mất răng:
– Mất răng đơn lẻ
– Mất răng toàn hàm
Răng lệch lạc:
– Răng hô
– Răng móm
– Răng khấp khểnh
Sai lệch khớp cắn
Ngoài ra, Bác sĩ Sơn còn có kiến thức sâu rộng về nha khoa tổng quát và có thể cung cấp cho bệnh nhân các dịch vụ nha khoa khác như:
– Khám răng định kỳ và vệ sinh răng miệng
– Tẩy trắng răng
– Trám răng và lấy tuỷ răng
– Nhổ răng thông thường và tiểu phẫu răng khôn